Móng cột

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 54)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.2 Móng cột

Có số lượng nhiều nhất, loại hình phong phú đa dạng nhất, với tổng số 103 dấu vết móng cột phân bố ở 3 địa điểm 18 Hoàng Diệu, đàn Nam Giao, Hà Nội, đền Cầu Từ, chủ yếu là ở hai địa điểm 18 Hoàng Diệu và đàn Nam Giao, Hà Nội (PL1.B1, B4). Ngoài những móng cột phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu còn tương đối nguyên vẹn và đã được nghiên cứu mặt cắt cấu tạo, phần lớn những móng cột tại hai địa điểm còn lại đã bị phá hủy nhiều, chỉ còn lại một vài lớp vật liệu, hoặc chưa được nghiên cứu mặt cắt cấu tạo nên sự phân chia loại hình dưới đây của chúng tôi chỉ đơn thuần ghi nhận sự tồn tại của những dấu vết móng cột có niên đại thời Lý đã phát hiện được.

Về cơ bản, có thể nhận thấy, những dấu vết móng cột thời Lý xuất lộ tại 3 địa điểm nói trên được đầm tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau như đất, thường là

54

đất sét, sỏi, gạch, ngói và những mảnh đồ gốm, sành, bao nung. Căn cứ vào thành phần vật liệu cấu tạo của móng cột có thể xếp toàn bộ những móng cột này thành 5 loại chính sau:

2.1.2.1 Loại 1: Móng cột tạo bởi đất sét và sỏi. Phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu, đền Cầu Từ với tổng số 16 móng cột (PL1.B4). 05 móng cột tại địa điểm 18 Hoàng Diệu có bề mặt hình chữ nhật hay hình gần vuông, kích thước một cạnh 1,1-1,4m, phần còn lại của móng cột B3 cao 1,2m (PL1.B14-B14.1, PL4.Bv32, Bv34-35, PL5.Ba20-22).

Ở địa điểm đền Cầu Từ, móng cột được tạo bởi đất sét, sỏi là loại hình chủ yếu, qua hai lần thám sát đã phát hiện được 11 móng cột sỏi có niên đại thời Lý [21, 22]. Chúng có bề mặt hình gần vuông, hình chữ nhật, chủ yếu có hình gần vuông, kích thước một cạnh 1,3-1,7m. Những móng cột này chưa được nghiên cứu mặt cắt nên chúng tôi chưa biết được đặc điểm cấu tạo cụ thể của chúng. (PL4.Bv36-37, PL5.Ba23).

Móng cột B3 kiến trúc khu A1 Móng cột B4 kiến trúc hố A15 Móng cột sỏi địa điểm đền Cầu Từ

2.1.2.2 Loại 2: Móng cột tạo bởi đất sét và sành. 18 móng cột, xuất lộ ở di tích đàn Nam Giao (Hà Nội) [13, 90] (PL1.B4, B15-B15.3, PL4.Bv38-40, PL5.Ba24-25). Phần còn lại của những móng cột này

có bề mặt hình vuông, hình chữ nhật, một số móng cột các góc hơi tròn, kích thước một cạnh 37cm- 1,38m, cao 9-60cm với 1-7 lớp vật liệu, cứ một lớp sành mỏng đến một lớp đất. Độ dầy các lớp vật liệu

55

trong cùng một móng cột hay giữa các móng cột là không đều. Các lớp đất sét dầy 1-22cm. Các lớp sành dầy 2-13cm, chủ yếu dưới 10cm. Căn cứ vào kích thước của một số móng cột còn tương đối nguyên vẹn, chúng tôi cho rằng kích thước ban đầu một cạnh của những móng cột loại hình này khoảng chừng 1-1,2m.

2.1.2.3 Loại 3: Móng cột tạo bởi đất sét và bao nung. 7 móng cột, cũng thấy xuất hiện ở di tích đàn Nam Giao (Hà Nội) [13, 90] (PL1.B4, B16-16.1, PL4.Bv41- 42, PL5.Ba26). Phần còn lại của những móng cột loại này cũng có bề mặt hình vuông, hình chữ nhật, một số móng cột các góc hơi tròn, kích thước một cạnh trong khoảng 77cm-1,37m, cao 23-70cm với 3-7 lớp vật liệu, cứ một lớp bao nung đến một lớp đất sét. Độ dầy các lớp vật liệu không đều. Một số móng cột cho thấy, các lớp đất sét dầy 10-15cm, các lớp bao nung dầy 7-

10cm. Cũng tương tự như loại hình móng cột được tạo bởi đất và sành, chúng tôi cho rằng kích thước ban đầu một cạnh của những móng cột này khoảng chừng 1-1,2m.

