Tiến hành cho học sinh làm bài:

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng một số đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 ( Chương trình chuẩn ) (Trang 109 - 111)

- Đốivới đề kiểm tra học kì:

2. Tiến hành cho học sinh làm bài:

Tổ chức cho HS làm bài là khâu quan trọng, tiến hành đúng quy chế sẽ góp phần đánh giá chính xác kết quả học tập của HS. Để đạt đƣợc kết quả cao, trong quá trình học tập HS phải tập trung lĩnh hội kiến thức, trong quá trình ôn tập phải dựa vào giới hạn (nếu có), dựa vào mục tiêu. Đặc biệt trong quá, trình làm bài HS phải có những kỹ năng cỏ bản nhƣ: kỹ năng phân bố thời gian hợp lý dựa vào nội dung, yêu cầu của đề kiểm tra; kỹ năng xác định đúng kiến thức, yêu cầu của đề; kỹ năng viết, phân tích, đánh giá, liên hệ... đối với các câu hỏi TN, HS cần có kỹ năng làm việc nhanh, kỹ năng loại trừ...

Để HS đạt đƣợc kết quả cao nhất, chính xác nhất trong khi làm bài kiểm tra GV cần hƣớng dẫn cho HS những kỹ năng cơ bản, chuẩn bị ôn tập tốt, chuẩn bị tâm lý tự tin, thoải mái cho HS trƣớc khi làm bài. Đặc biệt tránh tình trạng trao đổi bài, ném bài, quay cóp bài... , phạt đúng quy chế các trƣờng hợp vi phạm để có tính dăn đe trong quá trình làm bài kiểm tra.

3. Chấm bài:

Đây là công việc của GV sau khi thu bài. Công việc chấm bài không đơn thuần chỉ là đọc và cho điểm mà thông qua đó còn thể hiện uy tín, trách nhiệm của GV đối với HS. Thông qua việc chấm bài, GV có đƣợc những thông tin phản hồi cơ bản về khả năng nhận thức, kỹ năng tƣ duy, trình bày, lập luận, liên hệ... Từ đó phản ánh đƣợc chính hiệu quả dạy học của GV trên lớp để có những điều chỉnh kịp thời.

Trong quá trình chấm bài, GV cần chú ý phát hiện ra những lỗi sai của HS để bổ sung, sửa chữa ghi trực tiếp vào bài làm và phần lời phê của bài kiểm tra, đƣa ra nhận xét về sự tiến bộ trong học tập và cuối cùng là đƣa ra điểm số cho mỗi bài kiểm tra. Điểm số là nhân tố quan trọng, nó không chỉ đƣa ra kết quả chĩnh xác về quá trình học tập của HS, điểm số còn có tác dụng động viên kịp thời các em trong học tập, tạo nên sự công bằng, nó nhƣ phần thƣởng để ghi nhận nỗ lực cố gắng của mỗi HS trong quá trình học tập. Do vậy, khi chấm bài, GV phải tuyệt đối đảm bảo độ công bằng, tính minh bạch và chính xác. Không chấm theo cảm tính góp phần vào việc hoàn thiện mục tiêu KT, ĐG.

Đối với mỗi hình thức câu hỏi khác nhau, GV cần lƣu ý về việc nhận xét, cho điểm cũng khác nhau:

- Đối với câu hỏi TN: Những câu hỏi HS chọn đáp án sai phải phê và chỉ ra đáp án đúng. Điểm số đƣa ra phải đúng với thang điểm đã quy định ở

đề bài. Qua bài kiểm tra HS nhận thức đƣợc lỗi của mình là ở đâu và tự xem xét, thỏa mãn với kết quả cô đƣa ra.

- Đối với câu hỏi TL: Đây là bài kiểm tra yêu cầu HS phải trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản. Khi chấm bài làm của HS đối với câu hỏi TL Gv cần chú ý:

+ Dùng ký hiệu chỉ ra lỗi của HS, thông báo cho HS mình đã sai ở mức độ nào, nguyên nhân sai là gì?

+ Có lời phê, nhận xét phần trình bày của HS, lời phê phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn.

+ Tổng hợp những lỗi sai mà HS mắc phải để tìm ra nguyên nhân. + GV cho điểm và làm theo thao thang điểm đã định trƣớc.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng một số đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 ( Chương trình chuẩn ) (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)