Xem xét lại việc soạn đề kiểm tra

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng một số đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 ( Chương trình chuẩn ) (Trang 104 - 106)

- Từ phía các nhà quản lý:

6.Xem xét lại việc soạn đề kiểm tra

Đây là công việc cần thiết nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót về cả nội dung và hình thức để đảm bảo tính toàn diện, tính vừa sức, đảm bảo tỉ lệ thuận thời gian làm bài với nội dung câu hỏi, các câu hỏi đƣa ra phải đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng. Việc xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra nhằm cho GV rà soát lại tất cả các bƣớc của quy trình biên soạn, qua đó GV sẽ có cái nhìn tổng thể, toàn diện về đề kiểm tra mình xây dựng, bên cạnh đó viêc xem xét lại quá trình biên soạn cũng giúp GV phát hiện ra những nhầm lẫn, sai sót để đề kiểm tra đƣợc hàn thiện hơn. Bởi vậy, khâu xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra là khâu cuối cùng tuy đơn giản nhƣng không thể thiếu, GV có thể tiến hành khâu này theo các bƣớc sau:

Thứ nhất, đối chiếu từng câu hỏi với hƣớng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

Thứ hai, đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

Thứ ba, thử nghiệm đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp

với mục tiêu, chuẩn chƣơng trình và đối tƣợng HS (nếu có điều kiện).

Thứ tư, hoàn thiện đề, hƣớng dẫn chấm và thang điểm.

Quy trình thiết kế đề kiểm tra kết quả học tập môn Lịch sử của HS lớp 10, THPT theo tinh thần đổi mới đƣợc thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế đề kiểm tra

Bước1

Xác định mục đích của đề kiểm tra

Bước2

Xác định hình thức đề kiểm tra

Bước3

Thiết lập ma trận đề kiểm tra Bước4

Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Bước5

Xây dựng hướng dẫn chấm,thang điểm

Bước6

Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Minh họa cụ thể xem thêm phần phụ lục phụ lục 4.15.1

Việc thực hiện các bƣớc trong quy trình thiết kế đề kiểm tra là rất cần thiết. Trong đó, quan trọng nhất là thực hiện việc thiết lập ma trận đề nhằm đảm bảo tính toàn diện, tính khách quan và tính chính xác cho đề kiểm tra. Những ƣu điểm của nó không chỉ dừng lại ở việc đánh giá đúng kết quả học tập của HS, mà nó còn có vai trò định hƣớng đối với cả HS và GV, điều này đã đƣợc kiểm chứng rất rõ qua kết quả thực nghiệm.

2.2.3. Sử dụng đề kiểm tra trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 (chương trình chuẩn) theo tinh thần đổi mới cổ đại và trung đại lớp 10 (chương trình chuẩn) theo tinh thần đổi mới

Đổi mới xây dựng đề kiểm tra ở trƣờng phổ thông hiện nay đang đƣợc quan tâm tiến hành đồng bộ từ nội dung, phƣơng pháp, hình thức kiểm tra.

Kiểm tra viết bao gồm ba loại đề cơ bản đó là đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra cuối học kỳ.

Đề kiểm tra viết nói chung có ƣu điểm là trong khoảng thời gian nhất định kiểm tra đƣợc tất cả HS trong lớp. Qua bài kiểm tra, GV biết đƣợc mức độ đạt kiến thức, khả năng phát triển ngôn ngữ, tƣ duy và cách diễn đạt, giải quyết vấn đề của HS. Bên cạnh đó nó cũng có nhƣợc điểm chung là trong 1 khoảng thời gian chỉ kiểm tra đƣợc một lƣợng kiến thức nhất định, không kiểm tra đƣợc kỹ năng thực hành, khả năng tổ chức của HS mà kết qủa của nó còn thiếu tính khách quan, độ chính xác không cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng đề kiểm tra, GV cần chú ý tuân theo các yêu cầu để phát huy đƣợc ƣu điểm và hạn chế nhƣợc điểm đối với từng loại đề kiểm tra. Ở bƣớc này, GV cần ghi lại cụ thể các công việc, cách thức tiến hành yêu cầu đối với GV coi thi, yêu cầu đối với HS khi làm bài, nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS, đặt ra kế hoạch chấm bài cụ thể, kế hoạch chữa bài, nhận xét bài của HS và kế hoạch sử dụng kết quả kiểm tra mà GV thu đƣợc.

Việc sử dụng đề kiểm tra đối với HS lớp 10 cũng tuân theo các bƣớc chung trong quy trình KT, ĐG, từ mục đích kiểm tra đến việc sử dụng kết quả và xử lý các thông tin phản hồi.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng một số đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 ( Chương trình chuẩn ) (Trang 104 - 106)