Tính giao thoa giữa các thể loại:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 28)

7. Bố cục luận văn:

1.2.3.Tính giao thoa giữa các thể loại:

Trong bài giảng “Xu hƣớng phát triển của thể loại báo chí”, PGS-TS

Đinh Văn Hƣờng đƣa ra bốn xu hƣớng vận động của thể loại báo chí nhƣ sau: Xu hƣớng mở; Xu hƣớng đào thải; Xu hƣớng giao thoa; Xu hƣớng tự do.

Theo PSG-TS Đinh Văn Hƣờng thì xu hƣớng phát triển của các thể loại báo chí là vận động theo một quy luật khách quan. Cùng với sự ra đời của báo chí thì cũng bắt đầu hình thành nên thể loại báo chí. Tuy nhiên, các thể loại không hình thành cùng một lúc mà cả một quá trình lịch sử tự nhiên.

Chẳng hạn, chức năng nguyên thủy của báo chí là thông tin. Thể loại Tin tức đƣợc hình thành đầu tiên. Lúc đó, thể loại Tin tức cũng chỉ là những tin đơn thuần, không có sự phân chia nào khác trong thể loại này. Nhƣng theo quá trình phát triển, hiện nay Tin tức đã đƣợc phân chia thành 8 dạng khác nhau: Tin, tin ảnh, ảnh tin, tin sâu, tin vắn…Hay thể loại Phỏng vấn thì có: phóng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp, tọa đàm, điều tra…

Có một số thể loại đã hình thành và phát triển một thời gian nhƣng do nhiều yếu tố khách quan tác động đã tự biến mất hoặc biến thể sang các thể loại khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan.

Đặc biệt, xu hƣớng giao thoa, đan xen giữa các thể loại ngày càng phổ biến. Với báo chí Việt Nam thì điều này thể hiện rõ hơn. “Có thể bắt nguồn

từ văn hóa phƣơng Đông là có sự uyển chuyển, mềm mại nên khó rạch ròi giữa thể loại”, PGS-TS Đinh Văn Hƣờng nhận định.

Thậm chí trong cùng một tác phẩm, sự giao thoa giữa các thể loại cũng rất nhiều. Trong một tác phẩm phóng sự hiện nay có thể tìm thấy phóng viên đã sử dụng nhiều thể loại khác nhau để xây dựng nên một tác phẩm.

Phân tích nhƣ trên để thấy rằng, Phóng sự ngắn truyền hình cũng nằm trong số các thể loại báo chí. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại Phóng sự truyền hình qua thời gian đã có sự biến thể để cho ra đời một dạng mới đó là Phóng sự ngắn là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan.

So với các thể loại báo chí truyền hình khác thì Phóng sự ngắn hội tụ một cách rõ nét các yếu tố đặc thù của ba nhóm: thông tấn, chính luận, chính luận nghệ thuật. Yếu tố làm nên giá trị của Phóng sự ngắn là thông tin thời sự (tính thông tấn); Sự sắc sảo trong cách lập luận, giải quyết vấn đề làm cho Phóng sự ngắn thêm tính hấp dẫn (tính chính luận); Cách sử dụng các bút pháp nghệ thuật linh hoạt trong lời bình, hình ảnh, tiếng động, âm thanh…tạo nên sự mềm mại, đi sâu vào lòng khán giả (tính chính luận nghệ thuật). Tất nhiên, trong ba yếu tố trên thì tính thông tấn vẫn là đặc tính nổi trội tạo nên giá trị của Phóng sự ngắn.

Quá trình phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ sẽ còn tác động nhiều đến sự phát triển của báo chí đặc biệt là truyền hình. Điều này chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của dạng thể loại Phóng sự ngắn. Điều đó làm cho dạng thể loại Phóng sự ngắn ngày càng thú vị, hấp dẫn ngƣời xem.

1.3. Đặc trưng của phóng sự ngắn truyền hình

Không phải một cách ngẫu nhiên mà có nhiều sự tranh luận về tên gọi của dạng phóng sự độc đáo này. Bởi, từ khi xuất hiện nó đã có những đặc trƣng riêng, khác với những thể loại khác.

1.3.1. Đặc trƣng về thời lƣợng và độ nén thông tin

Nếu trên báo in, các trang báo đƣợc quy định bởi diện tích trang báo hay số chữ cho mỗi bài viết, thì trong các chƣơng trình truyền hình lại đƣợc giới hạn bởi kết cấu chƣơng trình phát sóng trong ngày và thời lƣợng cho từng chƣơng trình. Phóng sự truyền hình cũng vì vậy mà phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thời lƣợng phát sóng cho mỗi tác phẩm.

