0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Vị trí, mục tiêu * Vị trí

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) (Trang 60 -60 )

- Từ phía các nhà quản lý:

2.1.1. Vị trí, mục tiêu * Vị trí

trung đại lớp 10 THPT (chƣơng trình chuẩn), đồng thời xác định đúng cách thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trong dạy học khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 (chƣơng trình chuẩn) theo tinh thần đổi mới.

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung khóa trình Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 (chƣơng trình chuẩn) thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 (chƣơng trình chuẩn)

2.1.1. Vị trí, mục tiêu * Vị trí * Vị trí

Bộ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông đƣợc xây dựng theo nguyên tắc đƣờng thẳng kết hợp đồng tâm. Ở cấp THCS, HS đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ nguyên thuỷ cho đến nay. Lên cấp THPT, HS tiếp tục đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ nguyên thủy cho đến nay nhƣng ở mức độ nhận thức cao hơn, sâu hơn. Cho nên, khi thiết kế và sử dụng đề kiểm tra, GV phải căn cứ vào nội dung, chƣơng trình của môn học, cấp học nhằm đánh giá toàn diện HS trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hƣớng thái độ.

SGK Lịch sử lớp 10 THPT đƣợc triển khai đại trà từ năm học 2006 – 2007, bao gồm hai cuốn SGK theo hai chƣơng trình cơ bản và nâng cao. Khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại là phần nội dung đầu tiên của chƣơng trình lớp 10 cũng là nội dung đầu tiên khi đi tìm hiểu về Lịch sử loài ngƣời. Đây là phần kiến thức có độ trải dài về thời gian cách ngày nay, gây khó khăn cho HS trong việc nhận thức lịch sử (nhận thức của con ngƣời đi từ gần đến xa trong khi đó nhận thức lịch sử lại phải đi từ xa đến gần), đòi hỏi GV và HS cần có PPDH và KT, ĐG phù hợp.

Xét về mặt tiến trình Lịch sử thì chế độ Công xã nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong sự phát triển của xã hội loài ngƣời, từ khi có con ngƣời xuất hiện trên trái đất cho tới khi xã hội bắt đầu phân chia thành những giai cấp và xuất hiện nhà nƣớc. Đây cũng là phần nội dung quan trọng đánh dấu sự chuyển biến đi lên của Lịch sử xã hội loài ngƣời, từ Xã hội nguyên thủy, tới sự hình thành trật tự xã hội. Sự phát triển của lịch sử đều tuân theo những quy luật mang tính tất yếu của nó. Tiếp nối chế độ nguyên thủy là xã hội Cổ đại và Trung đại - đều nằm trong tiến trình của nền văn minh đầu tiên của lịch sử văn minh nhân loại - nền văn minh nông nghiệp. Hai quốc gia Hi Lạp và Rôma dù nền kinh tế thủ công, thƣơng nghiệp hàng hóa - tiền tệ rất phát triển, song toàn bộ nền kinh tế đó vẫn dựa trên chế độ chiếm nô - chế đô bóc lột nô lệ thực thụ, dựa trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp của phƣơng Đông mà rất ít tác động lại đến sự thay đổi phƣơng thức và điều kiện sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, nội dung phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại có vị trí vô cùng quan trọng. Tìm hiểu về Xã hội nguyên thủy, Xã hội cổ đại và trung đại về cả mặt kinh tế, chính trị và tƣ tƣởng sẽ giúp HS hiểu đƣợc bƣớc phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để định hƣớng cách học cho cả quá trình học tập môn Lịch sử bậc THPT. Nhận thức

đúng đắn, chính xác, nắm đƣợc quy luật đi lên của lịch sử giai đoạn này mới có thể hiểu bản chất và giúp cho việc học tập giai đoạn sau tốt hơn.

