0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Các hình thức, phương pháp thiết kế đề kiểm tra trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) (Trang 34 -34 )

sử ở trường phổ thông

1.1.4.1. Các hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một khâu của quá trình KT, ĐG. Ở trƣờng phổ thông hiện nay trong môn học Lịch sử có hai hình thức KT, ĐG, đó là KT, ĐG cơ bản và KT, ĐG ngoài giờ học. Việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới, xây dựng theo ma trận chỉ tiến hành trong hình thức KT, ĐG cơ bản, cụ thể là đối với đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra học kì.

Việc KT, ĐG kết quả học tập của HS tập trung chủ yếu vào năng lực nhận thức, khả năng tiếp thu bài, thông qua đó giáo dục tƣ tƣởng, thái độ cho các em. Theo B.S.Bloom, có 6 mức độ thể hiện mục tiêu dạy học từ thấp lên

cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Vận dụng

vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam các nhà giáo dục cho rằng có 3 mức độ phù

hợp là biết, hiểu vận dụng. Trong dạy học Lịch sử, việc KT, ĐG cũng tập

trung vào các mức độ nhận thức này. Tuy nhiên, việc tách bạch các mức độ nhận thức cũng nhƣ xác định mối quan hệ giữa nhận thức với rèn luyện kỹ năng và thái độ tình cảm là rất khó vì chỉ mang tính chất tƣơng đối. Mức

độ nhận thức biết là cơ sở cho việc hiểu lịch sử và từ hiểu mới có thể phân

tích, tổng hợp, vận dụng, đánh giá, đồng thời bộc lộ thái độ tình cảm của ngƣời học.

Đối với HS lớp 10 THPT, do trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý đã ở mức cao hơn so với HS THCS nên cần đánh giá các em ở cả ba mức độ, trong đó lƣu ý nhiều hơn đối với việc đánh giá khả năng hiểu vận dụng. Tuy nhiên, so với HS lớp 11, 12 thì yêu cầu nhận thức của HS lớp 10 vẫn thấp hơn. GV cần vận dụng linh hoạt các mức độ đánh giá để đảm bảo yêu cầu KT, ĐG toàn diện đối với các em phù hợp với từng hình thức kiểm tra.

Khi thiết kế đề và sử dụng đề kiểm tra, GV cần tuân theo đúng quy trình, dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học Lịch sử để xác định mục tiêu và mức độ kiểm tra cho phù hợp với đối tƣợng HS qua từng chƣơng, từng giai đoạn học tập, lựa chọn nội dung kiến thức cơ bản cần kiểm tra, và các phƣơng pháp kiểm tra cho phù hợp.

* Đề kiểm tra 1 tiết giữa kỳ

Bài kiểm tra 1 tiết (hay còn gọi là bài kiểm tra giữa kỳ) thƣờng đƣợc GV tiến hành theo phân phối chƣơng trình. Bài kiểm tra này lấy điểm hệ số 2 của HS. Mục đích của bài kiểm tra 1 tiết nhằm đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một giai đoạn học tập và làm cơ sở cho việc học tập tốt các nội dung tiếp theo.

Đối với HS lớp 10, bài kiểm tra 1 tiết đƣợc tiến hành khi học xong tiết 10. Nội dung kiểm tra gồm tất cả các bài HS đã học từ đầu học kỳ, tức là từ

bài 1 “Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy” cho đến bài 7

“Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ”. Qua bài kiểm tra GV có thể thu đƣợc kết quả chính xác nhất về mức độ nhận thức của từng HS, đồng thời đánh giá đƣợc khách quan ý thức, thái độ của các em. Từ đó điều chỉnh lại PPDH, phƣơng pháp đánh giá cũng nhƣ cách học của từng HS.

Do đặc trƣng của việc nhận thức Lịch sử, đối với các sự kiện, hiện

tƣợng lịch sử HS không chỉ cần “biết” mà còn cần “luận” để hiểu tƣờng tận

các sự kiện, hiện tƣợng, vấn đề lịch sử để qua đó biết rút ra bài học vận dụng trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Cho nên, trong đề kiểm tra, đặc biệt là đề kiểm tra 1 tiết trở lên thì việc kết hợp giữa hai loại câu hỏi TN và TL là rất cần thiết. Trƣớc đây, đề kiểm tra Lịch sử thƣờng đơn thuần là câu hỏi TL, song để đáp ứng MTMH và đổi mới KT, ĐG thì việc kết hợp giữa hai loại câu hỏi TL và TN đã mang lại hiệu quả. Từ thực tiễn kết quả học tập Lịch sử ở trƣờng phổ thông, thể hiện rõ qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi vào các

trƣờng Đại học, Cao đẳng càng cho thấy việc thiết kế đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới đang trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết bởi cách ra đề và hình thức đề kiểm tra là một nhân tố lớn chi phối trực tiếp đến các kết quả này.

