Thành công:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 71)

7. Bố cục luận văn:

3.1.1.Thành công:

- Sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình làm cho Chƣơng trình thời sự sinh động, hấp dẫn hơn:

Chƣơng trình thời sự của HTV9 hiện tại có thời lƣợng trên dƣới 45 phút, trong đó phần thời sự trong nƣớc là 30 phút. Phần lớn các Chƣơng trình thời sự của HTV9 đều có các Phóng sự ngắn phản ánh tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trên mọi miền đất nƣớc. Tuy nhiên, trong một số chƣơng trình có lúc không có Phóng sự ngắn mà chủ yếu là tin, ghi nhanh….

So sánh giữa các Chƣơng trình thời sự có sử dụng Phóng sự ngắn và các chƣơng trình không có sự xuất hiện của Phóng sự ngắn chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt về sự sinh động, hấp dẫn của chƣơng trình. Với những Chƣơng trình thời sự không có sử dụng Phóng sự ngắn thì chƣơng trình thƣờng rất “nặng nề”, khô khan.

Trong Chƣơng trình thời sự tối 9/12/2010 có 13 tin bài. Tuy nhiên, trong chƣơng trình này HTV đã dành phần lớn thời lƣợng để phản ánh về diễn biến ngày họp thứ 3 Hội đồng nhân dân Thành phố. Kỳ họp có sự chất vấn của các đại biểu với các sở, ban ngành nên thời lƣợng chiếm khá dài. Sau thông tin về kỳ họp, HTV còn thực hiện phỏng vấn ý kiến của ngƣời dân về nội dung kỳ họp lần này. Tổng thời lƣợng liên quan đến kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố là 10 phút 30 giây. Tiếp sau đó là tin về sơ kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” của Thành phố cùng một số đơn vị cũng chiếm thời lƣợng 5 phút.

Xét về thời lƣợng, trong tổng thể 13 tin bài của phần tin trong nƣớc thì chỉ hai nội dung trên đã chiếm hơn một nữa thời lƣợng. Xét về nội dung,

Chƣơng trình thời sự tối 9/12 chủ yếu là các tin lễ tân, về hoạt động của các đoàn thể, lễ kỷ niệm của các đơn vị, lãnh đạo Thành phố tiếp khách..nên chƣơng trình rất “nặng nề”.

Chƣơng trình thời sự tối 26/1/2011, với 16 tin bài nhƣng chỉ là các tin về hoạt động của lãnh đạo thành phố thăm hỏi các đơn vị, tổ chức và công tác chuẩn bị tết cổ truyền dân tộc. Chƣơng trình không có một phóng sự nào về việc chuẩn bị đón tết của ngƣời dân thành phố cũng nhƣ ngƣời dân ở các địa phƣơng khác nhƣ thế nào. Mặc dù chƣơng trình không thực sự nặng nề nhƣ các chƣơng trình khác, tuy nhiên thông tin lễ tân về hoạt động của các đồng chí lạnh đạo thành phố chiếm thời lƣợng khá nhiều khiến chƣơng trình rất khô khan

Với những Chƣơng trình thời sự có sử dụng Phóng sự ngắn, thì cấu trúc của Chƣơng trình thời sự linh hoạt, hấp dẫn hơn rất nhiều. Trong Chƣơng trình thời sự ngày 29/11/2010, sau phần tin trong nƣớc là 3 phóng sự về các vấn đề kinh tế, xã hội “nóng” đang đƣợc ngƣời dân quan tâm.

Sau sự việc chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dƣợc Viễn Đông bị bắt vì hành vi thao túng thị trƣờng chứng khoán, HTV đã có phóng sự: “Hiện tƣợng làm giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán”. Phóng sự đã phân tích

các hiện tƣợng các công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán nhƣng lại có hành vi làm giá để thao túng thị trƣờng. Phỏng vấn ý kiến của các cơ quan chức năng, giới kinh doanh, những bất cập xung quanh vấn đề này…từ đó đề xuất giải pháp quản lý chặt chẽ hơn.

Cũng trong Chƣơng trình thời sự tối 29/11/2010, sau khi nhắc lại clip một bảo mẫu ở Bình Dƣơng bạo hành một trẻ tại điểm trông giữ trẻ tại nhà bị tung lên mạng, HTV có liền hai phóng sự phản ánh về hoạt động của các điểm trông giữ trẻ tự phát trên địa bàn Thành phố.

