Tiểu kết về móng kiến trúc thời Lý

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 59)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.3 Tiểu kết về móng kiến trúc thời Lý

cứu của luận văn, đã phát hiện được 118 dấu vết móng kiến trúc có niên đại thời Lý ở 7 địa điểm với 5 loại hình khác nhau. Về cơ bản có thể đưa ra một vài nhận xét như sau về móng kiến trúc thời Lý dưới ba khía cạnh: Loại hình, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

Về loại hình

- Móng nền: Với tình hình tư liệu còn có nhiều hạn chế, mới chỉ phát hiện được 15 dấu vết móng nền với 3 móng tháp, 2 móng tường, 6 móng bó nền và 4 móng bậc cấp. Móng tháp thời Lý hình trụ vuông, kích thước một cạnh bề mặt lớn hơn 10m, được tạo bởi đất sét và sỏi là chủ yếu. Móng tường thời Lý được tạo bởi ba loại vật liệu chủ yếu là đất sét, sỏi và sành. Móng bó nền có bề rộng khoảng 40- 70cm, dầy 15-30cm được tạo bởi hai loại vật liệu là chủ yếu. Đó là sự kết hợp của đất sét với những loại vật liệu khác như sỏi, ngói, sành. Móng bậc cấp thời Lý mới chỉ thấy ở địa điểm chùa Lạng được đầm tạo bởi đất và sỏi nhỏ, chiều rộng còn lại 1,4-1,7m, còn lại 1-3 bậc cấp.

- Móng cột: Từ những trình bày ở trên về móng cột thời Lý, theo chúng tôi, móng cột thời Lý có 4 loại cơ bản. Đó là:

+ Móng cột tạo bởi đất sét, sỏi.

+ Móng cột tạo bởi đất sét, sành, bao nung. + Móng cột tạo bởi đất sét, gạch ngói.

+ Móng cột tạo bởi hỗn hợp nhiều loại vật liệu.

Nhìn chung, móng cột thời Lý có dạng hình trụ vuông là chủ yếu, ngoài ra cũng có hai hình dạng khác nữa đó là móng trụ hình chữ nhật và hình trụ tròn. kích thước trung bình, độ dài một cạnh chừng 1-1,5m. Vật liệu tạo móng cột bao gồm

59

đất sét, gạch, ngói, sỏi, sành, bao nung. Các loại vật liệu thường được đầm thành lớp. Móng cột được đầm rất chắc và quy chỉnh.

Về vật liệu: Vật liệu được sử dụng tạo móng kiến trúc thời Lý bao gồm những loại hình sau:

Đất (chủ yếu là đất sét): Đây là loại nguyên liệu cơ bản, được sử dụng phổ biến trong các loại hình móng kiến trúc có niên đại thời Lý. Đất sét với đặc tính khi ướt rất mềm, dẻo, khi khô khá rắn và cứng, nên là loại vật liệu mang lại nhiều ưu điểm trong việc liên kết các loại vật liệu khác thành một khối vững chắc. Tại địa điểm 18 Hoàng Diệu, đất sét có các màu nâu tím, nâu pha vàng, vàng pha trắng. Theo như những kết quả nghiên cứu địa chất, thì các loại đất sét này có nguồn gốc từ “hệ tầng Vĩnh Phúc” thường nằm ở độ sâu 6-7m ở khu vực Thăng Long (Hà Nội), nhưng cũng có khi xuất lộ ngay từ bề mặt như ở vùng Xuân Đỉnh. Thật khó để có thể biết được một cách chính xác loại đất sét dùng để đầm tạo móng kiến trúc được khai thác từ địa điểm nào, khu vực nào nhưng có lẽ là ở đâu đó quanh khu vực xây dựng.

Sỏi, đá gân: Cùng với đất sét, sỏi là loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong việc tạo móng kiến trúc thời Lý. Ở Việt Nam việc sử dụng sỏi để tăng cường độ bền vững cho công trình kiến trúc, ta có thể gặp ở nhiều địa điểm khác nhau và thậm chí đến tận ngày nay, những tính năng ưu việt của nó vẫn được chúng ta nắm bắt và sử dụng. Sỏi có mặt trong cả 5 loại hình móng kiến trúc thời Lý. Đặc biệt móng tháp chủ yếu sử dụng sỏi. Đá gân mới chỉ thấy ở móng tháp Chương Sơn.