* Đề kiểm tra học kỳ (cuối kỳ):

Bài kiểm tra học kỳ nhằm đánh giá toàn diện kết quả học tập của HS trong một thời gian dài (một học kỳ), cho nên đề kiểm tra cần biết chọn lọc nội dung nhƣng lai phải có tính bao quát. Trên thực tế, việc thiết kế đề kiểm tra môn Lịch sử ở các trƣờng phổ thông vẫn chƣa mang tính bao quát cao, thể hiện rất rõ ở việc GV có giới hạn nội dung ôn tập để kiểm tra cho HS. Chính vì lý do này khiến cho học sinh luôn có tâm lý chỉ học để thi, chỉ học những nội dung đƣợc giới hạn trong đề thi dẫn đến việc các em không hiểu đƣợc bản chất của các sự kiện, chƣa thấy đƣợc mối quan hệ giữa các thời kỳ lịch sử, khó nhìn ra đƣợc quy luật chung của lịch sử nhân loại. Để khắc phục những khuyết điểm này, khi thiết kế đề kiểm tra GV cần xác định mục tiêu đánh giá toàn diện, sử dụng đa dạng các loại câu hỏi đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau:

+ Câu hỏi phải có tính hệ thống kiến thức, có tính khái quát sự kiện lớn của các thời kỳ lịch sử trong chƣơng trình đã học và mối quan hệ giữa các sự kiện đó.

+ Câu hỏi yêu cầu giải thích một nội dung cơ bản, chủ yếu của chƣơng trình đã học.

+ Câu hỏi có tính thực hành, vận dụng, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Khi tiến hành thiết kế và sử dụng đề kiểm tra học kỳ và kiểm tra 1 tiết, yêu cầu các em cần đạt đƣợc các mục tiêu về cả kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Về kiến thức:

Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức (biết, hiểu) về một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử đã đƣợc học qua. Thông qua kiến thức đã học, HS

biết vận dụng để phân tích, đánh giá đƣợc vai trò của mỗi thời kỳ đối với tiến trình phát triển chung của lịch sử loài ngƣời.

- Về kỹ năng:

Qua bài kiểm tra, rèn luyện kỹ năng làm bài TN nhanh, hiệu quả. Phát huy đƣợc khả năng viết, kỹ năng trình bày, lựa chọn kiến thức để phân tích, lập luận, liên hệ thực tiễn.

- Về thái độ:

Qua bài kiểm tra, góp phần vào việc giáo dục tinh thần ham học hỏi, yêu thích tìm hiểu kiến thức lịch sử. Giáo dục cho HS biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của nhân loại, từ đó bồi dƣỡng tinh thần dân tộc, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc Việt Nam.

Nhƣ vậy, với bất kỳ một đề kiểm tra nào trong đó có đề kiểm tra 1 tiết, đề kiểm tra học kì cũng nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng, tình cảm thái độ của HS. Do đó, khi thiết kế đề kiểm tra, GV cần chú ý đến nội dung chƣơng trình, mục tiêu đề ra và đặc biệt chú ý đến các tiêu chí đánh giá cơ bản của một bài kiểm tra. Ví nhƣ, qua bài kiểm tra phát huy đƣợc khả năng tƣ duy, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn, khả năng thể hiện đƣợc năng lực tƣ duy, tổng hợp, đánh giá kiến thức đã học của HS để nhằm thực hiện mục tiêu chung là nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.1.4.2. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đề kiểm tra lịch sử ở trường phổ thông

