Tiểu kết về móng kiến trúc thời Trần

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 71)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3 Tiểu kết về móng kiến trúc thời Trần

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, 119 dấu vết móng kiến trúc có niên đại thời Trần đã được phát hiện tại 7 địa điểm với 3 loại hình đó là móng tháp, móng tường và móng cột. Dưới đây, chúng tôi cũng sẽ đưa ra một vài nhận xét về móng kiến trúc thời Trần dưới ba góc độ: Loại hình, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

Về loại hình: So với thời Lý, loại hình móng kiến trúc thời Trần ít hơn, chỉ bao gồm 3 loại hình là móng tháp, móng tường và móng cột.

- Móng nền: Chúng ta đã biết đến hai dấu vết móng tháp và một dấu vết móng tường có niên đại thời Trần. Móng tháp thời Trần không có khác biệt lớn so với móng tháp thời Lý, nhưng quy mô kích thước có thể nhỏ hơn. Chúng có hình trụ vuông, kích thước một cạnh bề mặt hố móng chừng 7-10m. Vật liệu tạo móng tháp bao gồm đất sét, sỏi, cuội là chủ yếu. Các loại vật liệu được đầm thành lớp. Dấu vết

71

móng tường thời Trần ở phía đông kiến trúc khu A1 địa điểm 18 Hoàng Diệu có bề rộng phần xuất lộ là 1,2m, được tạo bởi đất sét, ngói và sỏi đầm chặt.

- Móng cột: Để ghi nhận sự tồn tại của những dấu vết móng cột có niên đại thời Trần đã được phát hiện, chúng tôi phân chia móng cột thời Trần thành 3 loại hình cơ bản. Đó là:

+ Móng cột được tạo bởi đất và gạch ngói. + Móng cột tạo bởi đất và đá cuội.

+ Móng cột tạo bởi hỗn hợp nhiều loại vật liệu.

Nhìn chung, móng cột thời Trần được tạo bởi hai, ba loại vật liệu là chủ yếu, đa phần hình trụ vuông, kích thước trung bình, kích thước một cạnh tập trung chủ yếu 1-1,2m, so với móng cột thời Lý, móng cột thời Trần thường có kích thước nhỏ hơn và dường như không được đầm nện chặt như móng cột thời Lý. Thời Trần, chúng ta chưa thấy một số loại hình đã từng xuất hiện trong thời Lý như móng cột được tạo bởi đất sét, ngói, sỏi; đất sét và sành hay đất sét và bao nung. Sành, bao nung vẫn được người thời Trần sử dụng trong việc đầm tạo móng cột. Nhưng chưa thấy những móng cột chỉ đơn thuần được tạo bởi đất sét và sành hay đất sét và bao nung như ở thời Lý. Đồng thời, hai loại hình móng cột là móng cột tạo bởi đất sét, sỏi, đá khối và móng cột tạo bởi đất và đá cuội chỉ thấy xuất hiện ở thời Trần mà chưa thấy xuất hiện thời kỳ trước và sau đó. Đây cũng là điểm đáng chú ý.

Về vật liệu: Về cơ bản, người thời Trần cũng vẫn sử dụng những loại vật liệu được sử dụng trong việc tạo móng kiến trúc như thời Lý. Đó là đất sét, sỏi, gạch, ngói, sành, bao nung, gốm. Điểm khác biệt duy nhất đó là người thời Trần đã sử dụng phổ biến hơn đá cuội và bước đầu đưa đá khối vào trong thành phần vật liệu cấu tạo của móng kiến trúc.

72

Về kỹ thuật: Thời Trần cũng tồn tại các kỹ thuật cơ bản tạo móng kiến trúc đó là đổ-đầm, xếp móng. Có thể nói, người thời Trần chủ yếu sử dụng kỹ thuật đổ- đầm móng tương tự như người thời Lý. Đối với loại hình móng cột, các lớp vật liệu về cơ bản vẫn được đầm thành lớp nhưng không được đầm chặt, quy chỉnh như móng cột thời Lý.

Ngoài những móng kiến trúc nói trên có niên đại tương đối rõ ràng. Một số móng kiến trúc được các nhà nghiên cứu xếp vào khung niên đại chung cho cả hai thời kỳ này. Đó là thời Lý-Trần. 06 móng cột phát hiện được ở khu vực đền Cầu Từ 2, địa điểm đền Cầu Từ có niên đại như vậy. Căn cứ vào thành phần vật liệu cấu tạo, những móng cột này có thể được chia thành ba kiểu sau:

- Kiểu 1: Móng cột được tạo bởi đất sét và sỏi. 04 móng cột, phát hiện được năm 2009, hình trụ vuông, kích thước một cạnh bề mặt từ 1,1-1,25m (PL4.Bv94, PL5.Ba58).

- Kiểu 2: Móng cột được tạo bởi đất sét, sỏi, ngói, sành. 01 móng cột, bề mặt móng cột hình vuông, kích thước một cạnh 1m (PL4.Bv95, PL5.Ba59.a5-a6).

- Kiểu 3: Móng cột tạo bởi đất sét, sành, ngói: 01 móng cột, hình trụ vuông, kích thước một cạnh 70cm và chỉ còn lại phần đáy (PL4.Bv96; PL5.Ba59.a7).

Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3

Một phần của tài liệu Móng kiến trúc thời Lý, Trần, Hồ qua tài liệu khảo cổ học (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)