* Mục tiêu

Mục tiêu chung của giáo dục THPT đã đƣợc xác định rất rõ trong Luật

giáo dục sửa đổi 2010 “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp HS củng cố

và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề học đi vào cuộc sống lao động”. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông nói chung nhằm giúp cho HS có đƣợc những kiến thức cơ bản, cần thiết về Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dƣỡng các năng lực tƣ duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Đối với khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại mục tiêu cũng nằm trong hệ mục tiêu chung của môn Lịch sử.

- Kiến thức:

Sau khi học xong khóa trình này, HS cần nhận thức đƣợc các kiến thức cơ bản của sự hình thành xã hội loài ngƣời, đánh giá đƣợc vai trò của lao động và cuộc cách mạng đá mới trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Hiểu đƣợc các đặc điểm, ảnh hƣởng của tự nhiên và sự phát triển kinh tế ban đầu của các quốc gia cổ đại phƣơng Đông và phƣơng Tây. Trên cơ sở đó, so sánh đƣợc các đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng nhƣ những thành tựu đạt đƣợc giữa các quốc gia này. Bƣớc vào thời kỳ phong kiến, HS hiểu đƣợc đƣợc sự hình thành xã hội phong kiến của Trung Quốc, Ấn Độ, các nƣớc Đông Nam Á. Qua đó phân tích để thấy đƣợc những đặc

điểm riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia. HS phải đánh giá đƣợc giá trị của văn hóa thời kỳ này đối với nền văn minh của nhân loại. Đối với phần Tây Âu thời trung đại HS cần nắm vững quá trình hình thành về xã hội phong kiến châu Âu, hiểu đƣợc khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trƣng của kinh tế lãnh địa. Giải thích đƣợc nguyên nhân xuất hiện của thành thị trung đại và vai trò của thành thị đối với tiến trình đi lên của Lịch sử nhân loại. Đánh giá đƣợc những đóng góp của các cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển kinh tế châu Âu thời trung đại. Nhƣ vậy, để việc dạy và học đạt hiệu quả cao GV cân xác định mục tiêu kiến thức cần đạt theo ba mức độ nhận thức, thông qua đó xác định kiến thức trong tâm để có cách dạy và cách kiểm tra đánh giá phù hợp cho HS.

- Kỹ năng:

Là một khóa trình lịch sử có dung lƣợng kiến thức phong phú nên sau khi học khóa trình này, GV cần hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn nói chung nhƣ kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại), kỹ năng làm việc với SGK và các nguồn sử liệu, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tƣợng, các quy luật phát triển của lịch sử.

Ngoài ra khóa trình còn bồi dƣỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập Lịch sử nhƣ việc điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và là nền tảng để HS tiếp cận với các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Hơn nữa, sau khi học xong khóa trình còn giúp HS hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho bản thân thông qua các nguồn sử liệu khác nhau, có những phát hiện mới và rút ra cách học, cách nghiên cứu riêng cho từng em.

- Thái độ:

Tìm hiểu về Xã hội nguyên thủy, sự xuất hiện của loài ngƣời đặc biệt là sự tiến dần từng bƣớc của các chế độ xã hôi HS rút ra đƣợc quy luật về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Khi học về văn hóa của các quốc gia cổ phƣơng Đông và phƣơng Tây đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hi - Lạp, Rôma, HS hình thành ý thức trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.

Bên cạnh đó, dựa vào ý nghĩa của những bài học trong chƣơng trình học sinh có đƣợc những phẩm chất cần thiết nhất của ngƣời công dân: thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, yêu lao động, tôn trọng lao động và của cải con ngƣời làm ra, trách nhiệm đối với đất nƣớc - cộng đồng; sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và hiểu biết về quá trình đi lên của đất nƣớc cũng nhƣ sự đi lên của từng quốc gia trên thế giới. Nhƣ vậy, để thiết kế đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của HS thì việc xác định mục tiêu dạy học là tất yếu. Tuy nhiên, khi thiết kế và sử dụng đề kiểm tra, GV cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) (Trang 60 -60 )

×