Theo điều lệ của Liên hoan truyền hình toàn quốc hàng năm, Phóng sự ngắn có thời lƣợng không quá 5 phút. Tuy nhiên, trong thực tế một Phóng sự ngắn có thời lƣợng 5 phút là quá dài, và rất ít phóng sự nào trong các Chƣơng trình thời sự có thời lƣợng dài 5 phút hoặc trên 5 phút.

“Quá nhiều thông tin sẽ bóp chết thông tin” – đó là một nguyên tắc cơ

bản về bố cục thông tin trong Phóng sự ngắn. Hiện nay, độ dài của Phóng sự ngắn có thời lƣợng từ phổ biến từ 2 đến 3 phút. Do sự khống chế về thời gian nên việc dồn nén, thúc bách từng câu, từng chữ trong mỗi phóng sự là điều hiển nhiên và cần làm. Đặc trƣng về thời lƣợng là đặc trƣng cơ bản nhất, chi phối những đặc trƣng khác của phóng sự ngắn truyền hình.

Trong cuốn sách dịch tham khảo nghiệp vụ có tên “Phóng sự truyền hình” của NXB Thông tấn 2003, hai đồng tác giả Brigitte Besse và Didier

Descormeaux viết: “Cách đây vài năm, phóng sự đƣợc tiêu chuẩn hóa xung quanh 1 phút rƣỡi, đến nỗi thuật ngữ “một ba mƣơi” đã trở thành đồng nghĩa với phóng sự thời sự. Sở dĩ có hiện tƣợng này là vì có những bản nghiên cứu về phía ngƣời nhận, chỉ rõ rằng: Sau 50 giây, khán giả truyền hình không còn chú ý nữa”. [ 23, tr.6].

Chính sự ngắn của Phóng sự ngắn truyền hình đã làm nên tính xung kích của nó. Một vấn đề nào đó vừa mới xảy ra, nếu chỉ đƣa tin thông thƣờng thì chƣa nói rõ đƣợc vấn đề. Nếu giải thích một cách cặn kẽ thì phải mất một thời lƣợng rất dài, có khi ngƣời xem không còn thời gian để quan tâm. Chính những lúc đó Phóng sự ngắn phát huy đƣợc tính “ngắn” và hiệu quả của mình.

Với một Phóng sự ngắn, vấn đề đó sẽ đƣợc mổ xẻ, ít nhất là nêu đƣợc một vấn đề mà khán giả đang quan tâm. Nhiều trƣờng hợp các nhà đài sử Phóng sự ngắn nhƣ một cách “câu khách” giới thiệu với khán giả tiếp tục theo dõi vấn đề đó qua các chƣơng trình, phóng sự chuyên đề ở sau, hoặc ở thời điểm khác.

Tuy nhiên, cần hiểu “ngắn” ở đây không chỉ là ngắn về thời lƣợng, sự rút ngắn không phải một cách cơ học là cắt bớt câu chữ, hình ảnh một cách thô thiển. “Ngắn” ở đây là ngắn có sự sáng tạo, ngắn có chủ ý của tác giả. Một Phóng sự ngắn dù thời lƣợng chƣa đầy 3 phút nhƣng cũng phải đầy đủ các yếu tố của một phóng sự đặt ra. Đây là một cái khó nhƣng cũng là điều thú vị, tạo nên đặc trƣng riêng của phóng sự ngắn truyền hình.

Trong bài viết “Phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự”, đăng trên Tạp chí truyền hình VTV số 37 năm 2001, nhà báo Dƣ Hồng Quảng, Đài PT – TH Phú Thọ thể hiện quan điểm: “Theo chúng tôi, Phóng sự ngắn phải ngắn, phải mang tính thời sự và có vấn đề, có “sự” đáng quan tâm”.[36,tr.4]

Chính vì sự chi phối bởi thời lƣợng nên khác với nhiều thể loại khác nhƣ phim tài liệu, phóng sự chuyên đề…thƣờng “mở màn” bằng khúc dạo đầu dài dòng, bóng bẩy, phóng sự ngắn với đặc trƣng ngắn gọn, không cho phép phóng viên quá sa đà vào kể lể dài dòng, mà đi thẳng vào bản chất của những sự kiện thời sự. Cũng chính độ nén về thời lƣợng buộc ngƣời làm phóng sự ngắn không đƣợc “tham” trong việc dồn nén thông tin. Tốt nhất một phóng sự ngắn nên tập trung giải quyết một vấn đề, không đƣợc ôm hai ba

vấn đề cùng một lúc, bởi nhƣ nói ở trên “Quá nhiều thông tin sẽ bóp chết thông tin”.

1.3.2. Đặc trƣng về lời bình

Cũng chính đặc trƣng “ngắn” về thời lƣợng đã nên đã tạo nên những đặc trƣng trong cách viết lời bình cho phóng sự ngắn truyền hình. Nhà báo Thanh Lâm, nguyên Phó trƣởng Ban thời sự - Đài truyền hình Việt Nam cho rằng, chính đặc trƣng về thời lƣợng quy định những đặc trƣng khác nhƣ lời bình, hình ảnh, phỏng vấn…trong phóng sự ngắn truyền hình.

