Nội dung đánh giárủi ro dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 60)

2.2.6.4.1. Đánh giá rủi ro khách hàng

Căn cứ pháp lý đánh giá rủi ro khách hàng

•Hồ sơ pháp lý của hộ kinh doanh cá thể Thọ Xuân - Sổ hộ khẩu mang tên chủ hộ Bùi Văn Thọ

- Chứng minh thư nhân dân mang tên ông Bùi Văn Thọ và vợ là bà Vũ Thị Xuân

- Giấy đăng kí kinh doanh hộ kinh doanh cá thể số 03:03603

•Bản kê tài sản nắm giữ

•Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bình quân tháng

Nhận diện rủi ro về khách hàng

Dựa trên những căn cứ đánh giá rủi ro khách hàng trên cùng với bảng tổng hợp những dấu hiệu nhận diện rủi ro của Ngân hàng, cán bộ tín dụng đã rà soát và kiểm tra từng nội dung một cách cụ thể:

•Năng lực pháp lý của chủ đầu tư

- Các căn cứ giấy tờ trong hồ sơ khách hàng đầy đủ theo quy định - Các thông tin trên giấy tờ là hợp lý, ăn khớp với nhau

- Giấy đăng kí kinh doanh còn hiệu lực

Bảng 2.9: Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư

Tên khách hàng Hộ kinh doanh cá thể - Bùi Văn Thọ

Ngày thành lập 10/03/2006

Số ĐKKD 03:03603

Vôn đăng kí 600,000,000 đồng

Địa chỉ TT Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

đặc vuông, nẹp, tôn tấm, dây gai …

( Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ứng Hòa) (Một số thông tin bổ sung về chủ đầu tư xem tại bảng 1.1 – Phụ lục )

•Năng lực về quản trị điều hành kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh – Người điều hành kinh doanh chính là ông Bùi Văn Thọ ( sinh năm 1967) và vợ là bà Vũ Thị Xuân ( sinh năm 1969).

Năm 2001-2005, gia đình ông Thọ mở lò gạch để sản xuất gạch xây dựng và kinh doanh một số loại vật liệu xây dựng. Sau một thời gian, gia đình ông Thọ tích lũy được số vốn kha khá, đồng thời nhận thấy rằng thị trường gạch xây dựng đã bão hòa ( do trên địa bàn huyện đã có một số xí nghiệp sản xuất gạch cạnh tranh)và công việc sản xuất gạch khá vất vả. Năm 2006, vợ chồng ông Thọ quyết định chuyển hướng sang kinh doanh ngành thép.

Đối với việc quản lý kinh doanh, vợ chồng ông Thọ trực tiếp ghi chép sổ bán hàng, hóa đơn bán hàng, sổ nhập hàng và tổng hợp tình hình kinh doanh, cân đối các khoản doanh thu, chi phí. Doanh thu bình quân hàng tháng đạt gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, xây dựng được nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định với các đối tác khác thông qua uy tín trong quan hệ kinh doanh.

Tuy nhiên trên đây chỉ là những thông tin do chính chủ hộ kinh doanh cung cấp, chưa có căn cứ để chứng minh => Rủi ro về năng lực quản trị điểu hành kinh doanh.

•Rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư

Cán bộ thẩm định đã đánh giá xem xét các chỉ tiêu tài chính của HKD thông qua tài sản nắm giữ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, từ đó cán bộ thẩm định tiến hàng kiểm tra và tính toán lại các chỉ tiêu tài chính và đưa ra một số nhận xét như sau:

Về tài sản hiện nắm giữ: Ngoài những vật dụng thiết yếu trong gia đình, gia đình ông Thọ hiện đang nắm giữ 5 tài sản có giá trị lớn bao gồm 2 tài sản là động sản và 3 tài sản là bất động sản, bao gồm:

- Động sản 2: Xe máy nhãn hiệu Honda Lead, trị giá khoảng 30 triệu đồng.

- Bất động sản 1: Căn nhà gia đình ông Thọ đang sinh sống, có giá trị thị trường ước tính khoảng 4,9 tỷ đồng.

