Giải pháp hoàn thiện nội dung đánh giárủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 90)

Như đã phân tích ở trên, nội dung đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án còn mang nặng tính hình thức và còn sơ sài. Do đó cần phải có sự quan tâm thỏa đáng và bao quát toàn bộ các nội dung và khía cạnh của dự án, không chỉ chú trọng riêng về khía cạnh tài chính và khả năng hoàn vốn, do dự án có thể bị tác động bởi tổng hợp rất nhiều yếu tố. Cụ thể một số giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định và đánh giá rủi ro như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác thu thập thông tin về tư cách pháp lý, tiềm lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh về khách hàng vay vốn.

đến các điều kiện pháp lý, tài chính mà khách hàng cần có để thực hiện khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên không phải tất cả các điều kiện đó đều được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, một số nội dung còn bị bỏ qua hoặc xem xét một cách thiếu toàn diện, gây ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đôi khi khách hàng vì mục đích vay vốn mà làm đẹp báo cáo tài chính trong khi tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh không đạt được mức đó, khiên cho cán bộ thẩm định đánh giá sai về tính khả thi của dự án, ra quyết định sai, gây tổn thất cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc xác thực và thu thập thông tin chính xác có thể giúp giải quyết vấn đề rủi ro này, nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro thẩm định.

Thứ hai, chú trọng phân tích dự án trên nhiều khía cạnh, đồng thời cũng phải phân tích có trọng tâm trọng điểm

Bao quát tất cả các khía cạnh của dự án để nhận diện các nguy cơ gây rủi ro cho dự án và có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Tuy nhiên, với điều kiện chi nhánh còn nhiều hạn chế về nguồn lực, rất khó có thể bao quát một cách sâu sắc, toàn diện. Vì vậy giải pháp cho vấn đề này là ngân hàng cần bao quát chung ở nhiều mặt và nên đi sâu phân tích ở những khía cạnh quan trọng, dễ nảy sinh rủi ro. Cụ thể như sau:

- Tăng cường công tác thu thập thông tin cho đánh giá rủi ro thị trường dự án

Thị trường là yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án. Để đánh giá rủi ro khi thẩm định khía cạnh này, ngân hàng cần tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin liên quan đến mức cung và cầu sản phẩm dự án trên thị trường hiện nay, biến động của giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm… Những thông tin này cần phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ khải thác từ báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án do chủ đầu tư cung cấp.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc đánh giá tính khả thi về khía cạnh kỹ thuật của dự án.

Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, tính chất kỹ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên không vì thế mà có thể xem nhẹ khía cạnh này trong thẩm định dự án. Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định khía cạnh kỹ thuật, ngân hàng nên phối hợp và thuê các chuyên gia trong từng lĩnh vực để hỗ trợ các cán bộ thẩm định, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Các cán bộ thẩm định cần chú ý tới từng nội dung chi tiết trong tổng vốn đầu tư, tính toán và kiểm tra một cách có hệ thống nhằm đảm bảo sự chính xác, hợp lý của từng nội dung. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, rà soát các nguồn vốn huy động của dự án cũng là vấn đề quan trọng, bao gồm cả vốn vay và vốn tự có của dự án, cần có những đánh giá khái quát về khả năng huy động vốn tự có của chủ đầu tư, tránh tình trạng thiếu chủ động về vốn khi dự án đi vào hoạt động, gây rủi roc ho ngân hàng.

Về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, ngân hàng vẫn chưa có sự thống nhất cao mà phụ thuộc nhiều vào cán bộ thẩm định. Vì vậy, nên có sự thống nhất về hệ thống chỉ tiêu tài chính. Một số chỉ tiêu quan trọng cần có như sau: NPV ( giá trị hiện tại thuần), IRR ( Tỷ suất hoàn vốn nội bộ), T ( thời gian thu hổi vốn đầu tư), nguồn và khả năng trả nợ của dự án … Thống nhất lại hệ thống chỉ tiêu sẽ giúp cán bộ thẩm định thuận tiện và có định hướng trong việc tính toán.

Thứ ba, đưa ra danh mục cụ thể các tiêu chí để đánh giá rủi ro tài sản đảm bảo

Do những dự án vay vốn tại ngân hàng thường là những dự án quy mô không lớn, do đó ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến việc đánh giá rủi ro tài sản đảm bảo. Hơn nữa, cán bộ chưa đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong định giá tài sản, gặp khá nhiều khó khăn trong công tác này. Ngân hàng cần thống nhất một quy chuẩn, phân loại tài sản đảm bảo theo một số dạng như: Bất động sản, động sản, các loại giấy tờ có giá, tài sản vô hình, … để dễ đánh giá và quản lý, đồng thời cũng cần bồi dưỡng thêm cho cán bộ thẩm định các kiến thức cần thiết về định giá tài sản, thẩm định giá trị còn lại tài sản hữu hình, nhằm đưa ra kết luận có căn cứ, chính xác về rủi ro tài sản đảm bảo.

Cán bộ thẩm định cần xem xét hồ sơ đảm bảo tiền vay của khách hàng, các căn cứ, giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sở hữu của chủ đầu tư về các tài sản đã được thế chấp.

- Nếu thế chấp bằng chính dự án, cần phải xác định rõ tài sản và cơ sở pháp lý để ngân hàng có thể phát mãi được tài sản và tiền phát mãi đó đủ để trả nợ vay của khách hàng

- Giá trị tài sản thế chấp được xác định chỉ gồm phần vật chất vì phần phi vật chất không thể phát mãi được. Cũng cần tính toán đến rủi ro về giá của các tài sản

đó trong tương lai để có dự tính giá trị phù hợp.

- Căn cứ vào những phân tích, đánh giá rủi ro về các khía cạnh như trên một cách khách quan, cán bộ thẩm định có thể đánh giá được sự ảnh hưởng và mức độ của các loại rủi ro của dự án vay vốn, từ đó có những biện pháp phù hợp để giải quyết và kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 90)