Tác giả John Hohenberrg trong cuốn Ký Giả Chuyên Nghiệp viết:

“Nếu thông tín viên viết cho truyền hình phải hoạt động nhƣ phóng viên, giám đốc phim ảnh và chủ biên thì ngƣời nào viết cho truyền hình cũng phải biết kết hợp sự khéo léo và trí sáng suốt của nhà soạn kịch, của ngƣời viết chuyện cho điện ảnh và của ký giả có thực nghiệm” [27, tr.319].

Thực vậy, tính thời sự của phóng sự ngắn truyền hình không cho phép ngƣời phóng viên viết lời bình một cách “lòng thòng”, “con kà con kê”. Lời bình cũng không thể viết theo cách thức làm báo nói (phát thanh), tức là nhắm mắt lại ngƣời ta cũng có thể hiểu. Trong tất cả các sách nghiệp vụ, ngƣời ta đều khuyên nên viết những câu ngắn, tốt nhất là 15 từ trong một câu. Điều này là hoàn toàn có cở sở, bởi qua nghiên cứu về thông tin truyền khẩu, ngƣời ta chỉ có thể nghe và nhớ đƣợc những câu ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm khác của báo chí truyền hình với báo in là khi bình luận các hình ảnh, nhà báo cũng phải tiến theo chúng. Anh ta bổ sung những gì hình ảnh kể lại và xác định ý nghĩa của những hình ảnh ấy. Hai tác giả Brigitte và Didier Desormeaux trong cuốn Phóng sự truyền hình – NXB Thông Tấn 2003 nói:

“Hình ảnh và âm thanh miêu tả một thực tế, còn lời bình để làm rõ thêm, bám chặt, chỉ đích danh, đo đếm thực tế đó” [23,tr.143].

Trong việc viết lời bình cho phóng sự ngắn truyền hình thì viết lời dẫn là quan trọng và khó khăn nhất. Lời dẫn dùng để làm mở đầu một phóng sự và

liên kết nội dung chƣơng trình. Trong phóng sự truyền hình, lời dẫn có thể là lời viết của phóng viên hoặc là lời của biên tập viên trong quá trình biên tập để kết nối các tin, phóng sự khác trong chƣơng trình thời sự.

Lời dẫn có vị trí quan trọng đến nỗi nhiều ngƣời ví nó đứng giữa sự xuất hiện của một phóng sự xuất sắc hay bên cạnh là nút chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của ti vi. Neil Everton trong cuốn Sổ Tay Phóng Viên – Tin, phóng sự truyền hình của Quỹ Reuters xuất bản năm 1999 nói: “Nhiều khi những tin bài hay lại thất bại thảm hại vì lời dẫn không đƣợc chú trọng”

[25, tr.61]. Theo ông, lời dẫn phải thu hút, lôi cuốn sự chú ý của ngƣời xem, định hình tâm trạng, và có thể có thêm chút bối cảnh.

Vai trò của lời dẫn trƣớc hết là để giới thiệu cho sự xuất hiện của một phóng sự, hay có thể nói là “quảng cáo” câu chuyện của họ với ngƣời xem. Giống nhƣ một món hàng, nếu đƣợc chào mời một cách hấp dẫn thì sẽ thu hút sự chú ý của ngƣời xem. “Là ngƣời cầm bút, công việc của bạn là cho ngƣời

xem thƣởng thức hƣơng vị của câu chuyện, đƣợc lợi từ câu chuyện và nhận biết hƣớng phát triển của câu chuyện”, Neil Everton [25, tr.61].

Nếu lời dẫn của phóng sự truyền hình đƣợc giới thiệu một cách hấp dẫn thì sẽ kéo khán giả lại với kênh truyền hình của mình để tiếp tục xem phóng sự, còn nếu không khán giả sẽ chuyển sang kênh khác trong tích tắc. Đặc trƣng của phóng sự ngắn truyền hình là độ nén về thời gian, vì vậy đừng bao giờ dùng những từ, cụm từ nhàm chán, sáo mòn, quanh co…

Lời dẫn còn có vai trò kết nối các tin, bài trong một chƣơng trình. Trong cách viết lời dẫn cho phóng sự ngắn truyền hình, điều tối kỵ nhất là phóng viên sao chép một đoạn nào đó trong phóng sự. “Lời dẫn hay không viết quanh quẩn. Là ngƣời cầm bút, bạn cần: túm lấy khán giả, gợi mở hƣớng phát triển câu chuyện, nhanh chóng nhƣờng chỗ cho câu chuyện”. [25, tr.66].

