MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 28)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi thấy cần thiết trình bày ngay từ đầu một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài “Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học” như các khái niệm "Móng", "Nền" “Móng kiến trúc” “Móng nền” “Móng cột”

Móng

Như đã nói ở trên, vấn đề nền móng luôn thu hút sự quan tâm của các công trình sư. Vậy móng là gì?

Châu Ngọc Ẩn, trong cuốn “Nền móng” xuất bản năm 2002 và sau này ấn phẩm tái bản năm 2009 dưới cái tên “Nền móng công trình” đã viết "Phần bên dưới công trình, thường được gọi là móng được cấu tạo bởi những vật liệu xây dựng cứng hơn đất nền như: móng các công trình dân dụng và công nghiệp, móng cầu, móng cảng, móng dàn khoan..." [2, tr.13; 3, tr.11]

Như vậy có thể thấy, Châu Ngọc Ẩn chưa đưa ra một định nghĩa thật sự đầy đủ về móng. Tác giả mới chỉ xem “Phần bên dưới công trình, thường được gọi là móng được cấu tạo bởi những vật liệu xây dựng cứng hơn đất nền” mà chưa đề cập đến chức năng của móng. Vấn đề chức năng của móng đã được Tạ Đức Thịnh và cộng sự làm sáng tỏ hơn trong cuốn “Nền và móng công trình”. Trong ấn phẩm này, các tác giả đã đưa ra định nghĩa như sau “Móng của công trình là bộ phận nằm dưới mặt đất của công trình, có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng của công trình truyền xuống nền sao cho công trình làm việc ổn định” [84, tr.8]. Rõ ràng là với định nghĩa như trên, định nghĩa về móng đã phần nào đầy đủ hơn. Cùng cho rằng móng

28

là phần bên dưới công trình, nhưng Tạ Đức Thịnh và cộng sự lại đưa ra một định nghĩa về móng một cách cụ thể hơn. Theo các tác giả, móng là bộ phận nằm dưới mặt đất của công trình. Đồng thời, họ cũng chỉ rõ công năng của móng là có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng của công trình truyền xuống nền sao cho công trình làm việc ổn định.

Quan điểm này phần nào nhận được sự ủng hộ của các tác giả tập “Bài giảng nền móng”, Bộ môn Cơ sở kỹ thuật xây dựng, Khoa xây dựng cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Trong tập bài giảng này, họ đã đưa ra định nghĩa như sau về móng: "Móng là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình. Nó tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó lên nền đất dưới đáy móng" [15, tr.1]. Đồng thời, các tác giả này cũng đưa ra những khái niệm khác về móng như "Mặt móng", "Gờ móng" "Đáy móng" [15, tr.1]

Ngoài những ấn phẩm chuyên ngành xây dựng tiêu biểu nói trên, định nghĩa về móng có thể thấy trong một số tác phẩm khác như “Từ điển bách khoa Việt Nam”, “Đại từ điển Tiếng Việt”… Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” thì “Móng là kết cấu nằm dưới cùng của công trình xây dựng (nhà, cầu, đập nước, vv). Móng truyền trực tiếp tải trọng công trình vào nền đất. Móng phải được thiết kế và xây dựng sao cho công trình không bị lún quá độ lún cho phép, vì chính độ lún không đều thường gây ra nứt đổ vỡ các công trình xây dựng". [42, tr.929]

“Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên đưa ra định nghĩa như sau “Móng lớp vật liệu dưới cùng nằm sâu trong lòng đất để chịu sức nặng của công trình xây dựng [121, tr.1130].

Như vậy, có thể thấy ít nhiều có sự khác biệt nhất định trong cách định nghĩa về móng của các tác giả nói trên nhất là về vấn đề vị trí của móng trong kết cấu của công trình. Châu Ngọc Ẩn quan niệm “phần bên dưới công trình thường được gọi là móng” còn Tạ Đức Thịnh và cộng sự cho rằng “móng của công trình là bộ phận

29

nằm dưới mặt đất của công trình”. Các tác giả của “Bài giảng nền móng”, “Từ điển bách khoa Việt Nam”, “Đại từ điển tiếng Việt” thì xác định một cách cụ thể hơn vị trí của móng trong kết cấu của công trình. Theo họ móng “là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình”,“kết cấu nằm dưới cùng của công trình xây dựng” hay là “lớp vật liệu dưới cùng”. Mặc dù, còn có những khác biệt nhất định trong quan điểm về vị trí của móng, nhưng hầu hết các tác giả này đều cho rằng móng có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng công trình xuống nền đất để công trình làm việc ổn định.

Chúng tôi cho rằng, các cách hiểu móng “là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình”,“kết cấu nằm dưới cùng của công trình xây dựng”, “lớp vật liệu dưới cùng” là đúng nhưng chưa thật sự đầy đủ. Đặc biệt, khó có thể coi móng đơn thuần là “lớp vật liệu dưới cùng” như Nguyễn Như Ý quan niệm. Trong trường hợp móng là một kết cấu bao gồm nhiều lớp vật liệu khác nhau thì không thể chỉ xem lớp vật liệu dưới cùng là móng được.

