Về phƣơng diện kiến trúc

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 87)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1 Về phƣơng diện kiến trúc

87

Một trong nhiều giá trị nổi bật của việc nghiên cứu móng kiến trúc đó là góp phần nhận thức được bố cục mặt bằng của những di tích đã từng tồn tại, đặc biệt đối với kiến trúc cổ truyền của người Việt. Bởi, như đã nói ở trên, dưới góc độ kỹ thuật học, kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung kết cấu gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột. Tải trọng của công trình được phân tán qua hệ cột nên chân các cột được gia cố bằng các chân tảng làm bằng đá có kích thước lớn gấp nhiều lần đường kính cột gỗ. Đáng chú ý, khảo cổ học đã phát hiện được những hố móng bên dưới các chân tảng này. Có thể nói, móng cột là vết tích còn lại nhiều nhất và là đặc trưng cơ bản để nhận diện quy mô, cấu trúc của các di tích kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ. Vì đa phần dấu vết của những công trình kiến trúc của một thuở “vàng son” này cho đến nay chỉ còn là dấu vết nền móng.

Do vậy, việc nghiên cứu móng cột kết hợp với các loại hình móng kiến trúc khác như móng bó nền, móng bậc cấp cho phép chúng ta nhận thức được mặt bằng của các công trình kiến trúc cổ. Vị trí mỗi móng cột là một cột gỗ và như thế có thể nhận rõ được quy mô, mặt bằng tổng thể của kiến trúc đó qua số lượng và sự phân bố của các móng cột này. Vấn đề là phải nhìn ra được mối quan hệ giữa các móng cột theo các trục tương ứng.

Trên cơ sở nghiên cứu những dấu vết móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ, chúng ta đã biết được một số dạng mặt bằng cơ bản của các công trình kiến trúc thời kỳ này như sau: Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật-kiểu mặt bằng kiến trúc phổ biến nhất, mặt bằng kiến trúc gần vuông, mặt bằng kiến trúc kiểu “lục giác”, “bát giác” hình chữ Công...

Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật: Đây là loại mặt bằng kiến trúc rất phổ biến trong dân gian với chiều dài thường gấp đôi chiều rộng. Ở nước ta, kiến trúc hình chữ nhật sớm nhất đã biết là hình nhà trên trống đồng và cho đến nay dấu vết kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật được tìm thấy nhiều nhất. Có thể nói, kiến trúc hình chữ nhật là kiến trúc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt, tại địa điểm 18

88

Hoàng Diệu, trên cơ sở nghiên cứu những dấu vết móng cột, các nhà khảo cổ học đã xác định được các kiểu khác nhau của kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật như:

- Mặt bằng nhiều gian, vì nhà có 6 hàng cột ở kiến trúc khu A1. Trong đó, khoảng cách giữa hai hàng cột cái trong một vì là 6,2-6,8m, khoảng cách giữa cột quân và cột cái là 2,6-2,9m, khoảng cách giữa cột quân và cột hiên là 1,5-1,7m, bước gian 5,3-5,8m, gian giữa rộng 6m.

- Mặt bằng 13 gian, vì nhà có 3 hàng cột ở hố B3

- Mặt bằng nhiều gian, vì nhà có 3, 7 hàng cột ở hố A20. Đặc biệt công trình nhiều gian ở hố A20 là một công trình kiến trúc lớn có kết cấu 7 hàng cột. Theo tính toán của các nhà khảo cổ học thì công trình này có khả năng có 11 gian và diện tích công trình khoảng trên 2300m2. Dựa vào sự kiên cố của hệ thống móng cột, kiến trúc này được xác định có nhiều tầng mái.

- Mặt bằng nhiều gian, vì nhà có 4 hàng cột ở các hố D4, D5, D6.

Mặt bằng tứ giác gần vuông: Đây là dạng mặt bằng phổ biến của các tháp thời Lý, Trần. Ngoài ra, dấu vết móng bó nền ở địa điểm chùa Lạng, di tích Ly Cung cũng cho thấy Phật điện chùa Lạng và chùa Kim Âu có mặt bằng từ giác gần vuông. Hệ thống móng bậc cấp tại địa điểm chùa Lạng còn cho thấy Phật điện chùa Lạng thời Lý là một kiến trúc 3 cấp, mở 4 cửa ở 4 hướng.

Mặt bằng kiến trúc hình chữ Công: Hầu hết các chùa cổ hiện nay còn tồn tại như Trấn Quốc, Viên Minh, Vĩnh Nghiêm, Cảm Ứng, Vạn Phúc, Chiêu Thiền, Phổ Minh, Thần Quang đều có cấu trúc hình chữ Công. Với việc phát hiện móng bó nền của một công trình kiến trúc hình chữ Công ở địa điểm đàn Nam Giao, Hà Nội có niên đại thời Lý cho thấy loại hình kiến trúc mang tính chất truyền thống của đặc trưng kiến trúc tôn giáo trong một giai đoạn lịch sử ở nước ta này xuất hiện từ khá sớm.

89

Mặt bằng kiến trúc “lục giác” “bát giác”: Phát hiện được tại địa điểm 18 Hoàng Diêu và cho đến nay, quan điểm về kiểu dáng và chức năng của kiến trúc “lục giác” vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng đây là kiến trúc kiểu cột cờ giống như Nara hay kiến trúc tháp nhiều tầng liên quan đến tôn giáo. Dựa vào bình diện mặt bằng, kết hợp so sánh với kiến trúc cổ Trung Quốc, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng đây là kiến trúc lầu gác được xây dựng phục vụ cho việc thưởng ngoạn trong Hoàng cung đương thời.

Ngoài việc giúp chúng ta biết được mặt bằng, kết cấu, việc nghiên cứu móng kiến trúc thời kỳ này, đặc biệt là các loại hình móng cột, móng bó nền, móng nền tường còn giúp chúng ta hiểu được quy mô của công trình kiến trúc, phương vị, thước đo, mật độ xây dựng hay diện mạo qui hoạch kiến trúc của từng khu vực cụ thể. Chẳng hạn ở địa điểm 18 Hoàng Diệu, những móng cột thời Lý được đầm rất chặt, quy chỉnh, một số có kích thước rất lớn, sức chịu tải cao, cho thấy quy mô to lớn, đồ sộ của những cung điện, lầu các đã từng tồn tại khi xưa ở khu vực này. Sang đến thời Trần, móng cột có kích thước nhỏ hơn, đầm nện không kỹ như móng cột thời Lý, cho thấy quy mô của công trình không lớn. Cũng tại địa điểm này, các nền móng kiến trúc cắt phá, đan xen nhau cho thấy mật độ xây dựng diễn ra khá sôi động tại đây…

Ngoài ra việc nghiên cứu móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ cũng góp nhiều giá trị cho việc tìm hiều nhiều khía cạnh khác nữa của nền nghệ thuật kiến trúc thời kỳ này như loại hình vật liệu, kỹ thuật xây dựng…

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 87)