7. Bố cục luận văn:
2.2.1. Các phóng sự ngắn đƣợc sử dụng liên tục với nhau
về cùng một chủ đề nào đó.
Nhƣ đã nói ở trên, khác với phóng sự chuyên đề, Phóng sự ngắn không thể tách riêng để hình thành một chƣơng trình hoặc chuyên mục cố định. Một phóng sự ngắn không phải lúc nào cũng giải quyết đƣợc vấn đề thấu đáo, mà phải có một loạt liên tiếp nhiều phóng sự ngắn khai thác các khía cạnh của vấn đề nêu ra cộng với các cuộc phỏng vấn, chất vấn với những cơ quan và những ngƣời liên quan thì cuối cùng mới đi tới kết quả.
Trong bài viết “Mấy vấn đề của phóng sự ngắn” đăng trên Tạp chí
truyền hình số tháng 9/2000, nhà báo Trần Bính Minh (Nguyên trƣởng Ban Thời sự - Đài THVN) cho rằng: “Một phóng sự ngắn không thể đứng riêng nhƣ một chƣơng trình độc lập, nó phải đặt trong cơ cấu chung của một chƣơng trình, có thể là chƣơng trình thời sự” [35. tr.1-3]. Và đúng vậy, chỉ trong Chƣơng trình thời sự phóng sự ngắn mới phát huy đƣợc thế mạnh “ngắn” của nó.
Cấu trúc của Chƣơng trình thời sự trên kênh HTV9 hiện nay gồm có: Tin trong nƣớc, Tin thế giới, Dự báo thời tiết, Tin thể thao.
Riêng phần tin trong nƣớc đƣợc sắp xếp theo cấu trúc:
- Tin tức: Thông thƣờng thì đây là những tin tức mang tầm quốc gia nhƣ các hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Nhà nƣớc, các Bộ, ngành Trung ƣơng…Chẳng hạn trong chƣơng trình thời sƣ trên kênh HTV9 ngày 2.8.2011, phần tin tức đầu tiên bao gồm: Bộ công an tổ chức Đại hội thi đua Vì an ninh tổ quốc lần thứ 6; Tin Khai mạc Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng…
- Ghi nhanh: Thực chất đây là những tin về các hoạt động nào đó tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự tham dự của lãnh đạo Thành phố. Tin có phỏng vấn hoặc trích phát biểu của lãnh đạo Thành phố nên thời lƣợng dài hơn một tin bình thƣờng, tuy nhiên chƣa phải là những phóng sự ngắn. Chẳng hạn: Ghi nhanh về Đại hội đại biểu Tổng công ty cấp nƣớc Sài Gòn, Ghi nhanh về ngày đi bộ vì môi trƣờng tại Thành phố Hồ Chí Minh…
- Phóng sự: Là những Phóng sự ngắn phản ánh về những vấn đề nào đó trong cuộc sống tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các địa phƣơng trong cả nƣớc. Điều đáng chú ý là Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thƣờng sử dụng nhiều Phóng sự ngắn của các đài truyền hình địa phƣơng khác để phát trên sóng của HTV. Điều này có một lợi thế là cùng phản ánh về một vấn đề nào đó mang tầm quốc gia thì vấn đề sẽ đƣợc phản ánh rộng hơn thay vì chỉ là
các phóng sự thực hiện tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chẳng hạn: Phóng sự Đồng Nai giá thị heo giảm mạnh do dịch heo tai xanh; Phóng sự Bình Phƣớc phát hiện dịch heo tai xanh, phóng sự Thành phố Hồ Chí Minh tăng cƣờng phòng chống dịch heo tai xanh đi vào địa bàn…
- Tin vắn: Thƣờng thì đây là những tin về một vấn đề nào đó đƣợc xã hội quan tâm. Chẳng hạn: Tin Cuộc thi ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình HTV năm thứ 17; Tin Động thổ dự án chung cƣ cho ngƣời thu nhập thấp ở quận 2; Tin Khai trƣơng thêm một cửa hàng bán hàng bình ổn giá của Co- opmark…
Trong Chƣơng trình thời sự của HTV9, các tin tức, phóng sự thƣờng đƣợc sử dụng bằng cách sắp xếp một cách có chủ đích để có sự đan xen, liên kết, bổ sung cho nhau. Thông thƣờng, khi đề cập đến một vấn đề nào đó đang đƣợc dƣ luận xã hội quan tậm, hoặc một vấn đề mang tính chiều sâu, cần giải thích, phân tích, HTV thƣờng đƣa một thông tin trƣớc, sau đó là một Phóng sự ngắn để phân tích vấn đề đó, rồi đến một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia (có thể thực hiện trực tiếp tại trƣờng quay hoặc phỏng vấn trƣớc) để giải thích vấn đề đó rõ hơn. Hoặc trong Phóng sự ngắn, có phỏng vấn các chuyên gia để vừa giải thích, vừa phân tích rõ vấn đề. Quy trình này có thể thay đổi tùy vào thời điểm, thời lƣợng chƣơng trình cũng nhƣ ý đồ của ngƣời biên tập phụ trách Chƣơng trình thời sự hôm đó.
