Nội dung quy trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 29)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tái thẩm định

Cán bộ thẩm định tiến hành tiếp nhận hồ sơ tái thẩm định và kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ ( tránh bị thất lạc trong quá trình thẩm định)

Bước 2: Đánh giá rủi ro các điều kiện vay vốn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụng bắt đầu quá trình thẩm định các điều kiện vay vốn, mà cụ thể là đi vào đánh giá rủi ro về khách hàng, về dự án đầu tư và tài sản đảm bảo.

- Đánh giá rủi ro khách hàng: Cán bộ ngân hàng tiến hành kiểm tra lại hồ sơ khách hàng và các giấy tờ có liên quan về tính đầy đủ và hợp lệ. Sau đó sẽ xem xét kĩ lưỡng các nội dung để nhận diện rủi ro và lượng hóa rủi ro, đề ra các biện pháp thích hợp ( nếu có rủi ro)

Tiếp nhận hồ sơ tái thẩm định Đánh giá rủi ro khách hàng Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư Đánh giá rủi ro về tài sản đảm bảo Lập tờ trình thẩm định Trình trưởng phòng tín dụng

Trình duyệt hồ sơ và quyết định cho vay

- Đánh giá rủi ro dự án vay vốn: Cán bộ thẩm định sẽ thực hiện đánh giá rủi ro thông qua trình tự sau: Kiểm tra lại hồ sơ dự án, các hợp đồng, giấy tờ có liên quan, đảm bảo đầy đủ, hợp lệ. Nhiệm vụ tiếp theo của cán bộ thẩm định là thu thập thông đầy đủ thông tin, sau đó phân tích và đánh giá một cách khách quan về những yếu tố thuận lợi và những rủi ro tiềm tàng của dự án trên các khía cạnh khác nhau: khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tổ chức quản lý, … đặc biệt là khía cạnh hiệu quả tài chính dự án, vì đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của dự án

- Đánh giá rủi ro tài sản đảm bảo: Kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo. Sau đó kiểm tra, rà soát kĩ lưỡng các điều điện của tài sản nhằm phát hiện và xử lý rủi ro đối với tài sản đảm bảo.

Bước 3: Lập tờ trình thẩm định

Sau khi tiến hành đánh giá rủi ro, cán bộ ngân hàng sẽ tổng hợp các rủi ro có thể xảy ra đối với hồ sơ vay vốn và đưa ra những đánh giá về rủi ro dự án dựa trên các căn cứ pháp lý và thông tin được cung cấp, đề xuất cho vay dự án hay không, sau đó chuyển hồ sơ vay vốn cùng tờ trình kiêm báo cáo thẩm định cho trưởng phòng tín dụng.

Bước 4: Trình tờ trình thẩm định lên trưởng phòng tín dụng

Trường phòng tín dụng ra soát lại toàn bộ nội dung đánh giá rủi ro và cho ý kiến lên tờ trình thẩm định về việc cho vay dự án để trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét quyết định.

Bước 5: Trình duyệt hồ sơ và phê duyệt

Sau khi xem xét, quyết định cho vay dự án, trưởng phòng tín dụng trình lên ban giám đốc để phê duyệt và thực hiện cấp vốn cho vay dự án. Giám đốc Chi nhánh hoặc người ủy quyền hợp pháp xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng tín dụng để quyết định về việc cho vay / không cho vay dự án.

Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng được soạn thảo nhằm mục đích giúp quá trình đánh giá, ra quyết định cho vay dự án được diễn ra thống nhất, khoa học và hạn chế được các rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Quy trình cũng xác định được trách nhiệm của các cán bộ tín dụng một cách cụ thể, rõ ràng,

giúp cho việc thực hiện nhanh chóng, khoa học hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) huyện Ứng Hòa (Trang 29)