Xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Một phần của tài liệu Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát triển của ASE (Trang 60)

Cùng với sáng kiến xây dựng Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC), việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế (AEC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị Cấp

cao ASEAN 9 vào tháng 10 năm 2003 tại Bali, Inđônêxia. Nội dung chính của AEC là hiện thực hóa mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn sẽ được lưu chuyển tự do, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020… Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành thị trường và khu vực sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng đặc thù của khu vực thành những cơ hội hỗ trợ kinh doanh, biến ASEAN thành một bộ phận năng động và vững chắc hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu…

Quyết tâm xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN của Inđônêxia đã được thể hiện trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 9 và trong các hoạt động của Inđônêxia trong những năm gần đây. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị, tổng thống Megawati đã khẳng định hội nhập khu vực kinh tế là thực sự cần thiết. Bà nhấn mạnh: “Trên hết nếu ASEAN mong muốn đủ sức cạnh tranh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu thì các quốc gia thành viên không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực sự chuyên tâm thực hiện những điều đã cam kết” [12, 11]. Để xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung, AEC nói riêng, Inđônêxia đã đưa ra những chương trình hành động cụ thể đối với nước mình. Trong chương trình hành động của ngành ngoại giao công bố ngày 17/4/2006, Inđônêxia đã cam kết thực hiện một số chủ trương sau: 1) Cải thiện hợp tác thương mại kinh tế và đầu tư; 2) Cải thiện hợp tác về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; 3) Cải thiện việc tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác về nguồn nhân lực; 4) Phát triển hợp tác ASEAN; 5) Đẩy mạnh hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia; 6) Cải thiện hợp tác về việc dẫn độ giữa các nước ASEAN; 7) Cải thiện các mối quan hệ và hợp tác với các nước Châu Á - Thái Bình Dương; 8) Cải thiện sự hợp tác chiến

lược của Inđônêxia với các nước Á - Phi; 9) Cải thiện hợp tác văn hóa - xã hội; 10) Bảo vệ lợi ích của Inđônêxia và cải thiện hợp tác trong việc ngăn ngừa tội phạm quốc tế [12, 13].

Dựa trên các chương trình hành động, chính phủ Inđônêxia tích cực tham gia thực hiện các chương trình dự án, đóng góp các sáng kiến phát triển kinh tế của ASEAN. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono trong diễn văn nhậm chức tại Hội đồng tư vấn nhân dân ngày 21/10/2004 cam kết: “thúc đẩy nền kinh tế để đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn, có thể giải quyết vấn đề lao động và giảm đói nghèo…, tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế mở. Chính phủ tập trung vào các chương trình trung và ngắn hạn để nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh” [12, 14]

Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của Inđônêxia không nổi bật như trong lĩnh vực an ninh - chính trị, nhưng qua những đóng góp và hành động của đất nước này ta có thể thấy thiện chí mong muốn phát triển ASEAN thành khu vực giàu có, thịnh vượng. Là một đất nước đông dân và rộng lớn nhất khu vực, Inđônêxia luôn phát huy những lợi thế của mình trong hợp tác kinh tế nội khối và ngoại khối. Với một thị trường rộng lớn hơn 200 triệu dân, Inđônêxia luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực.

Một phần của tài liệu Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát triển của ASE (Trang 60)