Về phƣơng diện văn hóa

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 90)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2 Về phƣơng diện văn hóa

Kiến trúc cổ là một trong những đề tài quan trọng và phức tạp của văn hóa vật chất. Trên cơ sở nghiên cứu những di tích khảo cổ học, dấu ấn văn hoá vật chất của từng thời kỳ cụ thể, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm về văn hóa của thời

90

kỳ đã sản sinh ra nó. Những dấu vết kiến trúc của thời Lý để lại cho chúng ta đa phần là những dấu vết kiến trúc Phật Giáo điều đó cho thấy Phật giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Tiếp theo thời Đinh, Tiền Lê, Phật giáo không những được coi trọng mà tiến đến vị trí quốc giáo.

Nghiên cứu kiến trúc nói chung và nghiên cứu móng kiến trúc nói riêng cũng cho thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Loại hình mặt bằng kiến trúc tứ giác gần vuông có nguồn gốc từ Ấn Độ theo Phật Giáo truyền qua Trung Quốc, Miến Điện, Inđônêxia, Campuchia, và Việt Nam. Văn hóa vật chất thời Lý chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Song cho dù tiếp thu từ bất kỳ nền văn hóa nào, người Việt Nam biết nhào nặn những yếu tố bên ngoài trên một nền tảng văn hóa vững vàng của mình để cho nó thể hiện một phong cách dân tộc không thể trộn lẫn được. Thời Trần, các kiến trúc của Nho giáo, Đạo giáo miếu đền tiếp tục phát triển, song chủ yếu vẫn là các kiến trúc Phật giáo.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc tìm về và nghiên cứu những biểu hiện của bản sắc dân tộc thực sự trở thành một nhu cầu cấp bách. Bản sắc văn hoá của một dân tộc được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống tinh thần và vật chất xã hội của dân tộc ấy. Tìm hiểu, nghiên cứu móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ - một thời kỳ vàng son, đóng góp nhiều giá trị cho việc hình thành và xây dựng diện mạo nền văn hóa Việt Nam - là một trong những ngả đường tìm về Cội nguồn, về Bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 90)