- Bất động sản 2: Mảnh đất gia đình ông Thọ dự định thế chấp để vay vốn tại NHNo&PTNN huyện Ứng Hòa có giá trị khoảng 3 tỷ đồng

- Bất động sản 3: Thửa đất có diện tích 67,6 m2, giá trị thị trường khoảng 3,7 tỷ đồng

 Tổng giá trị tài sản là bất động sản khoảng 11,6 tỷ đồng

Về thu nhập chính của hộ kinh doanh: chủ yếu từ công việc kinh doanh. Hộ kinh doanh Thọ Xuân có 1 sổ bán hàng ghi chép doanh thu bán hàng của 55 khách hàng lẻ, có 4 sổ bán hàng ghi chép của 4 khách hàng truyền thống và ngoài ra còn có các hóa đơn ghi chép các khách hàng bán lẻ được trả chậm một phần giá trị nhập hàng.

Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bình quân tháng được tổng hợp của HKD Thọ Xuân

Bảng 2.10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bình quân tháng

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ( Doanh thu bình quân tháng)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.815.735.625

2 Giá vốn hàng bán 1.679.894,.382

3 Chi phí 69.999.900

Lương nhân viên 9.000.000

Chi phí thuê cửa hàng 6.000.000

Chi phí gốc và lãi vay tại các nguồn khác 51.999.900

Chi phí thuế và chi phí khác 3.000.000

4 Lợi nhuận 65.841.243

( Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ứng Hòa)

Tổng tài sản tính đến hết tháng 6/2012 là 3,887,660,000 đồng, bao gồm toàn bộ là tài sản ngắn hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Một số khoản mục chính trong tổng tài sản:

- Khoản phải thu: Khoản phải thu tính đến 30/06/2012 là 801,720,000 đồng, có 3 khoản phải thu có số dư lớn là các xưởng ở Tế Tiêu : 120 triệu đồng, Trầm Lộng : 153 triệu đồng, Hòa Nam: 129 triệu đồng. Đây là các khách hàng truyền thông của cửa hàng Thọ Xuân, được trả chậm theo phương thức gối đầu từ 30 đến 45 ngày.

Hàng tồn kho: Hiện tại hàng tồn kho chiếm một tỷ trong lớn trong cơ cấu tài sản của HKD Thọ Xuân.

Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toán của hộ kinh doanh

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN ( ĐV: VNĐ)

TÀI SẢN 3.887.660.000

I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.887.660.000

1 Tiền 100.000.000

2 Các khoản phải thu 801.720.000

3 Hàng tồn kho 2.985.940.000 4 Tài sản lưu động khác 0 II Tài sản cố định 0 NGUỒN VỐN 3.887.660.000 I Nợ phải trả 1.636.000.000 1 Nợ ngắn hạn 1.000.000.000 2 Nợ dài hạn 636.000.000 II Nguồn vốn chủ sở hữu 2.251.660.000 1 Vốn kinh doanh 2.251.660.000 2 Vốn khác 0

( Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ứng Hòa)

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ 1 tháng đến 3 tháng. Tỷ lệ hàng tồn kho phải luôn giữ ở một mức phù hợp nhất định đối với tất cả các mặt hàng để phục vụ việc bán lẻ cho khách hàng.

( Chi tiết về hàng tổn kho xem bảng 1.2 – Phụ lục)

Cũng căn cứ vào bảng cân đối kế toán, cán bộ thẩm định xem xét tình hình nguồn vốn của dự án. Tổng nguồn vốn của hộ kinh doanh là 3,887,660,000 đồng. Trong đó:

- Khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng VIB – Chi nhánh

Ứng Hòa với 2 khoản vay:khoản vay trung hạn, số tiền 1 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng, tính đến thời điểm xét duyệt hồ sơ vay vốn dư nợ thực tế là 636 triệu đồng và khoản vay theo hạn mức tín dụng là 1 tỷ đồng theo 2 lần nhận nợ, mỗi lần nhận nợ là 500 triệu đồng.

- Nợ phải trả: Không có nợ phải trả do thanh toán ngay sau khi đã nhận hàng đầy đủ

- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu hiện nay là vốn tự có của gia đình ông

Thọ

Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là thông tin được cung cấp từ khách hàng, chưa có thẩm định và đánh giá khách quan từ phía ngân hàng => Rủi ro do số liệu có thể không sát với thực tế

•Rủi ro về tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư

- Về cơ sở kinh doanh: Trụ sở kinh doanh của dự án được đặt tại thị trấn Vân Đình, là đầu mối giao thương trên toàn huyện Ứng Hòa

Cửa hàng thép Thọ Xuân có mặt tiền rộng 9m, nằm trên mặt đường nên rất thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán, cũng như thuận tiện cho việc đỗ ô tô để xuất hàng hoặc nhập hàng. Cửa hàng có tổng diện tích sử dụng là 75 m2. Cửa hàng được thuê từ người quen của ông Thọ nên không có hợp đồng thuê, hàng tháng ông Thọ trả tiền thuê 6 triệu đồng/ tháng.

