7. Bố cục luận văn:
3.2.1. Nâng cao nhận thức về lý luận phóng sự ngắn cho đội ngũ
viên, biên tập viên
Một thực tế là đội ngũ phóng viên của Trung tâm tin tức Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh không phải đều đƣợc đào tào chuyên môn nghiệp vụ báo chí ngay từ đầu mà xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó dẫn đến nhận thức cũng khác nhau về vai trò, vị trí, tầm quan trọng cũng nhƣ các phong cách thực hiện, sử dụng Phóng sự ngắn chƣa có sự thống nhất.
Trong bài trả lời phỏng vấn “Phong cách của HTV: Khiêm tốn, bản lĩnh, táo bạo” (trên Tạp chí Nghề Báo số 6, tháng 6-7/2002), Nghệ sỹ nhân
dân Phạm Khắc - lúc đó là giám đốc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận: Điểm yếu nhất của HTV là khâu biên tập. “Hiện chúng tôi có những chƣơng trình mang tính đột phá cao, rất thành công, nhƣng lại không đi vào chiều sâu đƣợc nên vẫn chƣa gây đƣợc ấn tƣợng”.
Điều này để thấy rằng, những hạn chế trong việc thực hiện và sử dụng Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự của HTV có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chƣa đúng tầm của phóng viên, biên tập viên về lý luận Phóng sự ngắn truyền hình.
Mặc dù hiện tại lý luận về Phóng sự ngắn truyền hình nói riêng và phóng sự truyền hình nói chung hiện chƣa nhiều. Đặc biệt, với Phóng sự ngắn còn có nhiều tranh luận về mặt thể loại, tên gọi, kết cấu…nên cũng rất khó cho những ngƣời mới vào nghề tự mày mò học hỏi. Việc nâng cao nhận thức lý luận về Phóng sự ngắn truyền hình giúp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên có một cách nhìn thống chung về vai trò, vị trí của Phóng sự ngắn trong
Chƣơng trình thời sự. Quan trọng hơn là có một kiến thức nền tảng về lý luận đối với dạng thể loại Phóng sự ngắn truyền hình. Từ đó có những điểm chung trong cách nhìn vấn đề, giải quyết các vấn đề để xây dựng và thực hiện các Phóng sự ngắn có chất lƣợng.