Tham gia sáng lập và mở rộng ASEAN ra toàn khu vực

Một phần của tài liệu Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát triển của ASE (Trang 26)

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nóng thu hút sự quan tâm của thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên con đường giao thương hàng hải quốc tế cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, Đông Nam Á là địa bàn nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Đa phần các nước trong khu vực

đều đang đứng trước những khó khăn, thách thức trong việc phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội. Trong nội bộ các nước cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ về các cuộc đấu tranh tôn giáo, sắc tộc, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, điều này đòi hỏi lãnh đạo các quốc gia phải tìm ra con đường phát triển đúng đắn.

Trước tình hình đó, lãnh đạo một số nước Đông Nam Á nhận thấy cần phải liên kết nhau lại, tạo thành sức mạnh chung để có thể hạn chế và tránh sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước mình, không bị lôi cuốn vào âm mưu chính trị của các nước lớn, đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Năm 1961 Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) được thành lập gồm ba nước Thái Lan, Philippin, Liên bang Malaixia. Tổ chức này nhanh chóng bị giải thể do mâu thuẫn giữa Philippin và Malaixia về việc tranh chấp chủ quyền ở Sabah. Tháng 8 năm 1963, ba nước Malaixia, Philippin và Inđônêxia thành lập tổ chức MAPHILINDO với tên viết tắt của ba nước. Cũng giống như tổ chức trên, tổ chức này nhanh chóng bị giải thể do không điều hòa được những mâu thuẫn của các nước thành viên. Trước yêu cầu cần có một tổ chức để tập hợp tất cả các nước thành viên trong khu vực, Thái Lan đưa ra ý kiến nên tiếp tục phát triển và mở rộng ASA, còn Malaixia thì đề nghị nên duy trì MAPHILIDO. Khi đó, Adam Malik, Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia có ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực mới. Ông cho rằng có những cơ sở hợp lý cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác khu vực. Thứ nhất, các nước trong khu vực đều nằm trong một tổng thể địa lý, chiếm một vị trí quan trọng trên con đường biển quốc tế chạy từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Thứ hai, tất cả các nước Đông Nam Á đều có nhu cầu hợp tác với nhau để phát triển và đảm bảo an ninh trong tình hình mới.

Theo quan điểm của Inđônêxia, Đông Nam Á không cần dựa vào sức mạnh từ bên ngoài để đảm bảo an ninh cho mình. Động lực để thiết lập một tổ chức khu vực với các nước láng giềng lân cận của Inđônêxia có thể được tóm tắt theo 3 tiêu chí cơ bản sau:

1. Mong muốn có sự hợp tác bình thường với các quốc gia phi cộng sản trong khu vực Đông Nam Á.

2. Nhu cầu có sự ổn định trong nước.

3. Phụ thuộc ít hơn vào các siêu cường bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực [43].

Nhằm triển khai ý tưởng thành lập một tổ chức hợp tác khu vực mới, Inđônêxia đã tiếp xúc và đề đạt với một số nước trong khu vực, trừ những nước đang có chiến tranh. Sáng kiến trên đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Thái Lan, Philippin và Malaixia.

Sau khi thống nhất ý kiến về thành lập một tổ chức khu vực mới không ASA, cũng không MAPHILINDO, các nước đã thảo luận về mục đích của tổ chức hợp tác khu vực này. Theo Ngoại trưởng Adam Malik, các nước Đông Nam Á không thể tách mình về phương diện địa lý hay phương diện dân số, “lợi ích của chúng ta gắn bó chặt chẽ với số phận của toàn Đông Nam Á. Chúng ta phải tự trông cậy vào mình và chống lại những ảnh hưởng tiêu cực. Chúng ta có thể làm được điều đó nếu các nước Đông Nam Á hợp tác với nhau và trở nên hùng mạnh trong các vấn đề kinh tế để làm cơ sở cho sự phát triển trong những lĩnh vực khác” [22, 35]