Thiếu căn cứ chứng minh => Rủi ro do số liệu thu chi có thể không chính xác

- Về quy trình sản xuất, kinh doanh cơ bản:

Chu trình 1: Nhập hàng => lưu kho => bán hàng => thu tiền

Chu trình này được áp dụng cho khách hàng bán lẻ và lượng hàng tổn kho phải để với tỷ lệ nhất định để sẵn có khi khách hàng đến mua hàng

Chu trình 2: Nhận đơn hàng => Nhập hàng => bán hàng.

Chu trình này được áp dụng cho các khách hàng lấy hàng với khối lượng lớn và là các khách hàng truyền thống của Thọ Xuân.

- Nguồn cung đầu vào:

Thọ Xuân nhập thép tại các làng nghề thép: Phùng Xá – Thạch Thất, Đa Hội – Bắc Ninh và các đại lý thép cấp I – Hòa Phát tại địa bàn Hà Nội

Do cửa hàng đã xây dựng được nhà cung cấp ổn định nên ông Thọ thường đặt hàng qua điện thoại và nhà cung cấp chở đến tận nơi nên đỡ tốn kém chi phí vận chuyển.

Phương thức thanh toán: Toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt ngay khi nhận đủ hàng. Không có công nợ phải trả, số ngày trả bình quân bằng không

- Đầu ra:

Cách thức bán hàng: Kinh doanh thương mại thuần túy, chủ yếu bán lại cho các xưởng cơ khí và các nhà thầu xây dựng trên địa bàn huyện.

55 khách hàng thường xuyên khác.

Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt. Đối với khách hàng bán lẻ thông thường thanh toán ngay sau khi giao hàng, còn đối với khách hàng thường xuyên thì được trả gối đầu trong vòng từ 30-45 ngày.

Các thông tin về quy trình kinh doanh, đầu vào, đầu ra cũng cần xác minh để nhận diện rủi ro có thể xảy ra.

Phân tích và đánh giá rủi ro khách hàng

Ra soát toàn bộ thông tin và những rủi ro có thể xảy ra ở phần trên, cán bộ tín dụng tiếp tục phân tích và đánh giá rủi ro dựa trên những thông tin đã xác minh và thu thập được. Cụ thể:

•Năng lực pháp lý của chủ đầu tư

Qua xem xét và đối chiếu các thông tin trên hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định thấy rằng:

- Hồ sơ pháp lý của hộ kinh doanh là đầy đủ, hợp pháp, có đăng kí kinh doanh loại hình hộ kinh doanh cá thể, hoạt động theo pháp luật Việt Nam

- Hoạt động kinh doanh thực tế phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh

- Chủ hộ kinh doanh có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

•Năng lực về quản trị điều hành kinh doanh

Mặc dù thiếu các căn cứ chứng minh năng lực quản trị điều hành kinh doanh của HKD Thọ Xuân nhưng qua phỏng vấn và điều tra thông tin từ các hộ dân liền kề cơ sở kinh doanh, cán bộ tín dụng đã xác minh được thông tin về quá trình kinh doanh của khách hàng. Hai vợ chồng ông Thọ đã có kinh nghiệm 6 năm trong nghề kinh doanh thép, có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành cơ sở kinh doanh của mình, nhạy bén và có uy tín trong kinh doanh.

•Rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư

Cán bộ thẩm định đã đánh giá xem xét các chỉ tiêu tài chính của HKD thông qua tài sản nắm giữ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, từ đó cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra và tính toán lại các chỉ tiêu tài chính

Về tài sản hiện nắm giữ: Ước tính của cán bộ tín dụng về tài sản hiện nắm giữ của khách hàng khá tương đương đối với ước tính của khách hàng, với tổng giá trị bất động sản khoảng 11 tỷ đồng và giá trị động sản khoảng 100 triệu đồng.

 Như vậy HKD sở hữu tài sản có giá trị lớn và sự độc lập về tài chính

cao.

Về thu nhập chính của hộ kinh doanh: Dựa vào các số liệu được cung cấp, cán bộ tín dụng đã tổng hợp và phân tích tình hình doanh thu, chi phí của dự án kinh doanh :

- Về doanh thu: Theo sổ sách tổng hợp được, doanh thu tháng 4/2012: 2.168.233.057 đồng, tháng 5/2012: 1.790.846.000 đồng, tháng 6/2012: 1.488.127.800 đồng. Doanh thu bình quân tháng đạt 1.815.735.625 đồng.