Gạch, ngói: Được sử dụng trong việc tạo móng cột, móng bó nền, móng tường. Nó có thể kết hợp với những loại vật liệu khác như đất sét, sỏi, sành, bao nung để tạo móng. Chúng là mảnh vỡ của các loại hình gạch, ngói khác nhau thời Lý, thường có màu nâu đỏ, xương mịn, chắc, độ nung khá cao. Ngoài ra, người thời

60

Lý cũng tận dụng gạch, ngói của thời kỳ Bắc thuộc trước đó để tạo móng cho những công trình kiến trúc.

Sành, bao nung: Có trong thành phần cấu tạo của móng cột, móng bó nền, móng tường. Đây có thể là mảnh miệng, thân, đáy của đồ đựng, bao nung. Những mô tả về hai loại vật liệu này ở các địa điểm 18 Hoàng Diệu, địa điểm đàn Nam Giao, Hà Nội mang lại cho chúng ta thấy được phần nào đặc điểm của chúng.

So với bao nung, sành được sử dụng phổ biến hơn trong việc tạo móng kiến trúc. Chúng có mặt trong màu nâu đỏ, nâu xám hay xám nhạt, mặt ngoài màu xám, xương sành thô, pha nhiều sạn sỏi nhỏ. Những mảnh sành này có độ dầy thân 0,5- 0,7cm, không trang trí hoa văn. Một số mảnh miệng mặt trong có gờ phân tách với phần thân, phía ngoài có đường vét lõm tạo cổ, mép miệng vuốt nhọn. Đa phần các mảnh sành có kích thước trung bình 3-5cm.

Cùng với sành, bao nung cũng là loại hình vật liệu thường được sử dụng để đầm tạo móng kiến trúc. Chúng có mặt trong màu xám mốc hay nâu đỏ, mặt ngoài màu xám bong, gần như có một lớp men phủ, xương gốm thô, lẫn nhiều hạt sạn sỏi to. Những mảnh bao nung này có kích thước trung bình 5-8cm, có mảnh dài tới 12cm, độ dầy thân trung bình 1,2cm. Một số mảnh miệng bao nung có thành miệng ngoài thẳng, có gờ phân tách với phần thân, thành miệng trong được vuốt bẻ ngửa ra ngoài, mép miệng vê tròn.

Về kỹ thuật: Như đã trình bày ở chương 1, để tạo móng kiến trúc, người ta phải đào những hố nhất định xuống nền đất. Hình dáng, kích thước của hố này tùy thuộc vào đặc điểm các bộ phận cấu thành của công trình kiến trúc, bản thân công trình kiến trúc bên trên mà móng có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng của chúng xuống nền đất. Sau đó các loại vật liệu được đổ-đầm, xếp, xây vào trong hố móng. Kỹ thuật xếp móng khá phổ biến ở thời kỳ Đại La, Đinh-Tiền Lê. Ở khu E địa điểm 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những dấu vết kiến

61

trúc cột âm có niên đại thời Đại La hay Đinh-Tiền Lê mà chân cột được kê trên những móng bè gỗ. Đến thời Lý, kỹ thuật này vẫn tồn tại nhưng không thật sự phổ biến. Dấu vết móng cột phát hiện ở hố C3, địa điểm 18 Hoàng Diệu có dấu ấn của kỹ thuật này. Hệ thống móng cột ở hố C3 bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản. Bên dưới là lớp gạch được xếp thành một mặt phẳng. Bên trên lớp gạch này là lớp đất sét và sỏi. Về cơ bản, có thể nhận thấy, người thời Lý chủ yếu sử dụng kỹ thuật đổ-đầm móng. Do đất sét có đặc tính mềm dẻo khi ướt nhưng khá cứng, đanh lúc khô nên đất sét được phơi khô, đập nhỏ, sau đó kết hợp với các vật liệu khác rồi đầm thành từng lớp. Ở móng tháp và móng cột, các loại vật liệu chủ yếu được đầm thành lớp khá mỏng, đầm chắc, kỹ.

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)