Phân tích và đánh giárủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 44)

Sau quá trình nhận diện và phân loại rủi ro dựa vào các dấu hiệu như trên, các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích và đánh giá các loại rủi ro. Để thực hiện quá trình này một cách có hiệu quả, các cán bộ thẩm định của chi nhánh tính toán các chỉ tiêu cụ thể, và có những căn cứ xác thực, hợp pháp để làm bản lề cho việc đánh giá, bao gồm:

- Đánh giá lại mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính dự án, dòng tiền khi có rủi ro xảy ra,

- Đánh giá lại tính khả thi của dự án;

- Xác định mối quan hệ nhân quả dẫn đến rủi ro

2.2.4.2.1. Phân tích và đánh giá rủi ro khách hàng

Thông thường, rủi ro về phía khách hàng xảy ra tại Chi nhánh NHNo&PTNT Ứng Hòa xuất phát từ những khách hàng đi vay vốn lần đầu do chưa hiểu biết về thủ tục, giấy tờ và quy định về vay vốn của Ngân hàng. Hơn nữa, với đặc điểm huyện thuần nông, người vay vốn hầu hết là nông dân, hiểu biết về các quy định này vẫn còn rất hạn chế, điều này gây ra rủi ro về khách hàng là khá lớn so với địa bàn khác.

Rủi ro về khách hàng chủ yếu là rủi ro liên quan đến tư cách pháp lý của khách hàng, phân tích và xem xét kĩ lưỡng hồ sơ của khách hàng để đảm bảo sự đầy đủ các loại giấy tờ, tính tin cậy về thông tin, nếu thiếu hồ sơ giấy tờ thì sẽ có những bất lợi gì xảy ra, hoặc với khả năng tài chính của chủ đầu tư thì mức độ đảm bảo vốn cho dự án cao hay thấp, …

Tổng hợp từ những dự án vay vốn trước đó của ngân hàng, các cán bộ đã khái quát mức độ rủi ro về khách hàng đã xảy ra tại NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa như sau:

Bảng 2.5: Xác suất xảy ra rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa

STT Dấu hiệu nhận biết

Mức độ xảy ra rủi ro

(%) I Rủi ro về tư cách pháp lý của khách hàng

1 Thiếu các căn cứ pháp lý, giấy tờ trong hồ sơ khách hàng

theo quy định 85%

2

Thông tin ghi trên hồ sơ khách hàng không chính xác, không hợp lệ, chưa được cập nhật kịp thời hoặc không khớp với

nhau 45,2%

3

Khách hàng vay vốn là đơn vị trực thuộc đơn vị khác nhưng không có giấy ủy quyền vay vốn hoặc con dấu, chữ ký kèm

theo 33,7%

4 Giấy đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề hết hiệu

lực 35,8%

II Rủi ro về năng lực quản trị điều hành

5 Thiếu hợp đồng thuê quản lý trong trường hợp khách hàng

không tự điều hành sản xuất kinh doanh 12%

6 Khách hàng không cung cấp thông tin về ban quản trị dự án

hoặc người đứng đầu doanh nghiệp 76,7%

III Rủi ro về năng lực tài chính của khách hàng

7 Số liệu, chỉ tiêu tài chính, thu nhập không sát thực tế 80,1%

8 Các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời của

hoạt động kinh doanh thấp 52% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Hệ số về cơ cấu vốn và tài sản không hợp lý 27%

10 Báo cáo tài chính không đầy đủ 78,5%

11 Khách hàng có các khoản vay quá hạn hoặc nợ phải thu tại

Ngân hàng 41,6%

12 Khách hàng có những khoản thanh toán/ khoản phải thu có

giá trị lớn hơn 5 tỷ 15%

13 Việc xác định nguyên giá TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ

không phù hợp với quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế

toán về phương pháp trích khấu hao TSCĐ

14 Khách hàng có nợ vay đối với các TCTD khác 66,2%

15 Khách hàng có khoản lỗ bất thường so với kì kinh doanh

trước đó 29%

IV Rủi ro về tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư

16 Ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh và ngành nghề

kinh doanh hiện tại không ăn khớp với nhau 20,3%

17 Ngành nghề kinh doanh nằm trong giới hạn tín dụng của

ngân hàng

10,2%

( Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa)

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng một số rủi ro thường xảy ra đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng là:

- Rủi ro về năng lực pháp lý do thiếu các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý. Như đã đề cập ở trên, rủi ro này xảy ra do trình độ nhận thức và hiểu viết về các quy định của ngân hàng trong hoạt động tín dụng của người dân còn nhiều hạn chế.

- Rủi ro do thiếu thông tin về người đứng đầu doanh nghiệp hoặc ban quản trị điều hành dự án. Rủi ro này là do khách hàng khi làm hô sơ vay vốn thường bỏ qua việc cung cấp các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn, hoặc các thông tin về kinh nghiệm. Hơn nữa, việc xác minh các thông tin này cũng khá khó khăn đối với cán bộ ngân hàng, dẫn đến mức độ rủi ro khá cao.

- Rủi ro về số liệu các báo cáo tài chính. Đối với khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình, nguồn thu nhập và tình hình tài chính thường khá nhỏ lẻ, thiếu tập trung, dẫn đến hệ quả là khách hàng thường kê khai thu nhập lớn hơn thực tế để đảm bảo một số chỉ tiêu tài chính. Hay như đối với doanh nghiệp, họ cũng làm cho báo cáo tài chính đẹp để đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng. Việc này dẫn đến nguồn số liệu được cung cấp cho ngân hàng thiếu chính xác, không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính, gây nguy cơ rủi ro cao.