- Về giá vốn: Theo phỏng vấn khách hàng, căn cứ vào hóa đơn đầu ra, đầu

vào khách hàng cung cấp, và giá tham khảo tại thời điểm mua bán, cán bộ thẩm định đã tính toán được tỷ suất lợi nhuận bình quân là 6,49%

( Chi tiết về tỷ suất lợi nhuận của các mặt hàng xem bảng 1.3 – Phụ lục)

Như vậy, giá vốn hàng bán chiếm 100 % – 6,49% = 93,51% doanh thu. Tỷ lệ lợi nhuận cũng khá cao, cho thấy khả năng sinh lời của công việc kinh doanh là tương đối tốt.

- Về chi phí: Cửa hàng Thọ Xuân có 2 nhân viên làm việc bốc xếp tại cửa

hàng, mức lương hưởng là 4.500.000 đồng/tháng, tiền thuê cửa hàng là 6.000.000 đồng/tháng. Chi phí gốc, lãi vay tại các nguồn khác và các chi phí khác ước tính khoảng 55 triệu đồng

 Tổng chi phí hàng tháng của cửa hàng: 70.000.000 đồng

- Lợi nhuân ròng: Sau khi tổng hợp các khoản doanh thu, chi phí , tính ra lợi nhuận ròng là 65.841.243 đồng.

Sau khi phân tích, đánh giá, cán bộ thẩm định đưa ra nhận xétmức lợi nhuận này phù hợp với đặc thù kinh doanh của khách hàng và phù hợp với mức độ tích lũy tài sản của gia đình. Mặc dù nửa đầu năm 2012 doanh thu của cửa hàng có sự giảm sút, tuy nhiên vẫn đạt mức cao trung bình 1.815.735.625 đồng/tháng, với lợi nhuận thu được vẫn đạt xấp xỉ 66 triệu đồng/ tháng. Như vậy chủ đầu tư có đảm bảo về năng lực tài chính cho hoạt động kinh doanh, thỏa mãn điều kiện vay vốn.

Về tình hình tài sản, nguồn vốn: Số liệu tại bảng cân đối kế toán của HKD Thọ Xuân cho thấy nguồn vốn của chủ đầu tư được hình thành chủ yếu từ vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả và tài sản đơn thuần là tài sản lưu động với tỷ trọng hàng tồn kho lớn. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn này tương đối phù hợp với đặc thù của kinh doanh thương mại.

Theo tính toán của cán bộ tín dụng, tỷ lệ vốn vay ngân hàng của HKD này chiếm 42% trong tổng nguồn vốn, đây được đánh giá là tỷ lệ an toàn trong tín dụng.

•Rủi ro về tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư

- Về quy trình sản xuất kinh doanh cơ bản: Cán bộ tín dụng nhận định và đánh giá về chu trình thực hiện kinh doanh thương mại của cửa hàng là khá linh hoạt và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Về nguồn cung đầu vào: Cán bộ ngân hàng tiến hành điều tra, xác minh thông tin về nguồn cung đầu vào của dự án và rút ra kết luận rằng dự án có nguồn

cung đầu vào ổn định

- Về đầu ra sản phẩm và thị trường kinh doanh:

Các cán bộ thẩm định đánh giá về sản phẩm của dự án, là các loại thép chữ U, V, I, hộp, thép tròn đặc, đặc vuông, tấm nẹp, tấm tôn, dây gai…và nghiên cứu các thị trường chính cho sản phẩm (bán buôn, bán lẻ cho các xưởng cơ khó, các hộ dân và một số chủ thầu xây dựng nhà dân tại địa bàn huyện Ứng Hòa và một số vùng lân cận) và có nhận định khá tích cực về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của HKD, cụ thể : cửa hàng thành lập được 6 năm nên mặt hàng đầy đủ, đáp ứng được số lượng lớn về khối lượng cũng như về mặt hàng, với giá cả cạnh tranh, đảm bảo chất lượng.

Xu hướng của thị trường về thép ngày càng cao vì nhu cầu xây dựng sử dụng thép như cửa sắt, mái tôn, cầu thang, nhà tiền chế… trong các công trình xây dựng tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện là rất lớn và có xu hướng tăng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w