Đổi mới KT, ĐG đƣợc tiến hành đồng bộ, hình thức kiểm tra thực hiện gắn liền với phƣơng pháp kiểm tra. Trƣớc đây, trong dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông đề kiểm tra chủ yếu sử dụng câu hỏi TL truyền thống để đánh giá kết quả học tập của HS. Hiện nay, với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp KT, ĐG, ngoài việc sử dụng câu hỏi TL còn kết hợp sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhƣ câu hỏi TNKQ. Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và

nhƣợc điểm, không có phƣơng pháp nào là hoàn hảo. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, GV cần dựa vào đối tƣợng nhận thức, dựa vào MTMH cũng nhƣ cơ sở vật chất của nhà trƣờng để chọn phƣơng pháp đánh giá cho phù hợp và có hiệu quả. Không nên đánh giá dựa trên một phƣơng pháp đơn lẻ, GV cần biết kết hợp giữa phƣơng pháp truyền thống và hiện đại để phát huy những ƣu điểm, khắc phục những hạn chế của mỗi phƣơng pháp nhằm thu thập thông tin, đánh giá toàn diện, nhận xét chính xác kết quả học tập của HS. Đồng thời qua hoạt động đánh giá, HS thể hiện năng lực và trình độ thực sự của mình. Đối với việc học tập Lịch sử, cần bồi dƣỡng để HS thành thạo các phƣơng pháp đánh giá chứ không chạy theo phƣơng pháp đánh giá chỉ đƣợc tổ chức thực hiện trong thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp.

Nhƣ đã trình bày ở phần hình thức kiểm tra, trong các đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra học kỳ, câu hỏi đƣợc sử dụng nên là sự kết hợp giữa câu hỏi TN và câu hỏi TL. Tại sao lại nhƣ vậy? Vì chúng tôi cho rằng mỗi phƣơng pháp kiểm tra đều có những ƣu điểm và hạn chế của nó. Trong một đề kiểm tra (đặc biệt từ 1 tiết và đề kiểm tra học kỳ) không nên tuyệt đối hóa một phƣơng pháp đánh giá nào mà cần sử dụng phối hợp các phƣơng pháp đánh giá để phát huy tối đa ƣu điểm, khắc phục hạn chế của mỗi phƣơng pháp.

* Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận

Câu hỏi TL trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng là loại câu hỏi luận đề, sử dụng ở cả hình thức kiểm tra miệng và hình thức kiểm tra viết. Sử dụng câu hỏi TL trong dạy học Lịch sử có những ƣu điểm và hạn chế riêng:

+ Thực chất, câu hỏi TL yêu cầu HS suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề. Trong dạy học Lịch sử khi sử dụng câu hỏi TL trong bài kiểm tra sẽ giúp các em có nhận thức, hiểu biết mới, có nhìn nhận sâu sắc hơn về lịch sử.

+ Câu hỏi TL là một phƣơng tiện để KT, ĐG có ƣu thế lớn trong việc

đo khả năng “nhớ”, “hiểu” sự kiện lịch sử, khả năng phân tích, lập luận, vận

dụng, đánh giá. Qua ngôn ngữ nói và viết , HS đƣợc trình bày, diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình một cách chặt chẽ, khá đầy đủ các vấn đề lịch sử.

+ Trong quá trình làm bài, đặc biệt là các câu hỏi mang tính đánh giá, liên hệ ngoài việc thể hiện đƣợc kiến thức của mình thì bài làm còn đo đƣợc cảm xúc, tình cảm, thái độ của HS đối với môn học và nâng cao trình độ nhận thức của các em ở mức độ cao hơn so với việc giải quyết vấn đề ở các loại câu hỏi TNKQ và câu hỏi thực hành.

+ Việc biên soạn đề và đáp án bằng câu hỏi TL tƣơng đối dễ dàng. Đây là những ƣu điểm nổi bật của việc sử dụng câu hỏi TL. Vì vậy, trong dạy học Lịch sử, không thể không có câu hỏi TL.

- Hạn chế:

+ Bài kiểm tra chỉ có câu hỏi TL sẽ không đánh giá toàn diện, khách quan kết quả học tập của HS. Vì nội dung kiểm tra hẹp, chỉ tập trung vào một số kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, không bao phủ chƣơng trình môn học, hạn chế về khả năng thực hiện MTMH.

