THỜI TRẦN-HỒ

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 73)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3THỜI TRẦN-HỒ

Tổng số dấu vết móng kiến trúc đã được phát hiện là 03 với ba loại hình là móng tường, móng bó nền và móng cột (PL1.B9).

73

2.3.1 Móng nền

02 dấu vết, phát hiện được ở hai địa điểm là Ly Cung và thành nhà Hồ với 2 loại hình là móng tường và móng bó nền. Số lượng không nhiều nhưng hai dấu vết móng kiến trúc này có những đặc điểm khác biệt nhất định so với móng cùng loại hình ở hai thời kỳ Lý, Trần trước đó.

2.3.1.1 Móng tường: Gần đây, khảo cổ học đã phát hiện được những dấu vết tường có niên đại thời kỳ Trần-Hồ ở khu vực đàn tế Nam Giao, Thanh Hóa (PL5.Ba60-61). Còn dấu vết móng tường có niên đại thời kỳ này chỉ thật sự thấy được ở khu vực cửa nam thành nhà Hồ. Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến dấu vết móng tường thành khu vực cửa nam thành nhà Hồ dựa trên Báo cáo kết quả khai quật khu vực cửa nam thành nhà Hồ năm 2008 (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) do Tống Trung Tín và cộng sự biên soạn [91].

Theo các tác giả này, căn cứ vào hố đào thăm dò được mở ở ngay cạnh khối đá móng cổng thành và đất gần những khối đá chân tường thành ở hố 1, kết cấu móng chân tường thành và khu vực cổng thành gồm hai phần. Bên dưới là đất sét mịn trộn sỏi đầm

chặt có lẫn đá dăm. Bên trên đá xanh nguyên khối kích thước lớn. Khối lớn có kích thước 1,9mx2,4m, khối nhỏ là 50cmx80cm. Trên đó, mới là đá xây tường thành và cổng thành. Việc làm này giúp cho độ bền vững của móng thành tốt hơn, chống sụt lún cho công trình. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm này (PL5.Ba62).

2.3.1.2 Móng bó nền: 01 dấu vết, phát hiện được ở di tích Ly Cung. Qua năm lần khai quật, các nhà khảo cổ đã xác định dấu tích kiến trúc phát hiện được ở đây chính là dấu vết của chùa Phong Công - chùa Kim Âu - chùa Hồ, một cụm kiến trúc chính của Ly Cung [31, 37; 40, 41]. Nền Phật điện của chùa gần hình vuông có kích thước chiều ngang là 13,6m, chiều dọc là 13m và được bó xung quanh bằng đá.

74

“Hàng đá bó nền này được chạm khắc khá hoàn chỉnh, nhất là ở mặt phía trên và rìa phía ngoài. Ngoài hệ thống gờ nổi chạy dài ở phía trên và rìa phía chân, ở hai mặt này đá được mài nhẵn bóng, ở chỗ tiếp giáp giữa hai khối đá liền nhau đều có lỗ đuôi in để đổ “cá chì”... Toàn bộ hàng đá bó vỉa này đều được chế tác bằng loại đá xanh, được xếp liền nhau ngay bên trong diềm gạch hoa. Do những khối đá bó vỉa này quá lớn, để giữ cho chúng khỏi lún và xê dịch, người xây dựng đã lót ở bên dưới chúng một lớp đá phiến mỏng, tạo thành một cái sân phẳng ở bên dưới. Điều đáng lưu ý ở đây là lớp đá lót ở bên dưới này, đa phần là đá núi, nhưng cũng có cả những phiến đá xanh được gia công cẩn thận. Có viên vuông thành, sắc cạnh, hai mặt mài nhẵn như một tấm bia, có viên lại được khoét vũm ở một mặt. Thậm chí có viên được chạm trổ hoa lá rất đẹp” [40, tr.5].

Như vậy, có thể thấy ở đây lớp đá phiến bên dưới chân hàng đá bó nền nói trên đóng vai trò như lớp móng của đường bó nền. Nó tăng cường độ bền vững cho hàng đá bó nền. Từ đó góp phần làm nền Phật điện vững chắc hơn, giảm độ sụt lún, đổ vỡ của công trình (PL4.Bv98-99, PL5.Ba63.a2-a7).

2.3.2 Móng cột

01 dấu vết móng cột, phát hiện được ở hố 3, đợt khai quật năm 2004 địa điểm thành nhà Hồ. Nó xuất lộ ở góc C hố khai quật, nằm trong lớp đất sét vàng mịn ngay dưới lớp đất canh tác, phần xuất lộ hình chữ nhật, kích thước một cạnh khoảng 40-50cm,

dầy 50cm bao gồm nhiều lớp sỏi và đất sét liên tiếp nhau, cứ một lớp sỏi lại một lớp đất sét (PL4.Bv100, PL5.Ba64.a3-a5).

75

Tại khu vực đàn Nam Giao, Thanh Hóa, gần đây những người phụ trách khai quật cũng đã phát hiện được hệ thống những móng cột có niên đại thời Hồ được tạo bởi đất và những mảnh đá vỡ. Tuy nhiên, do tình hình tư liệu chưa được công bố nên

chúng tôi không thể đề cập một cách chi tiết, cụ thể về những dấu vết móng cột này (PL5.Ba64.a6).

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 73)