Tiểu kết về móng kiến trúc thời Trần-Hồ

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 76)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.3 Tiểu kết về móng kiến trúc thời Trần-Hồ

Như vậy, số lượng móng kiến trúc thời Trần-Hồ được phát hiện qua khai quật khảo cổ học hết sức khiêm tốn, 3 dấu vết ở hai địa điểm với 3 loại hình là móng tường, móng bó nền và móng cột. Dưới đây là một vài nhận xét của chúng tôi về móng kiến trúc thời kỳ này dưới 3 góc độ: Loại hình, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

Về loại hình

- Móng nền: 02 dấu vết với 01 dấu vết móng tường và 01 móng bó nền. Ở cả hai dấu vết này chúng ta đều thấy việc sử dụng phổ biến vật liệu đá làm thành phần vật liệu cấu tạo.

- Móng cột: 01 dấu vết móng cột được đầm tạo bởi đất sét và sỏi nhỏ. Các loại vật liệu cũng được đầm chặt theo lớp.

Về vật liệu: Như đã nói, dấu vết móng kiến trúc thời kỳ này phát hiện được còn quá ít. Do vậy, để đưa ra nhận định về các loại vật liệu được sử dụng trong việc tạo móng thời kỳ này là không thật sự chính xác. Chúng ta mới thấy sự có mặt của đất sét, sỏi, đá dăm, đá khối, đá phiến trong thành phần cấu tạo của các dấu vết móng kiến trúc thời kỳ này. Chưa thấy sự có mặt của những loại vật liệu khác đặc biệt là sành, gốm, bao nung.

76

Về kỹ thuật: Về cơ bản, người thời kỳ này cũng vẫn sử dụng kỹ thuật đổ- đầm, xếp móng tương tự như người thời Lý, Trần. Ở móng tường và móng bó nền đã thấy dấu ấn của kỹ thuật xếp móng. Đối với loại hình móng cột, các loại vật liệu cũng được đầm thành lớp nhưng không được đầm chặt, quy chỉnh như móng cột thời Lý.

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 76)