mới
Để có cái nhìn chính xác, toàn diện và rút ra kết luận, định hƣớng cần thiết cho việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đối với GV và HS lớp 10 ở các trƣờng THPT thuộc thành phố Hà Nội và một số địa phƣơng khác ở khu vực phía Bắc.
* Nội dung điều tra, khảo sát (xem thêm phần phụ lục)
- Đối với GV: việc điều tra, khảo sát tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
+ Tìm hiểu nhận thức của GV về lý luận KT, ĐG, quan niệm về thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới.
+ Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới.
+ Những thuận lợi và khó khăn của GV khi xây dựng đề kiểm tra theo ma trận và việc sử dụng đề kiểm tra đó.
+ Ý kiến đóng góp của GV để HS nâng cao ý thức tự KT, ĐG.
- Đối với HS: việc điều tra, khảo sát tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
+ Tìm hiểu về hứng thú của các em đối với việc học tập môn Lịch sử + Tác động, ảnh hƣởng của việc ra đề kiểm tra đối với hứng thú học tập của HS.
+ Ƣu điểm và khó khăn HS gặp phải trong quá trình làm bài kiểm tra. + Ý kiến, đề xuất của HS về việc phát huy tính tích cực, tự KT, ĐG.
* Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, chúng tôi đã tiến hành xử lý kết quả và rút ra những kết luận về thực trạng đổi mới đổi mới thiết kế và sử dụng đề kiểm tra môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay như sau:
- Từ phía GV::
+ Thứ nhất, nhận thức của GV về lý luận KT, ĐG và thiết kế, sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới. Nhìn chung, phần lớn GV đã có nhận thức đúng về đổi mới KT, ĐG và việc thiết kế, sử dụng đề kiểm tra. Theo phản hồi của nhiều GV, một bài kiểm tra tốt phải thể hiện rõ sự phân loại HS. Khi thiết kế đề kiểm tra, GV phải tuân theo đúng quy trình biên soạn cũng nhƣ sử dụng đề theo hƣớng dẫn của Bộ GD - ĐT. Tuy nhiên, thực tế vận dụng đổi mới khâu ra đề chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, nhiều GV vẫn chƣa chú trọng việc xây dựng ma trận khi ra đề kiểm tra.
+ Thứ hai, về vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới. Phần lớn các GV cho rằng đề kiểm tra có vai trò quan trọng giúp phân loại HS và điều chỉnh phƣơng pháp học tâp. Cô Nguyễn Thu Nga (GV dạy Lịch sử ở trƣờng THPT Phạm Hồng Thái - Hà Nội) cho rằng
kết quả thu được ở bài kiểm tra trước giáo viên phân loại được học sinh, điều chỉnh phương pháp học tập với từng học sinh để các em có thể làm bài tốt hơn trong các giờ kiểm tra sau”. Cùng quan điểm đó, thầy Lê Huy Minh, với kinh nghiệm 31 năm công tác trong nghề tại trƣờng THPT Phạm Hồng Thái
lại cho rằng “đề kiểm tra không chỉ có vai trò phân loại, điều chỉnh phương
pháp học tập của HS mà nó còn có vai trò quan trọng đối với GV để xem xét lại cách soạn giáo án, cách giảng bài sao cho phù hợp với từng đối tượng
HS”. Cô Đặng Thị Vƣơng Nga (GV trƣờng THPT Chuyên Hạ Long Quảng
Ninh) còn nhấn mạnh thêm “cách đưa ra câu hỏi trong đề kiểm tra và cách
trình bày đề kiểm tra là rất quan trọng. Hơn nữa, thông qua kết quả của HS, GV rút ra được mối quan hệ nhân quả mạch lạc trong QTDH”. Nhƣ vậy, vai trò của đề kiểm tra đã đƣợc GV nhận thức rõ, cái cần thực hiện ở đây là điều kiện khách quan, là ý thức và trách nghiệm của mỗi nhà giáo.
Kết quả khảo sát về vai trò của đề kiểm tra trong việc KT, ĐG đƣợc thể hiện rất rõ trong câu 2, ý B của phiếu điều tra chiếm tới 55% đáp án, tƣơng ứng với 28 trong tổng số 55 GV tham gia khảo sát. Bảng dƣới đây và bảng 1.3 (phần phụ lục) là kết quả đầy đủ và chi tiết.
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả điều tra GV tại một số trƣờng THPT Đáp án(%) Câu hỏi A B C D 1 55 37 4 4 2 45 55 Trống trống 3 76 24 Trống trống 4 49 39 12 trống 5 63 31 6 0 6 55 39 6 trống 7 59 16 6 19
+ Thứ ba, những thuận lợi và khó khăn của GV khi xây dựng và sử dụng đề kiểm tra theo ma trận. Về thuận lợi, hầu hết GV cho rằng nội dung chƣơng trình cụ thể, rõ ràng, tài liệu tham khảo phong phú. Những khó khăn đƣợc tập trung nhiều hơn với các nhóm chính nhƣ: HS không thích học môn Lịch sử, kiến thức quá nhiều, dàn trải, khó nhớ, trang thiết bị chƣa phục vụ hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Do vậy, chất lƣợng dạy học môn Lịch sử nói chung hiện nay còn rất thấp.
+ Cuối cùng là những ý kiến đóng góp của GV để HS nâng cao ý thức tự KT, ĐG. Để nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Từ phía các thầy cô giáo phần lớn
họ cho rằng HS chưa có ý thức tự KT, ĐG trong học tập Lịch sử, chưa biết tự
đánh giá bản thân nên dẫn đến không có hứng thú trong học tập (cô Quách
Thị Thƣơng - Trƣờng THPT Tân Lạc – Hòa Bình). Cần có những biện pháp
khuyến khích, tạo hứng thú, giao những nhiệm vụ gắn liền thực tế, tăng cường làm việc nhóm để học sinh chăm chỉ và thực sự để mắt đến môn Lịch Sử (cô Đỗ Thị Thủy - Trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Hà Nội). Còn với cô Phạm
Thị Ngọc Yến (Trƣờng THPT Phạm Hồng Thái) lại cho rằng “cần tăng
cường sử dụng hơn nữa câu hỏi TN trong đề kiểm tra, bởi thông qua câu hỏi này có thể đánh giá khả năng theo dõi bài mới dựa vào thông tin SGK cả kênh chữ, kênh hình trên lớp. Hơn nữa, thông qua bài làm của HS có thể đánh giá được khả năng giải thích vấn đề khi loại hoặc lựa chọn phương án trả lời. Đối với câu hỏi TL, GV có thể đánh giá được khả năng trình bày miệng và đánh giá khả năng viết của từng HS”. Còn lại, đa số GV có ý kiến để HS nâng cao ý thức tự KT, ĐG thì họ phải có phƣơng pháp hƣớng dẫn HS tự KT, ĐG, tạo hứng thú cho HS trong từng giờ học để nâng cao ý thức, vai trò của KT, ĐG. Những ý kiến trực tiếp đầy nhiệt huyết của các GV Lịch sử càng cho thấy việc đổi mới thiết kế và sử dụng đề kiểm tra trong dạy học hiện nay là hết sức cần thiết.