LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 34)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

34

Như đã trình bày ở phần trên, theo như hiểu biết hiện nay, hoạt động khai quật khảo cổ học tại những địa điểm, khu vực sau trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn đã phát hiện được những dấu vết móng kiến trúc có niên đại thời Lý, Trần, Hồ, đó là:

Địa điểm 18 Hoàng Diệu - Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (PL2.Bđ1, PL3.Sđ1), được khai quật lần đầu tiên vào năm 2002 và đã xuất lộ nhiều di tích và hàng nghìn di vật có giá trị cho việc nghiên cứu Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long trong lịch sử. Cho đến nay, gần 10 năm sau ngày khai quật, đã có nhiều bài viết đăng trên tạp chí Khảo cổ học [1, 55, 56, 77, 87] hay cho các cuộc hội thảo [5, 17, 48, 119], sách [43, 114, 115], luận văn thạc sĩ [54] phân tích, luận bàn về nhiều khía cạnh của khu di tích này. Mặc dù, cũng đã có những bài viết nói về vấn đế móng kiến trúc ở địa điểm này [12, 13, 44, 48, 49, 53, 101, 102] nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào thật sự đầy đủ, chi tiết về móng kiến trúc có niên đại thời Lý, Trần phát hiện được ở đây.

Di tích đàn Nam Giao, Thăng Long xưa nay thuộc khu vực nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (nay là Công ty cơ khí cổ phần Trần Hưng Đạo), số 114 phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (PL2.Bđ2). Năm 2007, di tích được Viện Khảo cổ học phối hợp với Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội ba lần khai quật thám sát với tổng diện tích là 1.100m2. Đã phát hiện nhiều dấu vết kiến trúc quan trọng và hàng ngàn di vật có giá trị cho việc tìm hiểu di tích đàn Nam Giao trong lịch sử. Năm 2008, Trần Anh Dũng và đoàn khai quật đã có bài viết về cuộc khai quật lần này trong đó có đề cập đến những dấu vết móng kiến trúc phát hiện được ở đây [13]. Nhiều sử sách, địa bạ cổ nước ta như “Đại Việt sử ký toàn thư” [59], “Đại Nam nhất thống chí” [79], “Kiến Văn tiểu lục”, “Lê triều hội điển”, “Khâm Định Việt sử thông giám cương mục”, “Thăng

35

Long cổ tích khảo”, “Địa bạ huyện Thọ Xương”, “Vũ Trung tùy bút” đều ghi chép đàn có từ thời Lý [90].

Địa điểm chùa Phật Tích (Vạn Phúc Tự) nay thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (PL2.Bđ3). Phế tích tháp chùa Vạn Phúc đã được L. Bezacier tiến hành khai quật khoảng năm 1937 - 1940. Đã tìm thấy nền tháp cùng nhiều thành phần kiến trúc đá, đất nung có chạm chim thần, rồng, hoa lá, các mảnh tượng Kim Cương, Hộ Pháp [86]. Đến năm 2008, trong qúa trình trùng tu xây dựng chùa Vạn Phúc, dấu vết tháp lại được xuất lộ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành khai quật chữa cháy di tích này. Những tài liệu thư tịch cổ như “Đại Nam nhất thống chí” [80] “Việt sử lược” [118], “Đại Việt sử ký toàn thư” [59] cho biết di tích được xây dựng thời vua Lý Thánh Tông.

Địa điểm đền Cầu Từ thuộc thôn Cầu Từ, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang [21, 22] (PL2.Bđ4). Từ 1985 đến 2007, nhiều cuộc điều tra, điền dã được tiến hành ở địa bàn hai huyện Lục Nam, Lục Ngạn và đã thu được một số mảnh vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ gia dụng thời Lý, Trần [21, 22]. Di tích được Bảo tàng tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành thăm dò, khai quật hai lần vào các năm 2007, 2009 với tổng diện tích là 163m2

[21, 22]. Đã tìm thấy những dấu vết kiến trúc có niên đại thời Lý, Trần.

