Giải pháp nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho công tác đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 96)

tác đánh giá rủi ro dự án

Thứ nhất, nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng thẩm định và đánh giá rủi ro dự án của cán bộ tín dụng.

Các cán bộ thẩm định có vai trò trung tâm, tham mưu giúp cấp lãnh đạo đưa ra các quyết định tài trợ dự án. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra với các cán bộ thẩm định : Có trình độ chuyên môn về tài chính, ngân hàng, các kiến thức liên quan như kinh tế thị trường, pháp luật, thuế, ngoài ra phải có chuyên môn về thẩm định dự án, kinh tế đầu tư…; có khả năng phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, áp dụng thành thạo các phương pháp thẩm định, có kinh nghiệm trong thẩm định dự án, có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, nhạy bén…

Do vậy ngân hàng cần làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo và tuyển chọn mới nhân sự cho công tác thẩm định tín dụng đối với các dự án vay vốn, được đào tạo bài bản, chính quy, am hiểu về pháp luật, có đạo đức nghề nghiệp tốt, nhanh nhạy trong xử lý thông tin tình huống. Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần có một chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực. Trong chiến lược này cần vạch rõ những yêu cầu về nguồn nhân lực, mục tiêu đào tạo và phương hướng phát triển con người trong công tác thẩm định dự án. Việc đào tạo cán bộ không chỉ chú trọng đào tạo về chuyên môn mà còn trang bị thêm các kiến thức về pháp luật, kinh tế vi mô, vĩ mô … và một số kiến thức cơ bản về các ngành nghề, sản phẩm, thị trường của

dự án mà mình phụ trách.

Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định, khắc phục sự chênh lệch về trình độ cũng như kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ.

Thứ hai, cần có sự phân công phù hợp và hỗ trợ kịp thời đối với các cán bộtrên cơ sở đánh giá năng lực làm việc của từng người.

Như đã phân tích ở trên, nhân sự cho thẩm định chất lượng không đồng đều, do vậy, cần quan sát, chú ý tới năng lực của từng người để phân công công việc cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa những sở trường, lợi thế của từng cá nhân. Bên cạnh đó, những cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm cần có sự hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ trẻ, giúp họ nhanh chóng thích nghi với công việc và đạt được kết quả tốt.

Thứ ba, phải có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ thẩm định và đánh giá rủi ro nói riêng, cán bộ ngân hàng nói chung

Các cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng luôn phải đối mặt với áp lực công việc rất lớn, khối lượng công việc đồ sộ, chưa kể đến những rủi ro nghề nghiệp khác. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho việc hoàn thành công việc của họ.

Để khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng, ngân hàng cần áp dụng khung lương cao hơn so với các cán bộ làm những công việc ít áp lực hơn như giao dịch viên, kế toán,… và xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng để xác định mức độ khen thường hợp lý cho từng nhân viên. Có như vậy ngân hàng mới thu hút và giữ chân được người tài.

Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên ngân hàng là giải pháp tốt và là cơ sở để ngân hàng phát triển trong dài hạn, không chỉ tác động tích cực đến công tác đánh giá rủi ro mà còn với mọi hoạt động khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 96)