Phương pháp đánh giárủi ro dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 56)

Ngân hàng đánh giá rủi ro dự án thông qua phương pháp định lượng rủi ro. Định lượng rủi ro là một quá trình đánh giá các rủi ro đã được nhận diện thông qua việc phân tích, lượng hóa rủi ro bằng các số liệu cần thiết, nhằm đưa ra quyết định cho vay đối với dự án vay vốn tại ngân hàng. Đánh giá rủi ro được tiến hành từ lúc bắt đầu dự án cho tới khi dự án kết thúc, do vậy phân tích định lượng cũng được tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá trình dự án, do đó các kĩ thuật phân tích định lượng cũng cần được sử dụng khi phân tích rủi ro.

Phương pháp lượng hóa rủi ro được sử dụng tại Chi nhánh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa là phân tích độ nhạy của dự án.

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án ( lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan. từ đó tìm ra yếu tố có tác động mạnh nhất, để đưa ra giải pháp đánh giá rủi ro hiệu quả và hợp lý.

Ngân hàng và bản thân doanh nghiệp luôn muốn dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế chắc chắn trong mọi điều kiện, tuy nhiên dự án đầu tư luôn có tính bất định. Việc phân tích độ nhạy cho phép xác định được hiệu quả dự án khi có rủi ro xảy ra, giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tối ưu, giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay dự án với độ an toàn cao nhất.

•Các bước phân tích độ nhạy

- Bước 1: Tiến hành phân tích tài chính dự án trong điều kiện dự án hoạt động bình thường

- Bước 2: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cần phân tích. Ví dụ như sự thay đổi của lãi suất, vốn đầu tư, giá cả đầu vào…

tiêu được sử dụng như NPV, lợi nhuận, IRR …

- Bước 4: Tăng ( giảm ) các yếu tố có ảnh hưởng đến dự án theo cùng một tỉ lệ %. Tỉ lệ % thay đổi này được xác định theo hành vi quá khứ hoặc dự kiến ở tương lai của các nhà chuyên môn, và nó có thể thay đổi theo từng thời kì.

- Bước 5: Tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính với mức thay đổi

- Bước 6: So sánh với phương án cơ sở để kết luận về nhân tố ảnh hưởng

mạnh nhất tới hiệu quả dự án. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án càng nhạy cảm với yếu tố đó.

•Ví dụ: Khi quan sát sự thay đổi của chỉ tiêu IRR do sự thay đổi của các yếu tố : vốn đầu tư ban đầu, chi phí khả biến, giá cả sản phẩm, ta có kết quả tính toán như sau:

Các yếu tố thay đổi IRR % Thay đổi của IRR

Không đổi 18,2 0

Vốn đầu tư tăng 10% 17,5 -3,84

Chi phí khả biến tăng 10% 16,3 -10,43

Giá cả sản phẩm giảm 10% 14,5 -20,32

Như vậy IRR nhạy cảm nhiều nhất với giá cả sản phẩm rồi đến chi phí khả biến. Do đó, khi thẩm định dự án cần quan tâm đến hai vẫn đề này.

2.2.6. Ví dụ mình họa về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án “ Nâng

cao năng lực kinh doanh thép thương mại của hộ kinh doanh.” tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ứng Hòa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 56)