Địa điểm chùa Lạng (Viên Giác Tự) thuộc thôn Chùa, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên [27] (PL2.Bđ5, PL3.Sđ2-Sđ3). Chùa Lạng được khai quật hai lần trong các năm 1972 và 1973 với tổng diện tích khai quật là 702m2. Đã phát hiện được những lớp kiến trúc có niên đại trải dài từ thời Lý đến thời Nguyễn và nhiều di vật có giá trị cho việc tìm hiểu diễn trình phát triển chùa Lạng trong lịch sử. Nguyễn Duy Hinh, người phụ trách khai quật đã có những bài viết về kết quả của cuộc khai quật lần này đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 16 năm 1974 và số 2 năm 1977, trong đó có nói đến dấu vết móng tam cấp, móng bó nền có niên đại thời Lý phát hiện được ở đây [24, 28].

36

Di tích tháp Tường Long nay thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng (PL2.Bđ6). Phế tích tháp Tường Long đã được Viện Khảo cổ học phối hợp cùng với Bảo tàng thành phố Hải Phòng khai quật lần đầu tiên vào năm 1978. Gần 20 năm sau, phế tích lại được Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng khai quật lần thứ hai. Đã tìm thấy dấu vết tháp Tường Long, và nhiều di vật đá, đất nung, gốm, sành. Những tài liệu thư tịch cổ như “Đại Việt sử ký toàn thư” [59], “Đại Nam nhất thống chí” [80] đều chép tháp được xây dựng đời vua Lý Thánh Tông (1058).

Di tích tháp Vạn Phong Thành Thiện (tháp Chương Sơn) nằm trên núi Ngô Xá thuộc thôn Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (PL2.Bđ7). Di tích đã được thám sát và khai quật hai lần với tổng diện tích là 1036m2. Lần đầu tiên vào năm 1965. Lần thứ hai diễn ra từ tháng 12/1966 đến tháng 3/1967. Hai lần khai quật này đã phát hiện được những di tích, di vật có giá trị cho việc tìm hiểu nền nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Lý. Trên cơ sở những ghi chép trong các tài liệu thư tịch cổ như “Việt sử lược”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, câu đối, bia ký, Cao Xuân Phổ đã cho rằng tháp Chương Sơn được xây dựng dưới thời vua Lý Nhân Tông trong khoảng thời gian từ năm 1108-1117.

Di tích Đoan Môn, Hà Nội hiện nay phía bắc cách nền điện Kính Thiên chừng 300m, phía nam cách Cột cờ Hà Nội khoảng 200m, phía tây cách đường Hoàng Diệu chừng 50-100m và có cổng mở ra vào tại số 11 (PL2.Bđ8). Di tích được Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội mà trực tiếp là Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Văn phòng Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, Hà Nội tiến hành thăm dò và khai quật từ 25/10/1999 đến ngày 30/3/2000 với tổng diện tích là 133,2m2. Đợt khai quật đã phát hiện được những di tích và hàng nghìn di vật có giá trị cho việc tìm hiểu diễn trình phát triển của Đoan Môn trong lịch sử. Đầu năm 2000, trong bài viết “Khai quật địa điểm Đoan Môn (Hà Nội) năm 1999” đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 3, Tống Trung Tín và cộng sự khi nói về

37

dấu vết kiến trúc tại địa điểm Đoan Môn, Hà Nội có đề cập đến dấu vết móng của “con đường hoa chanh” phát hiện được ở đây [95].

Địa điểm chùa Báo Ân, Hà Nội nằm ở toạ độ 105000’28’’ kinh Đông, 21000’28’’ vĩ Bắc, thuộc địa phận thôn Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nằm bên tả ngạn sông Thiên Đức, nằm các quốc lộ số 5 khoảng 1km về phía bắc [18, 19, 20] (PL2.Bđ9). Di tích được Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật 3 lần vào các năm 2002, 2003, 2004, đã phát hiện được các vết tích kiến trúc bao gồm nền, móng, gia cố chân tảng, hệ thống cống thoát nước của các kiến trúc, lò nung có niên đại từ thời Trần, Lê đến Nguyễn cùng hệ thống di vật đi kèm [18, 19, 20].

