7. Bố cục luận văn:
2.2.2. HTV sử dụng những phóng sự có tính thời sự
Nhà báo Trần Bình Minh, trong bài viết: “Mấy vấn đề của phóng sự ngắn” đăng trên Tạp chí truyền hình số tháng 9/2000 cho rằng: “Thể loại phóng sự ngắn sống đƣợc là nhờ vào tính thời sự (thời điểm của nó). Một phóng sự về vấn đề lũ dù còn thô, còn một, dù phim quay mờ, lời bình chƣa trau chuốt nhƣng sẽ cực kỳ có giá trị nếu đó đƣợc phát đúng vào lúc trận lũ đang hoành hành. Còn để một tháng sau, thì dẫu có làm hay hơn, kỳ công hơn, đầu tƣ nhiều hơn – thì nó vẫn không đạt hiệu quả”. Điều này để cho thấy
rằng, tính thời sự của phóng sự ngắn là rất quan trọng. Những phóng sự trong Chƣơng trình thời sự của HTV9 về cơ bản đã đạt đƣợc yếu tố thời sự tại thời điểm phát sóng, điều này làm tăng tính hiệu quả của nó.
Trong Chƣơng trình thời sự tối 6/8/2010 có phóng sự: “Nhiều siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh ngƣng kinh doanh sản phẩm của Vedan” (xem phục lục). Lời dẫn của phóng sự viết:
“Trong khi nông dân của ba tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang gấp rút nộp hồ sơ lên tòa án để kiện Vedan thì nhiều hệ thống phân phối sở hữu hàng chục siêu thị trên cả nƣớc cũng đã tỏ rõ thái độ của mình với sản phẩm của công ty này. Và bắt đầu từ ngày hôm nay 6/8, các sản phẩm nhƣ bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu Vedan đã không đƣợc bày bán trong toàn bộ hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-opmark và hệ thống siêu thị Big C. Và đây là lần thứ hai các hệ thống phân phối lớn dỡ bỏ các sản phẩm của Vedan trên quầy, kệ vì những sai phạm của đơn vị này trong vấn đề môi trƣờng”. Tiếp sau phóng sự trên, HTV còn phát tiếp một phóng sự “Ngƣời dân Đồng Nai tẩy chay sản phẩm của Vedan” do Đài PT-TH Đồng
Nai thực hiện (xem phụ lục).
Phóng sự đã ghi nhận tình hình tại các siêu thị khi mà nhân viên siêu thị tiến hành dỡ bỏ các sản phẩm của Vedan trên quầy hàng; ý kiến và quan điểm của các chủ siêu thị về việc làm này là thể hiện sự đồng lòng cùng bà con nông dân. Với phóng sự do Đài PT-TH Đồng Nai thực hiện thì thấy rõ thái độ của ngƣời dân là tẩy chay và kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Vedan. Những ngày sau đó, HTV liên tiếp thông tin về việc ngƣời dân tẩy chay sản phẩm của Vedan.
Thông tin về việc công ty bột ngọt Vedan chây ì trong việc đền bù thiệt hại cho ngƣời dân sau những thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng mà đơn vị này gây ra đã đƣợc các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh rất nhiều trƣớc đó. Cùng với các cơ quan báo chí khác, việc HTV phát sóng liên tiếp hai phóng sự về cùng một sự kiện tại thời điểm mà ngƣời dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh đang hoàn tất các công đoạn để khởi kiện Vedan đã tạo nên một hiệu quả xã hội cao. Bởi chỉ bốn ngày sau đó, Vedan đã chính thức chấp nhận bồi thƣờng thiệt hại cho nông dân cả ba địa phƣơng sau hơn một năm chây ì. Điều này cho thấy rằng, quá trình sản xuất
một phóng sự hay là điều quan trọng, nhƣng việc sử dụng nó vào đúng thời điểm thích hợp thì hiệu quả tăng lên gấp nhiều lần.
Trong các ngày từ 2/10/2010 đến 30/10/2010, bão lũ liên tục hoành hành tại các tỉnh miền Trung. Mặc dù trên đƣờng đi ra Hà Nội thực hiện các chƣơng trình về sự kiện đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, tuy nhiên phóng viên Tuấn Lâm cùng nhóm êkip chƣơng trình của HTV ở lại các tỉnh miền Trung để phản ánh tình hình mƣa lũ đến với ngƣời dân Thành phố.
Với những hình ảnh quay đƣợc về tình hình mƣa lũ tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An…mặc dù chƣa đƣợc chỉnh chu, lời dẫn hiện trƣờng của phóng viên Tuấn Lâm mặc dù chƣa đƣợc suôn sẽ…song những hình ảnh chân thật đó đã đƣa đến cho khán giả một cái nhìn thật, đầy xúc động về tình hình mƣa lũ và cuộc sống trong khốn khó của ngƣời dân vùng lũ. Và trong khi cùng cả nƣớc hƣớng về đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, ngƣời dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng không quên có những hành động thiết thực, quyên góp vật chất, tinh thần để ủng hộ đồng bào miền Trung ruột thịt.
Rõ ràng nếu trong thời điểm đó phóng viên Tuấn Lâm cùng êkip làm chƣơng trình không ở lại miền Trung mà đi thẳng ra Hà Nội thì không thể có nhƣng phóng sự đầy cảm xúc đó. Và nếu những ngƣời thực hiện Chƣơng trình thời sự cho rằng những phóng sự đó chƣa thật chỉnh chu về mặt hình ảnh, lời bình, lời dẫn mà chƣa cho phát sóng để có thời gian chỉnh sửa và phát muộn hơn thì hiệu quả tác động đến xã hội chắc chắn không thể bằng. Trong khoảng thời gian đó, HTV liên tục thông tin về tình hình mƣa lũ tại miền Trung, đặc biệt là việc trục vớt chiếc xe khách bị nạn tại Hà Tĩnh.
Hay nhƣ loạt các tác phẩm hƣớng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trong những ngày đầu tháng 1/2011 là một ví dụ điển hình. Trong tháng 1/2011, trung bình mỗi tối có hai Phóng sự ngắn nói về chủ đề này, trong đó có một phóng sự nhìn lại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc các nhiệm kỳ trƣớc
đây. Mặc dù vậy, tính hấp dẫn của mỗi phóng sự không hề mất đi, bởi mỗi phóng sự là một câu chuyện và một hƣớng tiếp cận riêng.