Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 83)

Về nội dung đánh giá rủi ro

Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng dần có sự cải thiện. Nếu như trước đây, đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án hầu như chỉ chú trọng đến hiệu quả tài chính của dự án thì đến nay, các nội dung thẩm định đã được chú trọng hơn, bao quát lên tất cả các khía cạnh của dự án: Tính khả thi về mặt pháp lý của dự án, sự đảm bảo về thị trường đầu ra, các vấn đề kinh tế-xã hội có liên quan đến dự án…

Với đặc thù các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện thường nhỏ nhưng khá đa dạng về loại hình kinh doanh cũng như sản phầm, đối tượng vay vốn của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Ứng Hòa chủ yếu phục vụ cho những đối tượng như cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, có vòng đời sinh trưởng và phát triển khác nhau. Do vậy công tác thẩm định đòi hỏi quy trình kĩ thuật phức tạp và nội dung áp dụng riêng cho từng loại đối tượng. Một số loại hình kinh doanh khác như kinh doanh nhà hàng, các dịch vụ giải trí thì lại chú trọng thẩm định ở các nội dung khác. Như vậy, chất lượng thẩm định các nội dung của dự án đang ngày càng có sự phù hợp và được chú trọng hơn ở những khía cạnh cần thiết.

Về phương pháp đánh giá rủi ro

Phương pháp đánh giá rủi ro được sử dụng ở ngân hàng được kết hợp với nhau khi thẩm định dự án đầu tư, các phương pháp này ngày càng được sử dụng một cách khoa học và hợp lý, loại bỏ sớm được các dự án không đủ tiêu chuẩn, tiết kiệm thời gian và chi phí của ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn được nguồn vốn được sử dụng.

Về công tác tổ chức đánh giá rủi ro

Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng. Quy trình thẩm định nếu được thực hiện đúng và đầy đủ sẽ khá phức tạp và đòi hỏi trình độ tổ chức nhân sự khoa học và hợp lý. Với những yêu cầu như vậy, phòng tín dụng Chi nhánh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa đã làm khá hợp lý và có được sự tiến bộ nhất định:

- Thẩm định dự án vay vốn đã được thực hiện theo trình tự, từ khâu tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các điều kiện vay vốn, thẩm định khách hàng và thẩm định dự án, lập tờ trình thẩm định và ra quyết

định cho vay vốn. Quy trình này được áp dụng thống nhất, đồng bộ trong ngân hàng.

- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình thẩm định, có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, phân vùng đối với các dự án theo địa phương, tạo sự nhanh chóng, thuận lợi cho việc quản lý tín dụng cũng như lưu trữ hồ sơ.

- Cán bộ tín dụng có tác phong nhanh nhẹn, xử lý công việc nhanh chóng,

kịp thời, có thái độ tốt với khách hàng, … do đó, phần nào tạo được uy tín, sự tin cậy đối với khách hàng

- Công tác kiểm tra giám sát luôn được chú trọng để đảm bảo sự tuân thủ

pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy trình cho vay. Sau quá trình thẩm định, các cán bộ tín dụng luôn phải trình lên trưởng phòng để xem xét lại và kiểm tra. Do đó chất lượng thẩm định cũng được đảm bảo.

Về phương tiện, trang thiết bị

Với những trang bị hiện đại như hệ thống máy tính nối mạng, điện thoại, các thiết bị, phần mềm chuyên dụng được Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây cung cấp, các cán bộ thẩm định có thể dễ dàng trong việc liên hệ, thu thập các thông tin cần thiết về dự án ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, nhằm đánh giá khách quan về các nội dung thẩm định và đưa ra được những quyết định chính xác hơn.

Về cán bộ đánh giá rủi ro

Ban lãnh đạo ngân hàng xây dựng những định hướng, chỉ đạo một hệ thống nhân sự làm việc năng động và có hiệu quả.

Cán bộ thẩm định tại ngân hàng là những cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên, với đông đảo cán bộ làm việc lâu năm, có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm trong thẩm định dự án, có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng công tác thẩm định

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần học hỏi và say mê tìm tòi, trau dồi kỹ năng chuyên môn của mình, họ chính là đội ngũ hỗ trợ tích cực cho công tác thẩm định vàcó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư trong tương lai.

NHNo&PTNT Ứng Hòa luôn chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ và nâng cao nghiệp vụ thẩm định, tổ chức các buổi họp, các buổi tập huấn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm của các cán bộ trong ngân hàng, để nhằm cải tiến và nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ, cập nhật những quy định, quy chế mới trong ngành…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 83)