Di tích Thái Lăng nay thuộc thôn Trại Lốc, xã Yên Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh [99] (PL2.Bđ10). Từ lâu, Thái Lăng đã thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu mỹ thuật, kiến trúc như Nguyễn Đức Nùng, Tống Trung Tín... [72,86]. Trong các tác phẩm của mình, những tác giả này đã đề cập đến kiến trúc, nghệ thuật của lăng. Gần đây, di tích Thái Lăng được Viện Khảo cổ học phối hợp với UBND huyện Đông Triều tiến hành khai quật hai lần vào các năm 2007 và 2008. Đã phát hiện nhiều dấu vết kiến trúc và hàng nghìn di vật có giá trị cho việc tìm hiểu diện mạo của lăng trong lịch sử.

Địa điểm đền Thái nay cũng thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh [100] (PL2.Bđ10). Di tích được Ban Quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thám sát khảo cổ học hai lần vào các năm 2009 và 2010, đã phát hiện được nhiều di tích, di vật có giá trị cho việc tìm hiểu diễn trình phát triển của đền Thái.

Khu vực đền Trần-chùa Tháp Phổ Minh, thuộc địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định [88, 93] (PL2.Bđ11). Xung quanh khu vực đền Trần đã có sáu cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học vào các năm 1975, 1979,

38

1995, 2000, 2002, 2003 [88]. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều dấu vết kiến trúc, vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt mang tính chất cung đình. Từ năm 2006 đến năm 2009, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành ba đợt điều tra, khai quật thám sát tại khu vực đền Trần-chùa Tháp với tổng diện tích 2908m2. Qua 3 lần khai quật thám sát, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được tại khu vực đền Trần-chùa Tháp nhiều di tích, di vật có giá trị cho việc tìm hiểu diễn trình lịch sử văn hóa khu vực này.

Địa điểm Ghềnh Tháp nằm ở lưng chừng núi Thụ Mộc, ngay cạnh bờ sông Sào Khê đoạn từ đền Đinh-Lê đi hang Luồn, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách đền Đinh-Lê khoảng 1km về phía đông nam, cách hang Luồn khoảng 300m về phía bắc [32] (PL2.Bđ12). Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Nam Ninh tiến hành khai quật toàn bộ khu phế tích này vào năm 1983 [32]. Đã phát hiện được dấu vết nền tháp và nhiều di vật có giá trị.

Di tích Ly Cung thuộc thôn Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Phía đông, Ly Cung cách quốc lộ 1A khoảng 1km, phía nam cách sông Lèn chừng 2km, phía tây bắc cách thành nhà Hồ và đàn Nam Giao khoảng 25km [82] (PL2.Bđ13, PL3.Sđ5). Di tích đã được Viện Khảo cổ học phối hợp với Phòng Bảo tồn Bảo tàng, Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa tiến hành khai quật 5 lần vào các năm 1979, 1980, 1982, 1984, 1985 [31, 37, 40, 41]. Qua 5 lần khai quật, chúng ta đã phát hiện được những di tích và di vật có giá trị mang lại những thông tin quan trọng cho việc tìm hiểu diễn trình lịch sử của di tích này. Ly Cung từ lâu đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ngoài những Báo cáo về kết quả của cuộc khai quật, còn có những bài viết đăng trên tạo chí khảo cổ học, kỷ yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học luận bàn về nhiều khía cạnh của di tích này [31, 33, 37, 38, 39, 40, 41, 109]. Bên cạnh đó, năm 2007, cũng có một luận văn cao học về nhóm vật liệu kiến trúc phát hiện được ở đây [82].

39

Địa điểm Thành nhà Hồ có tọa độ trong khoảng 200N04’06 - 200N05’01 và 1050E26’23 - 1050E37’00 nằm giữa bốn thôn Tây Giai, Xuân Giai, Thượng Giai và Đông Môn thuộc hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Di tích nằm trên đường huyện lộ 217 từ Vĩnh Lộc đi Cẩm Thủy, Bá Thước, phía đông nam cách thị trấn Vĩnh Lộc khoảng 1km, cách di tích đàn Nam Giao khoảng 2,5km, cách di tích Ly Cung khoảng 25km [82] (PL2.Bđ14, PL3.Sđ5). Địa điểm thành nhà Hồ đã được khai quật 2 lần vào các năm 2004 và 2008. Năm 2004, đoàn hợp tác Việt - Nhật giữa trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học nữ Chiêu Hòa, Nhật Bản đã tiến hành khai quật thăm dò lần thứ nhất với diện tích 48,5m2. Trong 4 hố thám sát đoàn khai quật đã phát hiện được một số di tích tiêu biểu như nền gạch, móng cột, cống thoát nước… [52, 82]. Năm 2008, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tiến hành khai quật tại khu vực cửa nam của thành với tổng diện tích là 301m2. Đợt khai quật lần này đã phát hiện được những dấu vết kiến trúc quan trọng mang lại những thông tin có giá trị cho việc tìm hiểu diện mạo kiến trúc khu vực cửa nam thành nhà Hồ [91].