Đầu tiên là phóng sự: “TPHCM chƣa thống kế đƣợc các điểm giữ trẻ”, nêu lên thực trạng và những bất cập, khó kiểm soát đối với những điểm trông

giữ trẻ tự phát ở các khu dân cƣ. Trong khi đó, chủ trƣơng các doanh nghiệp tự xây dựng điểm giữ trẻ cho công nhân đã đƣợc Thành phố triển khai hơn 5 năm nhƣng đến nay vẫn chỉ mới thực hiện đƣợc ở một vài điểm rất nhỏ. Phóng sự đặt ra vấn đề: “Mô hình nhà trẻ mẫu giáo ở các khu chế xuất, khu công nghiệp không phải bây giờ mới đƣợc nhắc đến, nhƣng điều quan trọng ai là ngƣời hiện thực hóa và nhân rộng mô hình này vẫn là vấn đề còn đang bỏ ngõ”. (Xem phục lục).

Một trong những mô hình nhà trẻ mẫu giáo ở khu công nghiệp đƣợc HTV tiếp tục phản ánh liền sau đó với phóng sự: “Công ty Poyen tự mở trƣờng mẫu giáo chăm trẻ cho con em công nhân”, nêu lên một điển hình

trong việc hỗ trợ, chăm lo đời sống cho công nhân của một doanh nghiệp. Sau hai phóng sự này HTV tiếp tục thông tin về tình hình của bé Ngân, nạn nhân trong clip bạo hành trẻ em ở Bình Dƣơng đã đƣợc hỗ trợ để đƣa vào một trƣờng mầm non tại địa phƣơng.

Có thể nói, với việc có nhiều Phóng sự ngắn trong một Chƣơng trình thời sự, đặc biệt là những vấn đề “nóng”, thời sự đang đƣợc dƣ luận quan tâm thì Chƣơng trình thời sự rất hấp dẫn, cuốn hút ngƣời xem.

Xét ở góc độ khán giả, qua điều tra ý kiến khán giả về “Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong Chƣơng trình thời sự 19h50 của HTV9”, chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ khán giả thích xem Chƣơng trình thời sự có sử dụng các Phóng sự ngắn chiếm số lƣợng nhiều hơn là số khán giả thích xem Tin tức.

Trong 200 phiếu điều tra đƣợc phát đi, khi đƣợc hỏi: Xem Chƣơng trình thời sự của HTV9, quý vị thích xem các Phóng sự ngắn (là những tin tức

mà có phỏng vấn các nhân vật về các vấn đề nào đó…) hơn hay chí là Tin

đơn thuần (không có phỏng vấn..) thì có 153 ngƣời trả lời thích xem các

Phóng sự ngắn (tƣơng đƣơng 80,1%), có 29 ngƣời trả lời thích xem Tin tức (15,18%), có 9 ngƣời không có ý kiến (4,7%). Nhƣ vậy để thấy rằng, với những Chƣơng trình thời sự có sử dụng các Phóng sự ngắn, đặc biệt là các

phóng sự mang tính thời sự thì Chƣơng trình thời sự mang tính hấp dẫn, sức thu hút khán giả xem truyền hình cao hơn.

- Phóng sự ngắn tạo đƣợc hiệu quả tác động xã hội sâu rộng

Thật khó để đo đƣợc hiệu quả xã hội khi trong Chƣơng trình thời sự có phát một Phóng sự ngắn về một vấn đề nào đó. Bởi thực tế thì không một cơ quan, tổ chức, đài truyền hình nào có các hoạt động nhƣ đi đo phản ứng của ngƣời dân về một Tin tức, Phóng sự ngắn vừa phát vào tối hôm qua. Hiệu quả tác động xã hội của các Phóng sự ngắn thƣờng đƣợc tính một cách “lƣợng hóa”, nghĩa là đo tâm lý xã hội, tác động của Tin tức, phóng sự đó đến ngƣời dân nhƣ thế nào trong một thời gian nhất định nhƣ qua thƣ phản hồi của khán giả, điện thoại hoặc phản ứng trực tiếp của ngƣời dân.

Có thể nói, Phóng sự ngắn có một ƣu thế là đƣợc phát trong Chƣơng trình thời sự vào thời điểm “giờ vàng” của buổi tối. Đặc biệt, với những thông tin “nóng”, thì trong lúc các báo in phải đợi đến sáng hôm sau mới ra báo thì truyền hình đã có sản phẩm để phát vào buổi tối hôm đó. Cùng với những đặc trƣng là thế mạnh của truyền hình nhƣ về hình ảnh, âm thanh, tiếng động hiện trƣờng…hiệu quả tác động xã hội của truyền hình nói chung và các tác phẩm Phóng sự ngắn rất nhanh và sâu rộng.