+ Khâu chấm bài kiểm tra mất nhiều thời gian, khó chấm, phụ thuộc vào chủ quan của ngƣời chấm, mức độ tin cậy của bài TL còn hạn chế. Cho nên, KT, ĐG bằng câu hỏi TL thƣờng dẫn đến việc học tủ, học lệch, dễ nảy sinh hiện tƣợng tiêu cực nhƣ sử dụng tài liệu quay cóp bài, trao đổi bài giữa các thí sinh khác, hiệu quả đánh giá thấp, chƣa phản ánh đúng kết quả day và học của GV cũng nhƣ HS. Để phát huy những ƣu điểm và khắc phục những hạn chế của loại câu hỏi TL, nhất là phát triển tƣ duy tích cực của HS trong

học tập cũng nhƣ trong KT, ĐG cần đổi mới việc sử dung câu hỏi TL. Việc sử

dụng câu hỏi TL cần đƣợc đổi mới theo các hƣớng cơ bản cụ thể nhƣ sau:

Về nội dung: Các câu hỏi TL phải đáp ứng các yêu cầu:

Một là, nội dung câu hỏi phải tập trung vào những kiến thức cơ bản của bài học, chƣơng học hoặc cả khóa trình, đòi hỏi khả năng làm việc độc lập của từng HS. Ví dụ: khi dạy bài 2 “Xã hội nguyên thủy” GV cần tập trung vào nội dung: Tổ chức xã hội loài ngƣời vào thời kỳ đầu lịch sử; Sự xuất hiện của thời kỳ kim khí và ý nghĩa của nó; Chế độ tƣ hữu và xã hội có giai cấp hình thành.

Hai là, câu hỏi TL góp phần khôi phục bức tranh quá khứ với những nét cơ bản, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của HS. Không nên đƣa ra những câu hỏi quá khó, mang tính đánh đố HS.

Ba là, khi thiết kế câu hỏi TL phải xây dựng có hệ thống, tạo tình huống có vấn đề để HS độc lập suy nghĩ, giải thích, chứng minh và rút ra kết luận đúng đắn về bản chất, đặc trƣng, quy luật lịch sử.

Bốn là, những câu hỏi đƣa ra phải giúp HS vận dụng kiến thức ở những mức độ khác nhau để tiếp thu kiến thức mới vàp hoạt động thực tiễn nhằm bồi dƣỡng tình cảm, phát triển tƣ duy sáng tạo và kỹ năng của môn học.

Về hình thức: Câu hỏi TL phải ngắn gọn, diễn đạt nội dung kiểm tra rõ ràng để học sinh đều hiểu giống nhau. Tránh đƣa ra những câu hỏi tối nghĩa, tránh những câu hỏi mang tính chất đánh đố HS.

Từ những yêu cầu trên, có thể xây dựng một số loại câu hỏi TL nhƣ sau: + Loại câu hỏi nêu hiểu biết về sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử

(tiến bộ, hạn chế) giúp HS hiểu sâu sắc sự kiện đang học. Dựa trên kiến thức đã học trong bài, HS có thể trả lời tốt các câu hỏi GV đƣa ra. GV không tốn nhiều công sức thiết kế các câu hỏi này mà vẫn giúp HS hiểu đƣợc kiến thức cơ bản, trọng tâm của phần học, bài học đƣa ra.

+ Loại câu hỏi giải thích nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay: Loại câu hỏi này có tác dụng gợi cho HS về sự cần thiết phải tìm hiểu quá khứ để giải thích các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử đang diễn ra trong thời gian hiện tại, làm cho các em ý thức đƣợc tàm quan trọng của việc học tập Lịch sử. Những câu hỏi loại này đòi hỏi HS tự tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện lịch sử, hiện tƣợng lịch sử đang học đối với hiện tại, cho nên nó có tác dụng rất tốt đối với việc kích thích hứng thú học tập cho các em.

+ Loại câu hỏi xác định mức độ tiến bộ của sự kiện lịch sử: Nhằm hình thành khả năng phân tích, lý giả, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.

+ Loại câu hỏi thực hành vẽ và sử dụng sơ đồ, bản đồ, sưu tầm tài liệu:

có tác dụng trong việc rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn.

+ Loại câu hỏi bồi dưỡng tư tưởng tình cảm của HS qua việc nhận định, đánh giá một sự kiện, nhân vật lịch sử.

Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế và thực nghiệm trong các bài kiểm tra sử dụng các loại câu hỏi trên, chúng tôi rút ra môt số kết luận nhƣ sau:

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) (Trang 34 -34 )

×