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ

Từ khá sớm, móng của những công trình kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tản mạn trong các báo cáo, bài viết của mình các tác giả đã phần nào đề cập đến dấu vết móng của các công trình kiến trúc giai đoạn này.

Hai năm sau ngày thành lập Viện Khảo cổ học, năm 1970, Cao Xuân Phổ cùng cộng sự khai quật tháp Chương Sơn (tháp Vạn Phong Thành Thiện) ở Ý Yên, Hà Nam. Sau đó, trong báo cáo và bài viết “Tháp Chương Sơn, nhà Lý” đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 5-6 năm 1970 công bố về kết quả đợt khai quật lần này, ông cũng đã đề cập đến dấu vết móng tháp [74, 75].

40

Trong hai năm 1972 và 1973, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật địa điểm chùa Lạng (Viên Giác Tự). Nguyễn Duy Hinh đã có những bài viết về kết quả của cuộc khai quật lần này đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 16 năm 1974 và số 2 năm 1977, trong đó có nói đến dấu vết móng nền tam cấp, móng bó nền có niên đại thời Lý phát hiện được ở đây [24, 28].

Đến cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Trịnh Cao Tưởng và Nguyễn Văn Sơn khai quật địa điểm tháp Tường Long ở Hải Phòng. Kết quả cuộc khai quật được công bố trên tạp chí Khảo cổ học số 4 năm 1979. Trong đó, các tác giả đã đề cập đến dấu vết móng tháp Tường Long [111]. Gần 20 năm sau, năm 1998, di tích tháp Tường Long được Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật lần thứ hai và Đỗ Xuân Trung có bài viết đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 2 năm 2003 công bố về kết quả của cuộc khai quật lần này. Ở đó, tác giả cũng đề cập đến dấu vết móng tháp Tường Long. Căn cứ vào sự khác biệt giữa dấu vết tháp phát hiện được lần này và lần khai quật thứ nhất, Đỗ Xuân Trung còn cho rằng ở đây có thể có một quần thể tháp, không phải một ngôi tháp riêng lẻ [103].

Về dấu vết móng tháp, sau đó cũng có một số bài viết đăng trên tạp chí Khảo cổ học như “Khai quật một ngọn tháp thời Trần trên mỏm Ghềnh tháp năm 1988”

của Phạm Như Hồ và Đặng Công Nga hay “Tư liệu mới về kỹ thuật xây dựng tháp Phổ Minh (Nam Hà)” của Nguyễn Xuân Năm. Hai bài viết này được đăng trên số 1-2 năm 1988 và số 2 năm 1996 [35, 63].

Đến đầu năm 2000, trong bài viết “Khai quật địa điểm Đoan Môn (Hà Nội) năm 1999” đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 3, Tống Trung Tín và cộng sự khi nói về dấu vết kiến trúc tại địa điểm Đoan Môn, Hà Nội có đề cập đến dấu vết móng của “con đường hoa chanh” phát hiện được ở đây [95].

Sau đó, vào cuối năm 2002, cuộc khai quật với quy mô lớn tại địa điểm 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội đã phát hiện được rất nhiều dấu vết móng cột có niên

41

đại thời Lý, Trần. Kể từ thời gian này, những dấu vết móng cột mới được quan tâm đầu tư nghiên cứu hơn trước. Năm 2004, Nguyễn Hồng Kiên và Tống Trung Tín trong bài tham luận đọc tại Tiểu ban 2 - Tiểu ban nghiên cứu vị trí, cấu trúc quy mô và các dấu tích kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long - “Vài nhận xét bước đầu về mặt bằng kiến trúc tổng thể khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) tại 18 Hoàng Diệu qua đợt khai quật năm 2003” có đề cập đến những loại hình móng cột phát hiện được tại di tích này [48].

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)