1.3.3. Đặc trƣng về hình ảnh

Truyền hình là hình ảnh, trƣớc hết là hình ảnh. Đó là thế mạnh và cũng là cái thu hút khán giả cũng nhƣ những lời phê phán tệ hại nhất (nếu hình ảnh không tốt).

Tác giả Bachirop Icaep trong cuốn “Truyền hình thế kỷ XX”, tài liệu

tham khảo của Phân viện báo chí và tuyên truyền, 1985 viết: “Sức hấp dẫn của truyền hình là ở chỗ nó cho phép ngƣời ta nhìn thấy cuộc sống thực, không bị khuấy động. Không phải là câu chuyện của một nhà báo hay của ngƣời chứng kiến kể về sự việc mà là chính bản thân sự của sự kiện hiện nay, trong giây phút này đang diễn ra trƣớc mắt chúng ta…”[28, tr.36].

“Kể chuyện bằng hình ảnh” là quy tắc mà những ngƣời làm phóng sự ngắn truyền hình chuyên nghiệp rất chú trọng. “Nhƣờng vị trí hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ sung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện”, [25, tr.51].

Thật vậy, đặc trƣng của truyền hình là khả năng chuyển tải thông tin bằng “hình ảnh động” kèm theo âm thanh. Đây là đặc trƣng quan trọng nhất, tạo nên sự khác biệt và hiệu quả vƣợt trội hơn hẵn của truyền hình với các loại hình báo chí khác.

Tất nhiên, những hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình phải là những hình ảnh “biết nói”: những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. Do bị chi phối bởi yếu tố thời lƣợng, nên hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình đòi hỏi phải có sự chắt lọc, lựa chọn cao. Về nguyên tắc, hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình cũng phải đáp ứng các yêu cầu về khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay….Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ những phóng sự điều tra, phóng sự về thiên tai…những quy tắc đó có thể không bắt buộc khắt khe và có sự ngoại lệ nhƣng tạo đƣợc hiệu quả cao.

Trong phóng sự về “Báo động nạn bạo hành trẻ em” ở Đồng Nai,

thanh thực thu đƣợc từ một điểm dạy trẻ tƣ nhân đã lột tả đƣợc sự việc dù những hình ảnh có thể rung, góc máy hạn chế…Hay những hình ảnh về lũ lụt năm 1999 ở miền Trung, hình lũ lụt tại Quảng Bình năm 2010…đƣợc quay trong điều kiện không thuận lợi, hình ảnh mờ, rung, nhiều lúc bị nhòe do trời mƣa nhƣng cũng đã gây xúc động đối với khán giả truyền hình. Và mới đây là những hình ảnh về gian lận tải các cây xăng ở TPHCM mặc dù đƣợc quay với những cảnh không thực sự “chỉnh chu” nhƣng đã tạo nên một tiếng vang trong xã hội, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc.

Để câu chuyện đƣợc kể bằng hình ảnh một cách ấn tƣợng, gây tác động đến khán giả, trong một phóng sự phải có những “hình ảnh chủ chốt”. Có thể nói, một phóng sự có thành công hay không là có đƣợc những hình ảnh chủ chốt hay không. Cảnh chủ chốt là những giai đoạn (trƣờng đoạn chính) của phóng sự, thật đơn giản, có ý nghĩa và dễ hiểu. Brigitte Besse và Didier Desormeaux, trong cuốn “Phóng sự truyền hình”, NXB Thông Tấn 2003 đánh giá về cảnh chủ chốt: “Khi xem một hoặc những cảnh chủ chốt có thể đem lại

cho ngƣời xem ý nghĩa trọn vẹn của phóng sự”, [23, tr.105]. 1.3.4. Đặc trƣng về âm thanh

Cùng với hình ảnh, âm thanh góp phần tạo nên những thành công vƣợt trội của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Âm thanh trong một phóng sự truyền hình bao gồm: âm thanh tự nhiên (tiếng động hiện trƣờng), lời bình, lời phỏng vấn, âm nhạc. Trong tất cả các loại âm thanh trong phóng sự, ngƣời ta chú ý nhiều đến âm thanh tự nhiên.

Âm thanh tự nhiên là những âm thanh thực thu đƣợc tại hiện trƣờng trong quá trình thực hiện phóng sự. Nó có thể là tiếng xe chạy qua lại, tiếng ồn ào, tiếng mƣa rơi, gió rít…Việc sử dụng âm thanh hợp lý, đặc biệt là âm thanh tự nhiên sẽ tăng thêm hiệu quả của phóng sự. Âm thanh tự nhiên khiến ngƣời ta phải quay lại xem tivi khi họ không chú ý, lơ đãng, hay đang làm việc gì đó. Âm thanh tự nhiên giúp phóng sự chúng ta có kết cấu và cảm xúc.

Với những ngƣời làm truyền hình chuyên nghiệp, họ chú ý và “lƣợm

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 28)