0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mớ

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) (Trang 31 -31 )

thần đổi mới

Thiết kế đề kiểm tra là khâu then chốt trong quá trình KT, ĐG, nó có vị trí quan trọng để củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS trong học tập. KT, ĐG là một khâu không thể tách rời diễn ra trong suốt QTDH nhằm đánh giá thƣờng xuyên năng lực học tập của HS hƣớng tới việc hƣớng dẫn HS học tập, GV giảng dạy và giám sát, cải tiến chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Từ kết quả KT, ĐG, những kết luận chính xác về thực trạng dạy học đã đƣợc rút ra để điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy - trò. Vì vậy, việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra đảm bảo các yêu cầu sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học, GV có những thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng phổ thông. Do vậy, mỗi GV cần tự ý thức đƣợc vai trò của vấn đề này, tự bồi dƣỡng, hoàn thiện bản thân trong quá trình dạy học.

1.1.3.1. Đối với giáo viên

Đối với GV, thiết kế và sử dụng đề kiểm tra là công việc thƣờng xuyên trong QTDH. Thiết kế đề kiểm tra cũng chính là một công cụ để đo kết quả dạy học của chính bản thân GV đó. Thông qua việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo đúng phân phối chƣơng trình, giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của HS ở từng giai đoạn học tập khác nhau. Qua kết quả thu đƣợc, GV có thể tự đánh giá việc dạy học (năng lực chuyên môn) cũng nhƣ năng lực sƣ phạm của mình trong việc thực hiện các kĩ thuật thiết kế đề kiểm tra. GV cần có thái độ cầu thị, tinh thần học hỏi, không chủ quan thỏa mãn, tích cực tham gia các lớp bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, kiên trì vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lƣợng dạy học và KT, ĐG. Mỗi nhà giáo cần có lòng yêu nghề, tinh

thần nhiệt huyết và sự say mê sáng tạo, đổi mới trong dạy học nói chung, KT, ĐG nói riêng.

Thiết kế đề kiểm tra nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình sẽ có một đề kiểm tra tốt và từ đề kiểm tra này GV sẽ thu đƣợc những thông tin tƣơng đối chính xác và toàn diện để đánh giá mức độ hiểu và nắm kiến thức của HS đạt hay chƣa đạt so với MTMH đề ra, nắm đƣợc mức độ tiến bộ hay sút kém của từng em để có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi

dƣỡng kịp thời. Đề kiểm tra chính là phƣơng tiện tạo nên “mối lên hệ ngược”

giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy học, tìm ra những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lƣợng dạy học. Thông qua thiết kế và sử dụng đề kiểm tra, GV thẩm định trên thực tế hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và PPDH của mình. KT, ĐG kết quả học tập của HS là một bộ phận cấu thành và là giai đoạn cuối cùng của QTDH. Trong mọi sự đánh giá, vai trò hàng đầu là thực hiện quyết định cho điểm lên lớp thì việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra sẽ công cụ có hiệu quả nhất cho việc này nhằm đánh giá chính xác năng lực học tập của HS.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với GV trong việc đánh giá chính xác kết quả học tập của HS, đồng thời cũng qua đó mà khẳng định năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm của ngƣời thầy góp phần vào việc định hƣớng học tập cho HS.

1.1.3.2. Đối với học sinh

Nếu xem KT, ĐG là thƣớc đo kết quả học tập của HS thì khâu thiết kế và sử dụng đề kiểm tra chính là công cụ quyết định để đánh giá chính xác nhất kết quả đó. Cho nên, đối với HS, việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra có vai trò, ý nghĩa trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Về kiến thức: Trƣớc hết, thông qua nội dung đề kiểm tra, việc KT, ĐG góp phần củng cố những kiến thức HS đã đƣợc học, đồng thời qua đó các em cũng tự khẳng định đƣợc bản thân mình. Mặt khác, qua nội dung đề kiểm tra, HS có điều kiện đƣợc thể hiện sự hiểu biết tri thức của mình qua cách viết, cách trình bày trong bài kiểm tra. Do đó, qua bài kiểm tra giúp HS hiểu sâu và củng cố tri thức, nhận thức đúng mức độ kiến thức đã đạt đƣợc so với yêu cầu của chƣơng trình. Đồng thời, qua bài kiểm tra còn giúp các em phát

hiện những thiếu sót,“lỗ hổng” trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa,

thay đổi, điều chỉnh phƣơng pháp học tập đạt kết quả cao hơn.

- Về giáo dục: thực hiện nghiêm túc việc làm bài kiểm tra không những giúp HS củng cố, nắm vững (hiểu) những tri thức lịch sử mà đó còn là cơ sở để các em rút kinh nghiệm, bài học cho bản thân, từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: ý chí tự giác vƣơn lên trong học tập, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn, thể hiện lòng trung thực, tinh thần tập thể.

- Về phát triển: Thông qua làm bài kiểm tra, HS có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tƣ duy trí tuệ từ đơn giản đến phức tạp: biết tái hiện sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, hiểu sâu sắc về lịch sử, qua đó vận dụng khả năng thực hành, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, rút ra quy luật và bài học lịch sử … Thực hiện làm bài kiểm tra tốt sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào cuộc sống.

Nhƣ vậy, việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra không chỉ có ý nghĩa

đối với HS mà còn có vai trò quan trọng đối với cả HS. Việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra là công việc của ngƣời GV, song thực hiện bài kiểm tra nhƣ thế nào, có đạt đƣợc kết quả hay không lại là nhiệm vụ của HS. Giữa nhiệm vụ của GV và HS trong việc KT, ĐG có mối quan hệ gắn bó đặc biệt.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) (Trang 31 -31 )

×