- Đốivới đề kiểm tra học kì:
t Tổng số điểm: Tổng số HS
Theo đó, chúng tôi lập ra bảng độ chênh lệch về điểm số giữa lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm:
Bảng 2.10. Độ giá trị giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Lớp Tổng số điểm Tổng số HS Điểm trung bình (t) Độ chênh lệch 1tiết TN 650 109 5,96 0,18 ĐC 665 115 5,78 HK TN 814 136 5,99 1,18 ĐC 640 133 4,81
Thông qua kết quả bảng trên cho thấy, điểm giữa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đƣợc thể hiện rất rõ:
+ Đối với bài kiểm tra 1 tiết:
Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0,9%
Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 10,3%
Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 10,7%
Điểm yếu – kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 0,5%
+ Đối với bào kiểm tra học kỳ I:
Điểm khá - giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 5,2%
Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 32,1%
Điểm yếu – kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 17,2% Chất lƣợng bài kiểm tra lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ nội dung đề kiểm tra đã có sự bao quát, sự phân hóa trong câu hỏi đƣợc thể hiện rất rõ ràng, chất lƣợng đề đảm bảo các yêu cầu, phù hợp với HS góp phần không nhỏ vào việc gây hƣng thú cho HS trong KT, ĐG môn Lịch sử nói riêng và trong dạy học Lịch sử nói chung. Điểm chênh lệch trung bình trong bài kiểm tra 1 tiết là 0,18 điểm, chƣa thực sự có khoảng cách, nhƣng cũng thấy đƣợc sự ƣu việt của đề thực nghiệm. Đặc biệt, đối với đề kiểm tra học kỳ I điểm chênh lệch trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc thể hiện rất rõ ràng là 1,18 điểm. Với con số này có thể thấy, việc tổ chức thi học kỳ thể hiện khoảng cách lớn, nguyên nhân có thể từ phía khách quan nhƣ việc tổ chức coi thi đƣợc tiến hành chặt chẽ hơn đề kiểm tra 1 tiết. Điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết của chúng tôi đƣa ra là đúng đắn.
Tóm lại, việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra môn Lịch sử theo tinh thần đối mới là hết sức cần thiết, bởi nếu thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy trình sẽ mang lại hiệu quả cao. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng đổi mới từng khâu trong KT, ĐG sẽ đánh giá đƣợc chính xác, toàn diện kết quả học tập của HS góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lƣợng giáo dục bậc học THPT.
* * *
Nhận thức đúng vị trí quan trọng của khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại. Với đặc điểm riêng nhƣ nội dung rộng, trùng lặp, nhiều mốc sự kiện quan trọng... Việc giảng dạy và đánh giá HS là nhiệm vụ không dễ dàng. Để có đƣợc cái nhìn chính xác, toàn diện về kết quả học tập của HS, mỗi GV cần có
nhận thức đúng đắn về vai trò của KT, ĐG, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của khâu thiết kế đề kiểm tra.
Kết quả học tập của HS trong khóa trình lịch sử này đƣợc thể hiện rất rõ qua hai đề kiểm tra là đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra học kỳ I. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới trong KT, ĐG, mỗi GV cần xây dựng và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới, thực hiện biên soạn nghiêm túc các bƣớc theo quy trình chung đã đề ra. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó quyết định đến tính chính xác, toàn diện đến kết quả học tập của HS. Dựa vào các kết quả thu đƣợc, GV có những điều chỉnh, định hƣớng quá trình dạy - học góp phần đáp ứng mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lƣợng dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Lịch sử là bộ môn có những đặc trƣng rất riêng biệt trong trƣờng phổ thông, đặt ra thách thức không nhỏ cho ngƣời GV không chỉ trong chọn phƣơng pháp dạy mà còn trong việc xây dựng hệ thống đề kiểm tra hợp lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học cao nhất. Trong KT, ĐG chúng ta không thể phủ nhân đƣợc tầm quan trọng của khâu ra đề, việc thiết kế đề là công việc đầu tiên và đƣợc sử dụng trong suốt quá trình KT, ĐG. Vì vậy, đề kiểm tra đƣợc coi là nhân tố đầu tiên và là nhân tố đảm bảo tính toàn diện, tính chính xác kết quả học tập của HS. Thông qua kết quả thu đƣợc giúp HS tự đánh giá đƣợc bản thân, tự điều chỉnh phƣơng pháp học tập cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy của GV theo hƣớng tích cực và tạo động lực mới cho QTDH.
