Từ chối vẽ hình: (F7) 84

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Pictogram trên kết quả thực nghiệm của bệnh nhân tâm thần phân liệt (Trang 85)

6. Phương phâp nghiắn cứu 7-

3.2.7. Từ chối vẽ hình: (F7) 84

Trong phần từ chối, chúng tôi đưa ra 2 tiắu chắ: từ chối vẽ hình [H-] vă từ chối giải thắch [G-]. Nhưng trong quâ trình tiến hănh thực nghiệm, đại đa số không xuất hiện từ chối giải thắch. Tuy nhiắn, có những trường hợp giải thắch lại chắnh nội dung hình vẽ, một số khâc không phải lă từ chối giải thắch mă họ không thể diễn tả hết bằng lời những liắn tưởng của họ giữa cụm từ vă nội dung hình vẽ. Vì vậy, trong phần năy, chúng tôi sẽ chỉ trình băy việc từ chối hình vẽ ở 2 nhóm. Xin theo dõi bảng 3.16 về tần xuất từ chối hình vẽ ở nhóm bình thường vă nhóm chứng.

Bảng 3.16: Bảng tần xuất việc từ chối vẽ hình của nhóm bệnh nhđn TTPL vă nhóm chứng Chỉ số Bình thƣờng Nhóm TTPL p Nam (1) % Nữ (2) % Nam (3) % Nữ (4) % H- (Từ chối vẽ hình) 7 0.71 3 0.78 103 10.91 2 3.1 p13<0.001

Bảng 3.16 cho thấy xu hướng từ chối vẽ hình ở bệnh nhđn TTPL nhiều hơn nhóm bình thường. Trong đó, với nhóm nam TTPL gặp ở 103/944 lượt hình nhiều hơn một câch có ý nghĩa (p<0.001) so với việc từ chối vẽ hình ở nhóm nam bình thường chỉ gặp 7/976 lượt hình. Việc từ chối vẽ hình thường tập trung văo một số tranh như sau. Xem bảng 3.17.

Nhìn trắn số liệu bảng 3.17, ta thấy có 8 hình vẽ sự từ chối vẽ tranh của bệnh nhđn TTPL nhiều hơn một câch có ý nghĩa so với nhóm bình thường. Khi từ chối vẽ hình ở bệnh nhđn TTPL chúng tôi hay gặp những câch biện luận như: ỘTôi đê tham dự rất nhiều ngăy hội vui, bđy giờ phải vẽ câi gìỢ, hay Ộtôi chưa hỏi ai cđu hỏi độc âc cảỢ, Ộtôi chưa từng lừa dối aiỢ. Mặc dù trong hướng dẫn của nghiệm viắn lă hêy vẽ để nhớ từ nhưng nhiều bệnh nhđn sa văo xu hướng mô tả sự vật hiện tượng: Ộlăm sao mă tôi có thể vẽ được luồng gió bđy giờỢ, Ộlăm sao mă vẽ được sự thậtỢ...

Cũng căn cứ văo bảng số liệu, ta thấy sự từ chối vẽ hình tập trung nhiều hơn văo những cụm từ tương đối trừu tượng khó thể hiện bằng hình vẽ như cđu hỏi độc âc, công bằng, sự thật, lừa dối... Ta cũng thấy căng ở những cụm từ ở cuối , tỉ lệ bệnh nhđn TTPL từ chối căng cao, ta thấy tỉ lệ từ chối ở cụm từ thứ 1 Ộngăy hội vuiỢ lă 6.8%, ở cụm từ thứ 9 Ộluồng gió mâtỢ lă 10.2%, cụm từ thứ 10 Ộcông bằngỢ lă 16.9% trong khi đó cụm từ thứ 12 Ộsự thậtỢ lă 20.3%, cụm từ 13 Ộhy vọngỢ 18.6%, cụm từ 15 Ộlừa dốiỢ lă 32.2%. Như vậy lă với những cụm từ tương đối trừu tượng, cần sự tham gia tắch cực của quâ trình tư duy trong việc chọn lựa hình ảnh thì căng về cuối, bệnh nhđn căng có xu hướng bỏ không vẽ. Điều năy chứng tỏ động cơ vă sức chịu đựng của bệnh nhđn TTPL kĩm.

Bảng 3.17: Mức độ khâc nhau có ý nghĩa (p< ) trong việc từ chối vẽ hình.

TT Câc yếu tố

Hình vẽ

Từ chối

%BT %TTPL p

1 Ngăy hội vui 0 6.8 0.05

2 Cđu hỏi độc âc 4.9 16.9 0.05

3 Luồng gió mât 0 10.2 0.02

4 Công bằng 0 16.9 0.001

6 Hy vọng 0 18.6 0.001

7 Lừa dối 1.6 32.2 0.001

8 Đoăn kết 0 15.3 0.001

Như vậy, tuy việc từ chối vẽ hình có nghĩa lă sẽ không có chất liệu để phđn tắch nhưng qua việc từ chối vẽ hình có thể rút ra một văi nhận định sau:

- Bệnh nhđn TTPL có xu hướng bỏ vẽ hình nhiều hơn vă thường tập trung văo những cụm từ trừu tượng, khó thể hiện bằng hình vẽ.

- Qua những giải thắch của bệnh nhđn TTPL khi từ chối vẽ hình, có thể thấy bệnh nhđn TTPL dường như bị gắn chặt văo câc cụm từ mă quắn hẳn nhiệm vụ lă vẽ để nhớ từ. Chắnh vì thế mă họ nói Ộlăm sao có thể vẽ được luồng gióỢ...

- Sự từ chối vẽ hình tập trung nhiều văo câc cụm từ cuối chứng tỏ động cơ thực hiện nhiệm vụ vă sức chịu đựng của bệnh nhđn TTPL kĩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Pictogram trên kết quả thực nghiệm của bệnh nhân tâm thần phân liệt (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)