- Ngoài ra còn một số rủi ro thường gặp khác như khách hàng có nợ vay tại các TCTD khác, các khoản nợ, các khoản phải trả …

2.2.4.2.2. Phân tích và đánh giá rủi ro dự án vay vốn

rủi ro khách hàng do có nhiều đánh giá định tính. Vì vậy, mặc dù dựa trên các dấu hiệu nhận diện rủi ro, cán bộ ngân hàng cũng khó có thể đưa ra được xác suất xảy ra từng loại rủi ro là bao nhiêu mà chỉ có thể đưa ra mức độ thường xuyên của các rủi ro.

Bảng 2.6: Mức độ xảy ra rủi ro đối với dự án vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa

STT Dấu hiệu nhận diện Mức độ xảy ra rủi ro Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít xảy ra I Rủi ro về hồ sơ dự án được lập

( báo cáo nghiên cứu khả thi)

1 Rủi ro khâu lập dự án x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Rủi ro liên quan đến dự báo sử

dụng nguồn lực x

3 Rủi ro pháp lý về hồ sơ dự án x

II Rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện dự án

4 Rủi ro về chính sách pháp chế x

5 Rủi ro về thị trường, thu nhập,

thanh toán x

6 Rủi ro về môi trường xã hội x

7 Rủi ro về kinh tế vĩ mô x

8 Rủi ro về tài chính dự án x

( Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa)

Các rủi ro thường xảy ra đối với dự án vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Ứng Hòa chủ yếu về hồ sơ pháp lý, thị trường, tài chính. Khi đánh giá rủi ro dự án, cán bộ ngân hàng cũng luôn chú trọng vào những nội dung này.

- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: Khi phân tích rủi ro, cán bộ tín dụng chú trọng tính sát thực về dự kiến cung – cầu sản phẩm mà chủ đầu tư đưa ra, thị trường mục tiêu, thị phần của dự án khi đi vào hoạt động kinh doanh. Xác định nhu cầu thị trường hiện tại và nhu cầu thị trường tương lai về sản phẩm của dự án cũng như việc cung ứng đầu vào của dự án. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này thường bắt nguồn từ việc nghiên cứu thị trường không sát, dẫn đến sản phẩm không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, sản phẩm khó tiêu thụ, công suất quá lớn so với nhu cầu, có nhiều sản phẩm cạnh tranh, thay thế khác, hoặc giá bán thấp không bù đắp được chi phí bỏ ra…hoặc không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, chất lượng và giá cả dự kiến, nguyên liệu khan hiếm, giá cả đắt đỏ, dẫn đến khó khăn trong việc vận hành dự án và thanh toán các khoản nợ, gây ra rủi ro cho khoản vay.

- Rủi ro tài chính, khi phân tích cán bộ ngân hàng đánh giá về khả năng trả nợ của dự án và độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư. Rủi ro này xuất hiện khi hiệu quả dự án không đạt được mức dự kiến của chủ đầu tư.

2.2.4.2.3. Phân tích và đánh giá rủi ro tài sản đảm bảo

Căn cứ vào quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, cùng với kĩ thuật định giá tài sản, cán bộ ngân hàngphân tích về tình trạng của tài sản dùng đảm bảo cho khoản vay, thông qua:

- Việc xác định giá trị TSĐB: áp dụng tỷ lệ tối đa để xác định giá trị TSĐB : 100% với số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng VNĐ tại các tổ chức tín dụng, 50% đối với Bất động sản ( gồm nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp), 30% đối với các loại TSĐB khác.

- Phân tích một số các tiêu chí: nếu tài sản dùng để phát mãi sau khi dự án không có khả năng trả nợ thì mức độ thu hồi lại vốn của ngân hàng sẽ là bao nhiêu %, tỉ lệ hao mòn của tài sản nằm ở mức nào, với sự thay đổi của giá cả trên thị trường thì giá trị tài sản đảm bảo thay đổi bao nhiêu, có tiếp tục thỏa mãn điều kiện của tài sản đảm bảo hay không…?

Phần lớn rủi ro về tài sản đảm bảo tại Ngân hàng là rủi ro về quyền sử dụng đất, chiếm tới hơn 80% các dự án rủi ro về TSĐB. Khi vay vốn cho dự án, khách hàng vay vốn thường dùng sổ đỏ ( chứng minh quyền sử dụng đất) để thế chấp với ngân hàng. Trong rất nhiều trường hợp, bất động sản nằm trong diện tranh chấp, hoặc không xác định được quyền sở hữu hợp pháp của chủ đầu tư, hay thiếu các giấy tờ, hợp đồng chuyển nhượng để chứng minh, gây rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh rủi ro về quyền sử dụng đất thì rủi ro cũng xảy ra đối với các quyền sở hữu tài sản là động sản do các giấy tờ đăng kí quyền sở hữu động sản thường bị thiếu trong hồ sơ tài sản đảm bảo. Lý giải cho điều này, một phần là người dân không chú ý đến việc bảo quản các loại giấy tờ này dẫn đến thất lạc, không chứng minh được quyền sở hữu tài sản của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 44)