2. Thực hiện chủ chƣơng đổi mới KT, ĐG trong đó chú trọng đến việc thiết kế đề kiểm tra theo ma trận đối với môn Lịch sử là một công việc rất cần thiết. Do vậy, mỗi GV cần xác định đúng vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới KT, ĐG để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông, đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Đổi mới KT, ĐG cùng với đổi mới PPDH còn giúp cho thế hệ trẻ tự tin, năng động, có năng lực chuyên môn, phát triển nhận thức, kỹ năng tƣ duy, giáo dục thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng chính trị đúng đắn, biết vận dụng các kiển thức đã học vào cuộc sống thực tiễn nhằm đạt đƣợc MTDH.
3. Trên cơ sở phân tích thực trạng về cách ra đề kiểm tra và kết quả đạt đƣợc của HS trong các bài kiểm tra môn Lịch sử ở một số trƣờng phổ thông hiện nay thể hiện rất rõ những tồn tại, hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi
mới. Các trƣờng phổ thông hiện nay, phần lớn chƣa đổi mới một cách đồng bộ việc ra đề kiểm tra. Các đề kiểm tra chƣa đƣợc thiết kế đúng quy trình, đúng các bƣớc đã đƣa ra mà mới chỉ mang tính hình thức nhƣ lắp ghép, lặp lại... Đặc biệt, việc thiết kế đề kiểm tra theo ma trận hầu nhƣ GV còn thờ ơ chƣa vận dụng. Các câu trong đề kiểm tra chƣa mang tính phân loại cao, câu hỏi TN tuy đã đƣợc đƣa vào bài nhƣng còn mang tính tùy tiện, chƣa bao quát đƣợc nội dung chƣơng trình. Do vậy, khi thiết kế đề kiểm tra, GV cần đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến hình thức, phƣơng pháp kiểm tra mới phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình làm bài kiểm tra cũng nhƣ trong việc tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Những hạn chế, tồn tại trong khâu ra đề kiểm tra hiện nay là việc soạn đề còn mang tính chủ quan, bỏ qua nhiều khâu quan trọng nhƣ khâu xây dựng ma trận đề, thử nghiệm độ khó và độ phân biệt của hệ thống câu hỏi, độ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra, cách bƣớc tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra còn mang tính chủ quan, hình thức và chƣa sử dụng tối đa hiệu quả của kết quả các bài kiểm tra chƣa đƣợc khắc phục. Việc thiết kế đề kiểm tra gắn với chƣơng trình môn học, nội dung SGK, đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tƣợng HS. Các đề kiểm tra đƣợc sử dụng linh hoạt, đa dạng để phát huy những ƣu điểm và hạn chế của từng loại câu hỏi. Đối với môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông, căn cứ vào đặc trƣng môn học, trình độ nhận thức cũng nhƣ đặc điểm tâm sinh lý của HS thì việc thiết kế đề kiểm tra bao gồm cả câu hỏi TL và câu hỏi TN là hợp lý. Đặc biệt đối với các bài kiểm tra 1 tiết và bài kiểm tra học kỳ, tỉ lệ trong một đề kiểm tra thƣờng là 20%/80%; 30%/70%; 40%/60%. Đây là sự kết hợp tốt nhất để kiểm tra toàn diện, chính xác kết quả học tập của HS bởi mỗi loại câu hỏi có những ƣu và nhƣợc điểm khác nhau. Tuy nhiên, để làm tốt công việc biên soạn đề kiểm tra thì ngƣời GV cần đầu tƣ nhiều thời gian, công sức, thậm chí là tiền
bạc để xác định đúng mục đích, lựa chon nội dung, hình thức và phƣơng pháp kiểm tra, phù hợp với các đối tƣợng HS thể hiện tính khoa học trong lao động nghề nghiệp.
4. Để phát huy ƣu điểm và khắc phục những tồn tại trong việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới, chúng tôi đã đề xuất cụ thể quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra. Từ những đề xuất đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm với hai đề kiểm tra đối với HS lớp 10 là đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra học kỳ I. Với kết quả thu đƣợc đã chứng minh việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo ma trận là rất cần thiết. Thiết kế đề kiểm tra theo ma trận không chỉ cho chúng ta kết quả toàn diện, chính xác trong việc đánh giá HS mà nó còn có vai trò định hƣớng, kích thích HS trong quá trình học tập. Nhƣ vậy, việc vận dụng thiết kế đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới trong KT, ĐG ở trƣờng phổ thông cần đƣợc quan tâm, thực hiện một cách nghiêm túc góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Lịch sử.