Với mong muốn nhanh chóng thành lập tổ chức khu vực, Inđônêxia đã chủ động đưa ra bản dự thảo cho các nước cân nhắc. Adam Malik cùng các phụ tá của ông Chaidir Anwar Sani và Abu Bakar Lubis tích cực thực hiện các công việc chuẩn bị. Cuối năm 1966, đầu năm 1967, các quan chức ngoại giao của Inđônêxia đã đi một vòng quanh các nước Đông Nam Á để

thông qua bản dự thảo. Phái đoàn đầu tiên bao gồm Anwar Sani và Abu Bakar Lubis đã đến Băngkok cuối năm 1966. Từ Băngkok, Anwar Sani và Abu Bakar Lubis đi đến Yangon, Phnompenh, và Malina để tranh thủ sự ủng hộ của những nước này về ý tưởng thành lập tổ chức khu vực. Sau Malina, họ đến thăm Xingapo. Tháng 5/1967, chính Adam Malik cùng với Anwar Sani, Abu Bakar Lubis và Soenarso đã làm một chuyến đi vòng quanh qua Băngkok, Yangon, Phnompenh, và Manila cùng với bản dự thảo cuối cùng. Điều đó cho thấy Inđônêxia là nước đi đầu trong việc thành lập tổ chức khu vực, đồng thời thể hiện sự năng động của chính phủ Suharto [35, 55]. Với quan điểm xây dựng một tổ chức khu vực trung lập, không có sự can thiệp của các nước phương Tây, Inđônêxia đã cố gắng mời hai nước trong khu vực là Mianma và Cămpuchia tham gia nhưng hai nước này đã không chấp nhận.

Ngày 8/8/1968, tại thủ đô Băng Cốc, dưới sự đồng thuận của năm nước là Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Xingapo, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN chính thức ra đời.

Trong tuyên bố Băng Cốc, tuyên bố đầu tiên khi thành lập hiệp hội đã nêu ra các mục tiêu chính như sau:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;

2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc;

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học – kỹ thuật và hành chính;

4. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

5. Hợp tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền công nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch, kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;

6. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.

7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này [47].

Bộ trưởng Ngoại giao của các nước đã đồng ý với một số điều khoản, cải thiện mối quan hệ giữa các nước thành viên và đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Theo Anwar Sani và Abu Bakar Lubis, Bộ trưởng Ngoại giao của Inđônêxia, Adam Malik đã đặt tên cho tổ chức hợp tác khu vực là ASEAN ngay trước khi tuyên bố thành lập. Bernard K.Gordon trong cuốn “Towards disengagement in Asia (1969)” đã nhấn mạnh vai trò của Inđônêxia trong sự thành lập của ASEAN: “ý kiến về việc thành lập một tổ chức khu vực mới ở Đông Nam Á được phác họa đầu tiên bởi chính phủ Inđônêxia, đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao Adam Malik”. Adam Malik chính là người đã hoạt động không biết mệt mỏi cho sự ra đời của ASEAN [35, 55].

ASEAN ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của khu vực, sự đoàn kết khu vực trong một tổ chức chung. Các nguyên tắc của tổ chức đã thể hiện tính bình đẳng giữa các quốc gia bất kể lớn nhỏ, giàu nghèo. Tổng thống Suharto đã đưa ra nguyên tắc quyết định của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận (Musyawarah) và được các nhà lãnh đạo ASEAN thừa nhận là nguyên tắc ra quyết định chính của hiệp hội. Với nguyên tắc này các nước sẽ

phải đạt được sự nhất trí trong việc quyết định những vấn đề chung của toàn hiệp hội. Nói về ý nghĩa ra đời của ASEAN, Ngoại trưởng Thái Lan, Thanat Khôman nhấn mạnh: “Lần đầu tiên, các nước Đông Nam Á đã đi tới một điểm cơ bản của việc loại trừ một thói quen xấu là đi riêng rẽ với nhau theo những hướng khác nhau, khiến họ quay lưng lại với nhau”. Còn Ngoại trưởng Adam Makik của Inđônêxia đánh giá: “Đã có một sự đoàn kết khu vực, bất kể những khác biệt nảy sinh từ lợi ích dân tộc” [22, 40].