Theo chúng tôi, “Móng là phần kết cấu nằm bên dưới công trình, nằm hoàn toàn dưới mặt đất hay nửa chìm nửa nổi, có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của công trình xuống nền đất”.

Bên cạnh việc đưa ra những định nghĩa nói trên về móng, những tác giả này cũng đưa ra những quan điểm về các loại móng.

Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” thì “Móng có các loại móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc’’ [42, tr.929]. Châu Ngọc Ẩn đã phân chia móng thành móng nông, móng sâu và móng nửa sâu. Trong mỗi loại đó lại bao gồm những tiểu loại nhỏ hơn [2, tr.14-15; 3, tr.12-13]. Tạ Đức Thịnh và cộng sự theo cấu tạo, hình dáng và phương pháp thi công, lại chia móng thành bốn loại: Móng nông, móng cọc, móng sâu và móng máy (bệ máy). Trong mỗi loại cũng bao gồm những tiểu loại nhỏ hơn [84, tr.7-8].

30

Từ sự phân loại như trên có thể thấy, tuỳ vào từng tiêu chí mà móng có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn thấy trong các cách phân loại nói trên có hai loại móng chung là móng nông và móng sâu. Trong hai loại cơ bản này cũng tùy từng quan điểm, tùy từng cách nhìn nhận mà nó lại bao gồm những loại nhỏ hơn khác nhau.

Nền

Giữa hai khái niệm móng và nền luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nên trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ nền móng. Vậy nền là gì?

Trong cuốn “Nền và móng công trình”, Tạ Đức Thịnh và cộng sự cho rằng

“Nền công trình là tập hợp các lớp đất đá tự nhiên hoặc nhân tạo, có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng của công trình qua móng truyền xuống” [84, tr.5]. Quan điểm này có những điểm tương đồng với định nghĩa về nền trong tập “Bài giảng Nền móng” của Bộ môn Cơ sở kỹ thuật xây dựng, Khoa xây dựng cầu đường, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng “Nền là phần đất nằm dưới đáy móng, tiếp thu tải trọng từ móng truyền xuống” [15, tr.5].

Như vậy, có thể thấy “Nền công trình là kết cấu tự nhiên hoặc nhân tạo, nằm bên dưới đáy móng, có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng của công trình qua móng truyền xuống”.

Bên cạnh đó, những tác giả này cũng đưa ra nhiều cách phân loại nền khác nhau. Các tác phẩm “Nền móng”, “Nền móng công trình” của Châu Ngọc Ẩn, “Nền và móng công trình” của Tạ Đức Thịnh hay tập “Bài giảng Nền móng” của Bộ môn Cơ sở kỹ thuật xây dựng, Khoa xây dựng cầu đường, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đều chia nền thành “nền tự nhiên” và “nền nhân tạo” [2, tr.16; 3, tr.13-14; 15, tr.2; 84, tr5-6]. Ngoài ra, Tạ Đức Thịnh và cộng sự theo cách chịu tải của nền lại phân loại nền thành “nền cứng” và “nền mềm” [84, tr.5-6].

31

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản “Móng là phần kết cấu nằm bên dưới công trình, nằm hoàn toàn dưới mặt đất hay nửa chìm nửa nổi, có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của công trình xuống nền đất”“Nền là phần đất, đá tự nhiên hoặc nhân tạo nằm dưới móng tiếp nhận tải trọng công trình qua móng truyền xuống”. Như vậy móng, nền có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng công trình để đảm bảo độ bền của công trình. Chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự bền vững của công trình. Giải quyết tốt bài toán về nền và móng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xây dựng công trình cả về kinh tế và kỹ thuật.

Móng kiến trúc

Như đã trình bày ở trên, “Móng là phần kết cấu nằm bên dưới công trình, nằm hoàn toàn dưới mặt đất hay nửa chìm nửa nổi…”. Bởi chúng tôi cho rằng khi xưa để tạo móng cho từng bộ phận cấu thành hay toàn bộ công trình, người thợ xây dựng phải tiến hành đào xuống nền đất những hố nhất định. Do vậy, mới tồn tại các thuật ngữ xây dựng, kiến trúc như “đào móng” “hố móng”. Hình dạng, kích thước của hố này tùy thuộc vào yêu cầu chịu tải trong từng trường hợp cụ thể. Sau đó các loại vật liệu được đổ-đầm, xếp, xây vào trong hố móng. Như vậy, phần móng của công trình đa phần chìm dưới lòng đất, những cũng có trường hợp nó nửa chìm nửa nổi.