Chẳng hạn, trong các đợt lũ lụt tại các tỉnh miền Trung vào tháng 10/2010, sau khi HTV liên tục phát các phóng sự về lũ lụt tại miền Trung, đã dấy lên một phong trào quyên góp tiền của, vật chất ủng hộ đồng bào miền Trung đang oằn mình chịu đựng lũ lụt.

Phóng sự “Tấm lòng của ngƣời dân TPHCM hƣớng về miền Trung ruột

thịt” phát trong Chƣơng trình thời sự tối 22/10 đã nói lên hiệu quả tác động

xã hội của các Phóng sự ngắn đƣợc sử dụng trong chƣơng trình thời sự của HTV. “Những ngày qua cùng với cả nƣớc, công tác cứu trợ tại TPHCM cũng

đang diễn ra khẩn trƣơng. Từ các cơ quan, đơn vị đến các cá nhân. Từ các cụ già chắt chiu từng đồng lƣơng hƣu, đến các em thiếu nhi đập ống heo dành

dụm tất cả đang dồn về miền Trung với tất cả tấm lòng. Từng ngày số tiền quyên góp tăng thì từng ngày sự khó khăn của ngƣời dân miền Trung sẽ đƣợc giảm thiểu. Nhƣng có lẽ trên hết điều đáng quý nhất mà ngƣời dân miền Trung cảm nhận đƣợc là sự thiêng liên của hai tiếng đồng bào” (Xem phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lục).

“Chỉ tính từ ngày 6/10 đến ngày 22/10 Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận số tiền ủng hộ hơn16 tỷ đồng và 450 đô la Mỹ cùng gần 50 ngàn kilogram hàng cứu trợ. Riêng trong ngày 22/10 có hơn 130 lƣợt đơn vị ủng hộ trên 2 tỷ đồng cùng 10 ngàn kilogram hàng cứu trợ”.

Những con số mà phóng sự dẫn ra chƣa thể đánh giá hết hiệu quả tác động của những phóng sự ngắn đã phát sóng trên HTV9. Và kết quả đó cũng không phải do tác động của một phóng sự đem lại mà là kết quả của một quá trình thông tin liên tục, cập nhật thời sự về thông tin lụt bão ở miền Trung trong một thời gian. Tuy vậy, cũng cho thấy những phóng sự phát trên sóng HTV9 đã “đánh thức” cảm xúc của công chúng xem đài để từ đó đƣa đến những hành động cụ thể là việc quyên góp, ủng hộ, chia sẽ với đồng bào miền Trung bị lũ lụt.

Nhƣ đã nói ở trên, hiệu quả tác động đến xã hội của các Phóng sự ngắn truyền hình khó có thể dẫn chứng trong một thời điểm nhất định. Có những phóng sự về những đề tài “nóng” nhƣ bạo hành trẻ em, tình trạng gây ô nhiểm môi trƣờng của các cơ sở sản xuất công nghiệp…có thể gây tác động tức thời. Ngay trong buổi tối Chƣơng trình thời sự phát sóng thì ngày hôm sau cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để xử lý.

Tuy nhiên, nhiều phóng sự phải có một thời gian, thậm chí là có nhiều phóng sự về một chủ đề nào đó phát liên tục trong một thời gian dài mới có hiệu quả. Chẳng hạn nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, có hàng trăm phóng sự xung quanh chủ đề này đƣợc thực

hiện và phát sóng trong suốt 4 năm qua. Qua công tác tuyên truyền, trong đó có vai trò của các cơ quan báo chí, truyền hình đã tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, công nhân viên và nhân dân trên khắp cả nƣớc.

Hay nhƣ cuộc vận động “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt” cũng đã có hàng trăm phóng sự đƣợc thực hiện. Hiệu quả của nó khó có thể đánh giá trong một thời điểm nhất định, nhƣng xét theo một quá trình nó đã có những tác động lớn đến nhận thức của ngƣời tiêu dùng Việt Nam khi lựa chọn hàng hóa trong nƣớc và hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Và qua tổng kết hai năm thực hiện cuộc vận động, cho thấy ý thức và tâm lý của ngƣời tiêu dùng Việt đã có nhiều chuyển biến, xu thế chọn hàng Việt Nam sử dụng ngày càng nhiều hơn. Một trong những yếu tố tác động đến có vai trò không nhỏ của các phóng sự đã phát sóng trong các Chƣơng trình thời sự.

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 71)