2.1.2.4 Loại 4: Móng cột tạo bởi đất sét và gạch ngói. 21 móng cột, phát hiện được ở hố A5, địa điểm 18 Hoàng Diệu. Do bị phá hủy bởi hoạt động sinh hoạt của người thời sau, nên chúng đa phần chỉ cho thấy được phần nào hình dáng, kích thước, một số chỉ còn dấu vết. Những móng cột này có kích thước không lớn, bề mặt móng cột hình vuông hay hình chữ nhật, kích thước một cạnh 62-95cm, cao còn lại 14cm-1,35m với 1-2 lớp vật liệu. Căn cứ vào mặt cắt của những dấu vết móng cột còn tương đối nguyên vẹn có thể thấy cấu tạo của chúng như sau: Phía dưới là lớp đất sét màu trắng xám lẫn những mảnh gạch, ngói

vỡ. Phía trên là lớp đất sét màu vàng nghệ cũng lẫn những mảnh gạch, ngói. Gạch, ngói được sử dụng đầm tạo móng cột bao gồm những mảnh gạch bìa màu nâu đỏ, ngói màu nâu đỏ hay xám. Trong đó chủ

56

yếu là những mảnh gạch bìa màu nâu đỏ. So với lớp dưới thì số lượng những mảnh gạch ở lớp trên nhiều hơn, kích thước lớn hơn. Gạch ở đây không được đầm vụn chứng tỏ móng cột được đầm không kỹ (PL1.B4, B17-17.12, PL5.Ba27- 28).

2.1.2.5 Loại 5: Móng cột tạo bởi hỗn hợp nhiều loại vật liệu. 41 móng cột phát hiện được ở cả ba địa điểm là 18 Hoàng Diệu, đàn Nam Giao và đền Cầu Từ. Căn cứ vào thành phần vật liệu cấu tạo chủ yếu, loại này lại bao gồm 3 kiểu khác nhau.

* Kiểu 1: Móng cột tạo bởi đất sét, sỏi và ngói. 13 móng cột, phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu. Chúng chủ yếu có bề mặt hình vuông, kích thước một cạnh tập trung trong khoảng 1-1,5m. Một số móng cột hình trụ tròn, đường kính bề mặt 1,1m. Phần xuất lộ của những móng cột kiểu này cao 17cm-1,63m với 2-25 lớp vật liệu (PL1.B4-5, B18-18.11, PL4.Bv43-52, PL5.Ba29-34).

* Kiểu 2: Móng cột tạo bởi đất sét, sành và bao nung: 17 móng cột. Những móng cột này được tạo bởi đất sét và sành là chủ yếu, bề mặt hình chữ nhật vê tròn góc hay hình gần vuông, kích thước một cạnh phổ biến từ 1-1,2m. Hai móng cột số 1, 2 H9 có bề mặt hình gần tròn, đường kính 1-1,16m. Các móng cột kiểu này còn lại từ 2-7 lớp vật liệu là sự đan xen của các lớp đất sét với các lớp sành hay sành và bao nung. Thường thì ở đáy của các móng cột này là lớp bao nung hay lớp sành; bao nung dầy 3,5-15cm, chủ yếu dầy hơn 10cm. Các lớp còn lại phía trên là sự đan xen của các lớp đất sét và các lớp sành. Độ dầy của các lớp đất sét và lớp sành trong cùng một móng cột hay giữa các móng cột đều có sự khác biệt nhất định. Có lớp đất

57

sét chỉ dầy 8-10cm, nhưng cũng có những lớp dầy 20-21cm. Các lớp sành dầy 5- 12cm. Trong số 17 móng cột kiểu này, hai móng cột ở lớp đáy có những mảnh ngói vụn. Do sự khác biệt không lớn nên ở đây chúng tôi không tách chúng thành một kiểu riêng biệt (PL1.B4-5, B19-19.5, PL4.Bv53-58, PL5.Ba35).

* Kiểu 3: Móng cột tạo bởi gạch ngói là chủ yếu. 11 móng cột, bao gồm những móng cột là sự kết hợp của đất sét, gạch ngói với một vài loại vật liệu khác như sỏi, sành. Kiểu này bao gồm hai phụ kiểu.

- Kiểu 3a: Móng cột tạo bởi đất sét, gạch ngói và sỏi. 05 móng cột, phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu. Chúng có bề mặt hình chữ nhật hay hình gần vuông, kích thước một cạnh 1-1,3m, cao 60-80cm với 7-15 lớp vật liệu. Độ dầy các lớp vật liệu 2,5-15cm (PL1.B4-5, B20-20.4, PL4.Bv60, Bv62, PL5.Ba36-37).

- Kiểu 3b: Móng cột tạo bởi đất sét, gạch ngói và sành. 06 móng cột, xuất lộ ở địa điểm 18 Hoàng Diệu. Chúng có bề mặt hình vuông hay hình chữ nhật. Kích thước mỗi cạnh 1-1,5m, dầy 40-50cm với 7-11 lớp vật liệu là sự đầm đan xen của các lớp gạch, ngói, sành với các lớp đất sét màu nâu tím (PL1.B4-5, B21; PL5.Ba38).

58

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)