Đặc trƣng về thời lƣợng và độ nén thông tin:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 30)

7. Bố cục luận văn:

1.3.1. Đặc trƣng về thời lƣợng và độ nén thông tin:

Nếu trên báo in, các trang báo đƣợc quy định bởi diện tích trang báo hay số chữ cho mỗi bài viết, thì trong các chƣơng trình truyền hình lại đƣợc giới hạn bởi kết cấu chƣơng trình phát sóng trong ngày và thời lƣợng cho từng chƣơng trình. Phóng sự truyền hình cũng vì vậy mà phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thời lƣợng phát sóng cho mỗi tác phẩm.

Theo điều lệ của Liên hoan truyền hình toàn quốc hàng năm, Phóng sự ngắn có thời lƣợng không quá 5 phút. Tuy nhiên, trong thực tế một Phóng sự ngắn có thời lƣợng 5 phút là quá dài, và rất ít phóng sự nào trong các Chƣơng trình thời sự có thời lƣợng dài 5 phút hoặc trên 5 phút.

“Quá nhiều thông tin sẽ bóp chết thông tin” – đó là một nguyên tắc cơ

bản về bố cục thông tin trong Phóng sự ngắn. Hiện nay, độ dài của Phóng sự ngắn có thời lƣợng từ phổ biến từ 2 đến 3 phút. Do sự khống chế về thời gian nên việc dồn nén, thúc bách từng câu, từng chữ trong mỗi phóng sự là điều hiển nhiên và cần làm. Đặc trƣng về thời lƣợng là đặc trƣng cơ bản nhất, chi phối những đặc trƣng khác của phóng sự ngắn truyền hình.

Trong cuốn sách dịch tham khảo nghiệp vụ có tên “Phóng sự truyền hình” của NXB Thông tấn 2003, hai đồng tác giả Brigitte Besse và Didier

Descormeaux viết: “Cách đây vài năm, phóng sự đƣợc tiêu chuẩn hóa xung quanh 1 phút rƣỡi, đến nỗi thuật ngữ “một ba mƣơi” đã trở thành đồng nghĩa với phóng sự thời sự. Sở dĩ có hiện tƣợng này là vì có những bản nghiên cứu về phía ngƣời nhận, chỉ rõ rằng: Sau 50 giây, khán giả truyền hình không còn chú ý nữa”. [ 23, tr.6].

Chính sự ngắn của Phóng sự ngắn truyền hình đã làm nên tính xung kích của nó. Một vấn đề nào đó vừa mới xảy ra, nếu chỉ đƣa tin thông thƣờng thì chƣa nói rõ đƣợc vấn đề. Nếu giải thích một cách cặn kẽ thì phải mất một thời lƣợng rất dài, có khi ngƣời xem không còn thời gian để quan tâm. Chính những lúc đó Phóng sự ngắn phát huy đƣợc tính “ngắn” và hiệu quả của mình.

Với một Phóng sự ngắn, vấn đề đó sẽ đƣợc mổ xẻ, ít nhất là nêu đƣợc một vấn đề mà khán giả đang quan tâm. Nhiều trƣờng hợp các nhà đài sử Phóng sự ngắn nhƣ một cách “câu khách” giới thiệu với khán giả tiếp tục theo dõi vấn đề đó qua các chƣơng trình, phóng sự chuyên đề ở sau, hoặc ở thời điểm khác.

Tuy nhiên, cần hiểu “ngắn” ở đây không chỉ là ngắn về thời lƣợng, sự rút ngắn không phải một cách cơ học là cắt bớt câu chữ, hình ảnh một cách thô thiển. “Ngắn” ở đây là ngắn có sự sáng tạo, ngắn có chủ ý của tác giả. Một Phóng sự ngắn dù thời lƣợng chƣa đầy 3 phút nhƣng cũng phải đầy đủ các yếu tố của một phóng sự đặt ra. Đây là một cái khó nhƣng cũng là điều thú vị, tạo nên đặc trƣng riêng của phóng sự ngắn truyền hình.

Trong bài viết “Phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự”, đăng trên Tạp chí truyền hình VTV số 37 năm 2001, nhà báo Dƣ Hồng Quảng, Đài PT – TH Phú Thọ thể hiện quan điểm: “Theo chúng tôi, Phóng sự ngắn phải ngắn, phải mang tính thời sự và có vấn đề, có “sự” đáng quan tâm”.[36,tr.4]

Chính vì sự chi phối bởi thời lƣợng nên khác với nhiều thể loại khác nhƣ phim tài liệu, phóng sự chuyên đề…thƣờng “mở màn” bằng khúc dạo đầu dài dòng, bóng bẩy, phóng sự ngắn với đặc trƣng ngắn gọn, không cho phép phóng viên quá sa đà vào kể lể dài dòng, mà đi thẳng vào bản chất của những sự kiện thời sự. Cũng chính độ nén về thời lƣợng buộc ngƣời làm phóng sự ngắn không đƣợc “tham” trong việc dồn nén thông tin. Tốt nhất một phóng sự ngắn nên tập trung giải quyết một vấn đề, không đƣợc ôm hai ba

vấn đề cùng một lúc, bởi nhƣ nói ở trên “Quá nhiều thông tin sẽ bóp chết thông tin”.

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)