Từ khi thành lập, ASEAN là nhân tố quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Inđônêxia, đặc biệt trong hai thập kỷ nắm quyền đầu tiên của Suharto. Trong tổ chức mới này, Inđônêxia tiếp tục nhấn mạnh không liên kết và mối quan tâm chung về việc loại bỏ sự cạnh tranh siêu cường trong khu vực. Đây là sự tiếp nối chính sách sau khi giành độc lập của Inđônêxia.

Cùng với các nước khác trong tổ chức, Inđônêxia luôn mong muốn mở rộng ASEAN ra toàn khu vực Đông Nam Á. Ngay sau khi Brunây giành được độc lập, ngày 7/1/1984, ASEAN đã kết nạp Brunây làm thành viên thứ 6.

Trong cuộc đấu tranh của ba nước Đông Dương, Inđônêxia luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, Lào, Cămpuchia và mong muốn kết nạp những nước này vào Hiệp hội. Xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp, tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, Inđônêxia luôn tích cực ủng hộ Việt Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Hai nước đã có những mối quan hệ gắn bó lâu dài trong lịch sử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân hai nước chúng ta đã cùng nhau gắn bó trong cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc phương Đông, chống chủ nghĩa thực dân đế quốc… Nguyện vọng độc lập tha thiết của nhân dân hai nước chúng ta đã được thực hiện cùng một thời gian. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Inđônêxia ra đời” [11, 104]

Tổng thống đầu tiên của Inđônêxia Sukarno và chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân không mệt mỏi, có uy tín trong phong trào dân tộc trên thế giới. Sức mạnh đoàn kết là vũ khí quan trọng đưa đến sự thắng lợi của hai đất nước trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cả hai vị Chủ tịch đều dựa vào những đặc điểm, tình hình cụ thể của đất nước mình để có những chính sách đoàn kết dân tộc phù hợp. Nếu Sukarno đưa ra nguyên tắc Pancasila để đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh luôn “lấy dân làm gốc” và toàn dân thành một gốc không lay chuyển [21, 237]. Với những điểm tương đồng và mối quan hệ thân thiết đã được tạo lập từ những vị chủ tịch đầu tiên, Inđônêxia và Việt Nam vẫn luôn phát huy truyền thống gắn bó, tình cảm tốt đẹp đó trong quá trình phát triển đất nước sau này.

Năm 1975, sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, Inđônêxia đã đưa ra ý kiến kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức của ASEAN. Nhưng tại thời điểm đó, Việt Nam cũng như một số nước thành viên khác của ASEAN chưa sẵn sàng cho việc kết nạp này. Trong những năm 80, mặc dù tình hình quốc tế và khu vực có nhiều khó khăn, trở ngại do tình trạng chia rẽ, đối đầu trong chiến tranh lạnh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa ASEAN và Việt Nam về “vấn đề Cămpuchia” nhưng quan hệ giữa Inđônêxia và Việt Nam vẫn có những bước phát triển tích cực, hữu nghị so với quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN. Không chỉ trao đổi nhiều đoàn quan trọng ở cấp Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và nhiều Bộ trưởng khác, hai nước còn thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo “vì hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á”. Bất kể những mâu thuẫn giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, Inđônêxia vẫn luôn giữ các mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao thân thiện với Việt Nam. Trong những năm 1986 – 1987 khi Việt Nam có khó khăn về lương thực, Inđônêxia đã cho

Việt Nam vay 30 vạn tấn gạo với lãi suất thấp. Khi Việt Nam không có điều kiện trả nợ đúng hạn, Inđônêxia đã không đòi Việt Nam phải trả lãi quá hạn và đã hỗ trợ Việt Nam trong việc bán gạo để trả nợ. Tháng 9/1989, tại Bengrat, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao các nước Không liên kết, Chủ tịch Võ Chí Công đã cảm ơn Tổng thống Suharto vì sự giúp đỡ quý báu đó[32,tr29]. Khi “vấn đề Cămpuchia” khép lại, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên thân thiết. Inđônêxia tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN. Tháng 7/1992, Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của ASEAN.

