TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 77)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Như vậy, có thể thấy khảo cổ học đã phát hiện được những dấu vết móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ ở các địa điểm thuộc nhiều tỉnh thành khác nhau. Đó là địa điểm 18 Hoàng Diệu - Khu trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long, di tích đàn Nam Giao, chùa Báo Ân, Hà Nội, chùa Lạng, chùa Phật Tích, di tích tháp Tường Long, tháp Chương Sơn, khu di tích đền Trần - chùa Tháp Phổ Minh, Nam Định… Chúng ta đã phát hiện được 246 dấu vết móng kiến trúc thời kỳ này với 5 loại hình là móng tháp, móng tường, móng bó nền, móng bậc cấp và móng cột. Trong đó, móng cột có số lượng nhiều nhất (PL1.B10). Dưới đây, là những nhận xét chung về móng kiến trúc thời kỳ này dưới cả ba góc độ loại hình, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

- Về loại hình: Như đã trình bày ở chương 1, móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ bao gồm hai loại hình cơ bản là móng nền và móng cột. Được xếp vào móng nền bao gồm móng tháp, móng tường, móng bó nền, móng bậc cấp.

+ Móng nền

Móng tháp mới phát hiện được 5 dấu vết có niên đại thời Lý, Trần. Đó là móng tháp Tường Long, tháp chùa Phật Tích, tháp Chương Sơn, tháp chùa Phổ Minh, và ngôi tháp trên đỉnh Ghềnh Tháp. Nhìn chung, móng tháp thời kỳ này hình trụ vuông, được tạo bởi đất sét và sỏi là chủ yếu. Tùy vào điều kiện cảnh quan môi trường của từng khu vực cụ thể mà có sự tham gia của một vài loại vật liệu khác vào thành phần cấu tạo của móng tháp như đá gân hay đá khối. Do phải chịu một tải

77

trọng công trình lớn nên ở những dấu vết móng tháp này, các loại vật liệu sử dụng tạo móng đều được đầm thành từng lớp riêng biệt. Đây là một đặc điểm có nhiều nét tương tự với loại hình móng cột.

Móng tường phát hiện được không nhiều, mới thấy ở địa điểm 18 Hoàng Diệu và thành nhà Hồ. Móng tường thời Lý, Trần được tạo bởi sự kết hợp của đất sét với các loại vật liệu khác như sành, sỏi, ngói. Móng tường thời Trần-Hồ có sự tham gia của đá khối và đá dăm vào thành phần vật liệu cấu tạo.

Móng bó nền đã phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu, đàn Nam Giao, Hà Nội, chùa Lạng, di tích Ly Cung. Căn cứ vào thành phần vật liệu cấu tạo, móng bó nền thời kỳ này bao gồm 4 kiểu sau:

Kiểu 1: Móng bó nền tạo bởi đất sét, sỏi. Kiểu 2: Móng bó nền tạo bởi đất sét, ngói.

Kiểu 3: Móng bó nền tạo bởi đất, sành là chủ yếu. Kiểu 4: Móng bó nền tạo bởi đá phiến.

Ba kiểu đầu có niên đại thời Lý. Kiểu 4 có niên đại thời Trần-Hồ.

Như vậy, móng bó nền thời Lý được tạo bởi hai loại vật liệu là chủ yếu. Đó là sự kết hợp của đất sét với những loại vật liệu khác như sỏi, ngói, sành. Móng bó nền thời Hồ lại là những phiến đá. Đây là điểm khác mà các thời kỳ trước chưa thấy.

Móng bậc cấp mới chỉ thấy duy nhất ở địa điểm chùa Lạng được đầm tạo bởi đất sét, sỏi nhỏ và có niên đại thời Lý.

78

Dấu vết móng cột có niên đại thời Lý, Trần, Hồ đã phát hiện được tại 8 địa điểm, khu vực khác nhau. Đó là địa điểm 18 Hoàng Diệu, đàn Nam Giao, chùa Báo Ân (Hà Nội), đền Trần-chùa Tháp (Nam Định), Thái Lăng, đền Thái (Quảng Ninh), đền Cầu Từ (Bắc Giang) và thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Trong số những địa điểm, khu vực nói trên, móng cột phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu đa dạng nhất về loại hình và thành phần vật liệu cấu tạo. Nhìn chung, những móng cột có niên đại thời Lý, Trần, Hồ đã được phát hiện thường có hình trụ chữ nhật hay trụ vuông, một số móng cột ở địa điểm 18 Hoàng Diệu, đàn Nam Giao (Hà Nội) lại có dạng hình trụ tròn. Ngoại trừ những móng cột ở kiến trúc hố A20-A5, địa điểm 18 Hoàng Diệu là có kích thước tương đối lớn, bề mặt móng cột hình gần vuông, mỗi cạnh 1,8- 2,05m, kích thước của những móng cột đã được phát hiện giai đoạn này thường có kích thước trung bình và nhỏ. Đường kính hay kích thước một cạnh móng cột khoảng 1-1,5m. Vật liệu được sử dụng để đầm tạo móng cột bao gồm đất, chủ yếu là đất sét, gạch, ngói, đá và những mảnh đồ gốm, sành, bao nung. Móng cột thời kỳ này được tạo bởi hai, ba loại vật liệu là chủ yếu. Các loại vật liệu đa phần được đầm thành từng lớp riêng biệt.

- Về vật liệu: Các loại vật liệu được người thời Lý, Trần, Hồ sử dụng để tạo móng kiến trúc bao gồm đất (thường là đất sét), sỏi, đá gân, gạch, ngói, sành, bao nung, gốm, đá cuội, đá khối, đá dăm. Mỗi một thời kỳ lại có những loại vật liệu được sử dụng chủ yếu, tạo nên đặc điểm riêng, nét khác biệt nhất định so với các thời kỳ trước và sau đó. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở phần diễn biến của móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ dưới góc độ vật liệu trong chương 3.

- Về kỹ thuật xây dựng: Người thời Lý, Trần, Hồ đều sử dụng các kỹ thuật cơ bản để tạo móng kiến trúc. Đó là đổ-đầm, xếp móng. Trong đó, kỹ thuật đổ-đầm được sử dụng phổ biến ở cả ba thời kỳ. Với kỹ thuật này, các loại vật liệu thường được đầm thành lớp, đầm nện chắc. Tình hình tư liệu hiện nay chưa cho chúng ta

79

biết được cụ thể về dụng cụ để tạo móng kiến trúc thời kỳ này như thế nào. Hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ bao gồm hai loại hình cơ bản là móng nền và móng cột, các loại vật liệu sử dụng tạo móng khá đa dạng và phong phú, kỹ thuật đổ-đầm được sử dụng chủ yếu. Trong mỗi thời kỳ, các dấu vết móng kiến trúc này vừa có những đặc điểm chung mang phong cách của từng thời kỳ, từng giai đoạn vừa mang những nét riêng đặc trưng cho từng vùng, từng khu vực cụ thể trên cả ba khía cạnh loại hình, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

80

Chƣơng 3

DIỄN BIẾN VÀ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÓNG KIẾN TRÚC THỜI LÝ, TRẦN, HỒ

Từ những phân tích ở chương 2 về những đặc điểm cơ bản của móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ, dưới đây, chúng tôi bước đầu đưa ra một số nhận xét về móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ dưới hai góc độ: diễn biến và giá trị nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)