Chẳng hạn, trong Chƣơng trình thời sự tối 3/7/2010 (xem phục lục), sau phần điểm các tin tức trong nƣớc và tin tức về TPHCM, là đến các vấn đề quan tâm trong xã hội, trong đó vấn đề kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2010.
Đầu tiên, HTV đƣa thông tin tổng hợp về ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi Đại học tại các điểm thi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin quan tâm trong ngày đầu tuyển sinh là vấn đề kẹt xe, việc chuẩn bị về phòng thi, điện, y tế, số lƣợng thi sinh dự thi…tại các cơ sở tuyển sinh.
Tiếp đó là phóng sự “Kết thúc ngày thi đầu tiên kỳ thi Đại học đợt 1”. Phóng sự đã tổng kết lại những vấn đề diễn ra trong ngày thi đầu tiên, bao gồm tâm trạng của những phụ huynh đƣa con em đi thi, sự hỗ trợ của các bạn sinh viên tình nguyện, kết quả làm bài của các bạn thí sinh, quá trình chuẩn bị chu đáo của các trƣờng diễn ra kỳ thi Đại học. Sau đó là phóng sự “Những thí
sinh khuyết tật đi thi Đại học” (Xem phục lục), nói về những nỗ lực, quyết
tâm của các bạn học sinh khuyết tật trong kỳ thi Đại học 2010.
HTV còn có ghi nhanh về ngày đầu tuyển sinh kỳ thì Đại học tại Hà Nội, trong đó có vấn đề chuẩn bị của các nhà trƣờng, tâm trạng của phụ huynh và của các em học sinh sau ngày thi đầu tiên. Kết thúc thông tin về kỳ thi tuyển sinh Đại học 2010 là phóng sự “Kỳ thi Đại học nghỉ về trách nhiệm
của các bậc cha mẹ”.
Nhƣ vậy, chỉ một vấn đề là tuyển sinh Đại học HTV đã có nhiều cách thông tin, gần nhƣ đầy đủ, toàn diện các khía cạnh xung quanh một vấn đề mà xã hội rất quan tâm này. Có 3 ghi nhanh và 3 phóng sự phản ánh tất cả các mặt, từ khâu chuẩn bị tổ chức thi của các trƣờng đến các hoạt động tình nguyện giúp đỡ thí sinh, tâm trạng của những các bậc phụ huynh đến những ngƣời trong cuộc là các em học sinh.
Cách sắp xếp, sử dụng các Phóng sự ngắn của HTV làm cho việc thông tin về vấn đề tuyển sinh Đại học mang tính chiều sâu hơn. Nếu phân theo thể loại thì chƣơng trình đƣợc sắp xếp từ các ghi nhanh đến Phóng sự ngắn. Cách sắp xếp nhƣ vậy khiến vấn đề đƣợc thông tin một cách từ từ, không gây sự bất ngờ cho khán giả.
Còn nếu sắp xếp theo nội dung, thì chƣơng trình đƣợc sắp xếp từ việc phản ánh không khí ngày đầu thi Đại học – đây là vấn đề mà ai cũng quan tâm. Sau đó mới đến các phóng sự ngắn về các khía cạnh khác nhau nhƣ: tâm trạng của phụ huynh, các em khuyết tật vƣợt khó đi thi…Nếu việc sắp xếp các
phóng sự ngắn bị đảo ngƣợc lại thì chắc chắn việc thông tin sẽ không đạt hiệu quả bằng.
Trong Chƣơng trình thời sự ngày 2/8/2010 có 6 Phóng sự ngắn, trong đó có 3 phóng sự tập trung phản ánh về tình hình dịch heo tai xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Đầu tiên là phóng sự: “Bình Phƣớc phát hiện dịch heo tai xanh”, do
Đài PT-TH Bình Phƣớc thực hiện đã phản ảnh về tình hình dịch heo tai xanh lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc và công tác phòng chống dịch bệnh của chính quyền và ngƣời dân nơi đây. Tiếp đó là phóng sự: “Đồng Nai,
ngƣời dân thiếu ý thức vứt heo chết không đúng chỗ” do Đài PT-TH Đồng
Nai thực hiện (xem phục lục). Phóng sự đã phản ánh tình trạng ngƣời dân vứt heo bị dịch một cách bừa bãi, không chôn đúng cách theo hƣớng dẫn của ngành thú y khiến nguy cơ lây lan dịch tăng mạnh.