Theo cách nhìn nhận như vậy, chúng tôi cho rằng những lớp, kết cấu vật liệu được đắp, san nằm bên dưới các bộ phận cấu thành hay toàn bộ công trình kiến trúc không phải là móng và tùy từng tên gọi của các bộ phận đó hay bản thân công trình kiến trúc bên trên lớp, kết cấu vật liệu này mà chúng được gọi bằng những cái tên khác nhau như “nền nhà”, “nền sân”, “nền đường”... Lớp vật liệu này cũng có tác dụng nhất định cho việc tăng cường độ bền vững của phần kiến trúc bên trên đó, nhưng không thể xem đây là móng được.

32

Như vậy khái niệm “móng kiến trúc” mà chúng tôi sử dụng trong luận văn về cơ bản được hiểu là “Những hố kết cấu vật liệu nằm bên dưới công trình kiến trúc, có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của công trình xuống nền đất”.

Theo quan điểm kiến trúc, xây dựng học hiện đại thì một công trình nói chung gồm có ba bộ phận:

Kết cấu phần trên + móng + nền. Do móng tiếp nhận và truyền tải trọng của toàn bộ phần kết cấu bên trên xuống nền đất nên diện tích bề mặt móng

rộng hơn diện tích mặt sàn phần kết cấu bên trên. Nhưng đối với kiến trúc cổ truyền của người Việt, bộ phận móng lại có những nét riêng. Bởi, về kỹ thuật học, kiến trúc cổ truyền Việt có hệ chịu lực bằng khung kết cấu gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột. Sức nặng của công trình được phân tán qua hệ cột nên chân các cột đã được gia cố bằng các chân tảng làm bằng đá, có kích thước lớn gấp nhiều lần đường kính cột gỗ. Các chân tảng này thường được đặt trên mặt nền công trình, đã được đầm, nện chặt và tôn đắp cao hơn xung quanh. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng không có khái niệm móng trong kiến trúc cổ truyền Việt. Quan niệm này hoàn toàn không đúng. Đối với những công trình kiến trúc cổ truyền Việt, đa phần chúng ta không thấy phần móng chịu tải chung cho toàn bộ công trình. Bởi do đặc điểm riêng của nó, những người thợ xây dựng khi xưa chủ

yếu chỉ tạo móng ở những vị trí nhất định cần thiết để tăng độ bền vững của công trình như bên dưới chân tảng kê cột, bó nền, bậc cấp.

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng hai khái niệm “móng cột” và “móng nền”. Theo chúng tôi “móng cột là hố kết cấu vật liệu nằm bên dưới chân tảng kê cột của các công trình kiến trúc có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng công trình xuống nền đất”. Toàn bộ những loại hình kết cấu vật liệu nằm bên dưới, có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của những bộ phận cấu thành còn lại của Kết cấu phần trên Móng

33

công trình kiến trúc, bản thân công trình sẽ được gọi chung là “móng nền”. Và tùy theo từng tên gọi của các loại hình kiến trúc bên trên nó mà “móng nền” bao gồm nhiều loại khác nhau như “móng tháp”, “móng tường”, “móng bó nền”, “móng bậc cấp”…

Như vậy, có thể thấy khái niệm “móng nền” trùng với khái niệm “móng kiến trúc” và “móng cột”, là một bộ phận cấu thành của “móng nền”. Việc sử dụng khái niệm “móng nền” trong luận văn cho nhóm những móng kiến trúc như “móng tháp”, “móng tường”, “móng bó nền”, “móng bậc cấp” đơn thuần chỉ có ý nghĩa phân biệt nhóm móng kiến trúc này với móng cột. Bởi, kiến trúc truyền thống Việt thường là kiến trúc gỗ hình thành trên cơ sở một khung hình hộp và thành phần chịu lực chủ yếu là các cột nhà nên các chân cột thường được chú ý kê đỡ và gia cố với hai thành phần chính là chân tảng và móng cột. Do vậy, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến loại hình móng cột nên đã xếp chúng thành một loại riêng biệt. Có thể nói móng cột là loại móng phổ biển, chủ yếu nhất trong các loại móng của kiến trúc cổ truyền Việt.

Trong luận văn chúng tôi có sử dụng một số khái niệm niên đại lịch sử như “Thời Lý”, “Thời Trần”, “Thời Trần-Hồ”. Hai khái niệm “Thời Lý”, “Thời Trần” được sử dụng theo cách hiểu phổ biến hiện nay. Riêng với khái niệm “Thời Trần- Hồ” được dùng để chỉ khoảng thời gian tử năm 1397 - năm mà theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hồ Qúy Ly sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh đi xem đất ở động An Tôn phủ Thanh Hoá, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc… chuẩn bị cho một sự kiện đánh dấu bước chuyển quan trọng trên con đường chính trị của Hồ Qúy Ly. Đó là dời đô vào Thanh Hóa - đến năm 1407, năm đánh dấu sự sụp đổ của vương triều Hồ trong lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)