TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 42)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Từ những phân tích ở trên, chúng ta thấy có những khác biệt nhất định giữa các nhà nghiên cứu trong định nghĩa về móng kiến trúc nhất là về vị trí của móng trong tổng thể cấu trúc của công trình. Nhưng hiểu một cách đơn giản “móng là phần kết cấu nằm bên dưới công trình, nằm hoàn toàn dưới mặt đất hay nửa chìm nửa nổi, có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của công trình xuống nền đất”

“nền là phần đất, đá tự nhiên hoặc nhân tạo nằm dưới móng tiếp nhận tải trọng công trình qua móng truyền xuống”. Chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự

42

bền vững của bất kỳ một công trình kiến trúc nào. Giải quyết tốt bài toán về nền và móng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xây dựng công trình cả về kinh tế và kỹ thuật. Khái niệm “móng kiến trúc” mà chúng tôi sử dụng trong luận văn được hiểu là “Những hố kết cấu vật liệu nằm bên dưới công trình kiến trúc, có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của công trình xuống nền đất”. Trong luận văn chúng tôi sử dụng hai khái niệm “móng nền” và “móng cột”. Việc đưa ra khái niệm “móng nền” ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa phân biệt loại hình móng cột với các loại móng kiến trúc còn lại.

Từ khá sớm, móng của những công trình kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tản mạn trong các báo cáo, bài viết của mình các tác giả đã phần nào đề cập đến dấu vết móng của các công trình kiến trúc giai đoạn này. Tuy nhiên, có thể nói, cho đến nay vấn đề này chưa thật sự được đầu tư, quan tâm đúng mức, chưa có bất kỳ một chuyên khảo nào về vấn đề này, nhiều vấn đề về móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ đã và đang được đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống về móng kiến trúc thời kỳ này để có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn bộ hơn về vấn đề này là hết sức cần thiết.

43

Chƣơng 2

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MÓNG KIẾN TRÚC THỜI LÝ, TRẦN, HỒ

Như đã trình bày trong chương 1, tùy vào từng tiêu chí mà móng có thể phân thành nhiều loại hình khác nhau. Đối với vấn đề móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ, nếu dựa vào thành phần cấu tạo chủ yếu của móng chúng ta có các loại móng gạch, ngói, móng sỏi, móng đá, móng sành... Dựa vào hình dáng chúng ta có các loại móng hình trụ vuông, móng hình trụ tròn... Móng kiến trúc thời kỳ này bao gồm 5 loại hình. Đó là móng tháp, móng tường, móng bó nền, móng tam cấp và móng cột. Móng tháp, móng tường, móng bó nền, móng tam cấp sẽ được xếp vào nhóm “móng nền”. Để tiện theo dõi, dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến từng thời kỳ cụ thể.

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)