Trong tình hình dịch heo tai xanh lây lan nhanh ở các tỉnh lân cận, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ thịt heo lớn, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã có phóng sự: “Thành phố Hồ Chí Minh chủ động ngăn
chặn dịch heo tai xanh và thịt heo không rõ nguồn gốc vào thị trƣờng”.
Phóng sự đã phản ánh công việc của các cơ quan chức năng trong việc phóng chống dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn thành phố cũng nhƣ tình trạng thịt heo dịch có thể lợi dụng để đƣa vào bán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nhƣ vậy, với 3 phóng sự cùng phản ánh một chủ đề là tình hình dịch heo tai xanh tại ba địa bàn khác nhau, với các khía cạnh khác nhau đã đƣa đến cho ngƣời xem một cách nhìn tổng quát về tình hình dịch bệnh heo tai xanh. Tuy nhiên, nếu trong Chƣơng trình thời sự tối 2/8/2010, HTV chỉ phát sóng hai phóng sự của Đài PT-TH Bình Phƣớc và Đồng Nai thì chắc chắn sẽ gây một tâm lý hoang mang trong ngƣời dân Thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng thực phẩm thịt heo. Tuy nhiên, HTV đã có thêm một phóng sự về công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh nên phần
nào tạo tâm lý yên tâm của ngƣời dân khi sử dụng thịt heo trong bữa ăn của gia đình.
Hoặc nếu cách sắp xếp, sử dụng các phóng sự ngắn trên có sự thay đổi nhƣ phóng sự “Thành phố Hồ Chí Minh chủ động ngăn chặn dịch heo tai xanh và thịt heo không rõ nguồn gốc vào thị trƣờng” trƣớc hai phóng sự của
Đồng Nai và Bình Phƣớc thì hiệu quả tác động chắc chắn không bằng. Ngƣời dân Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tâm lý bất an khi sử dụng thịt heo.
Trong chƣơng trình thời sự tối 3/8, HTV tiếp tục có phóng sự về thị trƣờng thịt heo tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phản ánh về tâm lý ngƣời dân khi sử dụng thịt heo và giá thịt heo vẫn không giảm mặc dù dịch bệnh ở các tỉnh lân cận đang diễn ra.
Hay nhƣ trong thời điểm diễn ra lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều phƣơng tiện truyền thông đại chúng thông tin về sự kiện này trong suốt một thời gian dài trƣớc, trong và sau lễ hội. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cũng dành nhiều thời lƣợng, với nhiều tin tức, phóng sự phản ánh sự kiện này.
Ngay trong ngày 1/10/2010 đƣợc xem là ngày đầu tiên trong chuỗi 10 ngày đại lễ, HTV đã có một chƣơng trình thời sự với nhiều thông tin liên quan đến Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội (xem phục lục).
Đầu tiên là: Tin Khai mạc lễ hội Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, tiếp đó là ghi nhanh: Ngƣời dân Hà Nội với ngày đầu khai mạc đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội; Tiếp đến là phóng sự: Rộn ràng khai mạc đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội; phóng sự: TPHCM với đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Tiếp sau đó là các phóng sự ghi nhận về Kiều bào ớ các nƣớc
Pháp, Campuchia, Ucraina…hƣớng về Hà Nội trong đại lễ ngàn năm…
Tổng cộng có 12 tin, phóng sự, ghi nhanh về sự kiện đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội trong tổng số 16 tác phẩm trong toàn bộ chƣơng trình. Thời lƣợng của tất cả các tin, bài về đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội là
30 phút trên tổng thể thời lƣợng của chƣơng trình thời sự trong nƣớc là 38 phút.
Điều quan trọng là tất cả các phóng sự trên không phải là những phóng sự riêng lẻ mà có sự gắn kết hay nói đúng hơn là có sự sắp xếp các phóng sự với nhau một cách có chủ ý của biên tập viên Chƣơng trình thời sự. Những phóng sự này có thể đã đƣợc thực hiện vào buổi sáng hoặc là đƣợc thực hiện trƣớc đó ít phút và truyền thẳng về cho Ban biên tập chƣơng trình thời sự ngay trƣớc giờ phát sóng để phát lên sóng truyền hình.
Một số phóng sự khác đã đƣợc thực hiện vài ngày trƣớc đó nhƣng đƣợc “nuôi” lại để phát vào đúng dịp khai mạc đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Rõ ràng ở đây có sự chủ ý của Ban biên tập chƣơng trình khi dành nhiều thời lƣợng của Chƣơng trình thời sự cho một vấn đề rất đƣợc xã hội quan tâm vào thời điểm lúc đó. Điều đó đã tạo nên một hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các tin tức, phóng sự ngắn trong tổng thể một Chƣơng trình thời sự.