Tháng 9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định thành lập vụ ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao để phối hợp các hoạt động giữa Việt Nam và ASEAN. Ngày 28/7/1995 tại thủ đô của Brunây, Bandar Seri Begawan, Việt Nam chính thức được kết nạp và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, mở ra một giai đoạn mới trong hợp tác khu vực. Trước sự nghi ngại của các thành viên ASEAN về chế độ chính trị của Việt Nam, Inđônêxia với quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai nước đã giữ nguyên những ý kiến của mình, ủng hộ Việt Nam tham gia vào tổ chức khu vực. Trong việc kết nạp Việt Nam, Inđônêxia giữ vai trò chủ yếu [43].

Inđônêxia cũng như các nước thành viên ASEAN luôn chủ trương mở rộng ASEAN thành một tổ chức khu vực. Việc kết nạp ba nước Lào, Cămpuchia, Myanma gặp không ít khó khăn do sự yếu kém về kinh tế và những bất ổn chính trị ở một số nước này. Mỹ và các nước Châu Âu lên tiếng phản đối việc kết nạp ba nước này vào tổ chức, đặc biệt là Myanma vì cho rằng nước này đã vi phạm nhân quyền. Họ lập luận, nếu ASEAN tiếp nhận Lào, Cămpuchia, Myanma sẽ kìm hãm bước tiến của tổ chức, đồng thời làm cho mối quan hệ giữa ASEAN và thế giới phương Tây giảm sút. Tuy nhiên Inđônêxia cùng với các nước ASEAN khác đã vượt qua mọi dư

luận quốc tế cũng như khó khăn nội tại, năm 1997 đã kết nạp Lào và Myanma làm thành viên. Đối với Cămpuchia, cuộc chính biến tại Phnômpênh ngày 5-6/7/1997 đã làm chậm việc gia nhập của nước này vào tổ chức khu vực. ASEAN đã kêu gọi hai đồng Thủ tướng của Cămpuchia giải quyết mối bất đồng giữa họ một cách hòa bình. Ngày 25/7/1997, Nội các của Thủ tướng Hunxen ra tuyên bố: “Cămpuchia hoan nghênh vai trò của ASEAN trong việc đóng góp vào hòa bình và ổn định ở Cămpuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thông qua việc ngăn ngừa sự can thiệp của bên ngoài vào công việc nội bộ của Cămpuchia” [1, 89]. ASEAN đã thành lập cơ chế “Bộ ba ASEAN” gồm Ngoại trưởng Inđônêxia, Ngoại trưởng Philippin và Ngoại trưởng Thái Lan để giúp đỡ giải quyết vấn đề Cămpuchia. Bộ ba ASEAN đã làm các công tác ngoại giao cần thiết và truyền đạt lập trường của ASEAN đến các bên xung đột ở Cămpuchia, nhấn mạnh giải pháp bầu cử tự do, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc bầu cử đó. Ngày 26/8/1998, Cămpuchia đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử phản ánh một cách trung thực ý chí chính trị của người dân nước này dưới sự giám sát của các quan sát viên ASEAN trong Nhóm quan sát viên quốc tế. Những nỗ lực đó đã đưa đến kết quả là năm 1999 ASEAN đã chính thức kết nạp Cămpuchia làm thành viên thứ 10. Việc mở rộng tổ chức ra toàn khu

Một phần của tài liệu Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát triển của ASE (Trang 26)