7. Bố cục luận văn:
2.2.3. Phóng sự ngắn thƣờng đƣợc “nuôi” để phát vào thời điểm thích hợp
hợp.
Thông thƣờng quy trình sản xuất và phát sóng một Phóng sự ngắn của HTV thƣờng diễn ra trong ngày. Buổi sáng phóng viên xách máy đi làm phóng sự, đầu giờ chiều về viết lời, dựng hình và phát vào chƣơng trình thời sự buổi chiều hoặc buổi tối. Bởi nếu để sang tối hôm sau mới phát sóng thì các báo, đài khác đã đƣa tin, phóng sự đã mất nhiều thời gian để làm coi nhƣ “bị chết”.
Mục tiêu của Phóng sự ngắn là phản ánh những vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm một cách nhanh nhất, hay nhất và có chính kiến nhất (tính bình luận trong phóng sự). Vì tính hấp dẫn của thể loại và trƣớc nhu cầu của công chúng đòi hỏi không những nâng cao chất lƣợng thông tin, Phóng sự ngắn ngày càng đƣợc các Ban thời sự của các đài truyền hình sử dụng nhiều hơn. Xu thế đƣa tin thời sự ngày càng ít đi, thay vào đó là điểm tin cực ngắn sau đó phát một phóng sự ngắn về vấn đề đƣợc coi là nóng bỏng nhất trong ngày, hoặc trong thời điểm đó. Nếu là vấn đề dài hơi thì có thể “nuôi” phóng sự ngắn trong nhiều ngày.
Những đề tài mang tính tuyên truyền theo các chủ đề mang tính cố định hàng năm nhƣ kỷ niệm ngày quốc khánh 2/9, lễ 30/4, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…thì hình thức “nuôi” phóng sự ngắn thƣờng đƣợc áp dụng phổ biến. Các phóng sự thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc đó một vài ngày, đợi đến thời điểm thích hợp mới phát sóng. Bởi với những chủ đề quan trọng đó, trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện đƣợc một phóng sự chỉnh chu. Chính sự chuẩn bị chu đáo để có một Phóng sự ngắn có chất lƣợng phát vào thời điểm thích hợp sẽ tạo hiệu quả tác động đến xã hội cao hơn.
Trong Chƣơng trình thời sự tối 25/8/2010 trên kênh HTV9 có phóng sự: “Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp – ngƣời học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp
(xem phụ lục). Đề tài về các nhà lãnh đạo của cách mạng Việt Nam luôn là
một đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và mang tính thời sự, đặc biệt là với Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp trong dịp kỷ niệm 100 năm này sinh của ông. Với những đề tài này, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu mới có đƣợc một phóng sự xứng tầm với nhân vật đƣợc làm phóng sự.
HTV đã có một sự chuẩn bị rất kỹ cho phóng sự này. Ba phóng viên “cứng” của HTV thƣờng trú tại Hà Nội là Đức Thiện – Kim Khánh – Công Sơn đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện phóng sự. Hình ảnh của phóng sự một phần lấy tƣ liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chiến thắng gắn liền với tên tuổi của Đại tƣớng Võ Nguyễn Giáp. Một phần hình ảnh đƣợc quay mới về cuộc sống thƣờng ngày của Đại tƣớng và hình ảnh các nhân vật đƣợc phỏng vấn.
Nhân vật phỏng vấn là Đại tá Trần Trọng Trung, nguyên cán bộ Bộ tổng tham mƣu Quân đội nhân dân Việt Nam, ngƣời đã có nhiều cuốn sách viết về Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; Đại tá, nhà báo Trần Hồng – ngƣời chuyên chụp ảnh Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; Đại tá Nguyễn Huy Vân, nguyên cán bộ Bộ tổng tham mƣu Quân đội nhân dân Việt Nam, điều này thể hiện một sự chuẩn bị công phu, có chọn lọc nhân vật phóng vấn để thực hiện một phóng sự xứng tầm với nhân vật đƣợc đề cập là Đại tƣờng Võ Nguyên Giáp.
Nhƣ vậy, để thực hiện phóng sự trên, HTV đã không theo một quy trình thông thƣờng là thực hiện phóng sự và phát sóng trong ngày mà đã có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng vài ngày trƣớc đó và đợi đến thời điểm thích hợp để phát sóng. Rõ khi xem phóng sự trên, khán giả có một cái nhìn toàn diện
hơn về hình ảnh của một vị Đại tƣớng đƣợc nhân dân yêu quý. Điều này chứng tỏ hình thức “nuôi” phóng sự này đã đem đến một hiệu ứng xã hội cao.
Hình thức “nuôi” phóng sự không chỉ với những đề tài mang tính cố định mà cả những đề tài mang tính thời sự. Tác giả Trƣờng Hà trong bài viết “Phóng sự ngắn truyền hình: Cần một tƣ duy dài” đăng trên báo Thể thao – Văn Hóa, số ra ngày 27/2/2001 đã dẫn lời của nhà báo Trần Bình Minh, nguyên Trƣởng Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam: “Nhanh, thời sự, hiệu quả, chính xác – đó là phƣơng pháp làm Phóng sự ngắn hiện nay. Thậm chí, còn theo đuổi quá trình của sự kiện đó chứ không chờ sự kiện đó xảy ra xong rồi mới đƣa. Nếu sự kiện xảy ra trong 2 ngày, 3 ngày thì “nuôi” 2, 3 ngày. Còn thông tin thì còn tiếp tục làm”.
Trong thời điểm 10 ngày diễn ra đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội (từ 1/10 đến 10/10/2010), HTV liên tục có những Phóng sự ngắn xung quanh sự kiện này với nhiều góc độ khác nhau. Từ công tác chuẩn bị đại lễ mấy ngày trƣớc đó đến các hoạt động diễn ra trong những ngày lễ và cho đến khi kết thúc. Trong Chƣơng trình thời sự tối 6/10/2010 có phóng sự “Nét độc đáo
của nghệ thuật diều tại Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội”; Phóng sự: “Ngƣời Hà Nội và văn hóa ngàn năm”; Phóng sự “Ngƣời nhạc sỹ Nga nặng tình với Hà Nội”… Đến ngày 7/10, có phóng sự “Câu chuyện về một họa sỹ Nhật gắn bó với Hà Nội”; ngày 8/10 có phóng sự “Thăng Long phố cổ và truyền thống ngàn năm”…
Có thể nói, Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự của HTV đã khai thác mọi vấn đề, mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Và điều quan trọng là các phóng sự đó đƣợc sử dụng đúng lúc, phát sóng vào đúng thời điểm thích hợp nên đã tạo hiệu quả cao trong xã hội.
2.3. Thủ pháp của Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV
Nhƣ đã nói ở phần đầu, những đặc trƣng của Phóng sự ngắn truyền hình đã tạo nên những thế mạnh của nó so với các thể loại khác trong loại
hình báo chí truyền hình cũng nhƣ các loại hình báo chí khác. Trong quá trình sản xuất và sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình HTV đã sử dụng những đặc trƣng này của Phóng sự ngắn để tạo nên hiệu quả hơn khi sử dụng.