Hình ảnh:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 61)

7. Bố cục luận văn:

2.3.1. Hình ảnh:

Hình ảnh luôn là thế mạnh của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Trong các phóng sự của HTV, yếu tố hình ảnh đƣợc khai thác tối đa để tạo hiệu quả cao. Hình ảnh trong Phóng sự ngắn của HTV luôn gây ấn tƣợng bởi những cảnh mà phóng viên “chộp” đƣợc. Cách xử lý hình ảnh logic khiến cho tiết tấu, nhịp độ của Phóng sự ngắn có lúc đƣợc đẩy nhanh, có lúc lại trầm lắng.

Không lời nào mô tả hiệu quả hơn bằng hình ảnh về tình trạng lũ chồng lũ và cuộc sống ngƣời dân miền Trung trong đợt lũ tháng 10/2010. Trong Chƣơng trình thời sự tối 19/10, phóng viên Minh Trí của HTV đã tiếp cận xã Cẩm Thành huyện Cẩm Xuyên sau nhiều ngày bị cô lập.

Thông thƣờng thì cỡ cảnh trong Phóng sự ngắn hạn chế những cảnh toàn, thiên về những cảnh trung – cận cảnh. Tuy nhiên, cảnh toàn rộng đã đƣợc sử dụng để miêu ta hình ảnh nƣớc lũ mênh mong, cả xã Cẩm Thành hầu nhƣ chìm trong lũ. (PS: Tiếp cận Cẩm Thành). Liền sau đó là những cận cảnh về các em nhỏ nhai nghiến ngấu gói mì tôm khi đƣợc cứu trợ, cảnh ngƣời dân ngoi lên nóc nhà vẫy tay kêu cứu, hình ảnh quan tài cụ Nguyễn Thị Quyến treo lơ lững đã 3 ngày quanh nhà ngập nƣớc….

Liên tiếp trong Chƣơng trình thời sự tối 20, 21, 22/10, HTV tiếp tục thông tin về việc Hà Tĩnh đã tìm kiếm và trục vớt chiếc xe khách bị lũ cuối trôi trên quốc lộ 1A và thi thể của các nạn nhân. Những cận cảnh về nổi đau của ngƣời thân các nạn nhân, cảnh ngâm mình trong dòng nƣớc rét buốt của những thợ lặn để tìm xác các nạn nhân…(PS: Nỗ lực trục vớt xe khách bị nạn)…đã tạo ấn tƣợng với ngƣời xem.

Cách sắp xếp cỡ cảnh trong phóng sự nói riêng cũng nhƣ trong truyền hình nói chung thƣờng theo 3 cách tùy tiết tấu của phóng sự: 1/ Với tiết tấu trung bình: toàn – trung – cận – đặc tả; 2/ Với tiết tấu chậm: toàn – trung rộng – trung hẹp – cận – cận rộng – cận hẹp; 3/ Với tiết tấu nhanh: toàn – cận. Cách sắp xếp trên tùy theo vấn đề và có ý đồ mà tác giả có cách vận dụng tiết tấu hợp lý.

Nhìn chung, những phóng sự ngắn của HTV thƣờng có tiết tấu trung bình là: toàn – trung – cận – đặc tả. Chẳng hạn: PS: “Lơ là trong công tác phòng chống sạt lở trƣớc mùa mƣa tại TPHCM” (xem phụ lục). Mở đầu

phóng sự là toàn cảnh các dãy nhà nằm liền bờ sông, đến trung cảnh sạt lở dọc bờ sông, đến cận cảnh các điểm sạt lở, đặc tả những điểm sạt lở tạo hàm ếch…Hay nhƣ phóng sự: “Chiếm dụng lòng đƣờng, vỉa hè làm nơi kinh doanh”. Toàn cảnh là vỉa hè dọc các tuyến đƣờng bị lấn chiếm làm nởi giữ

xe, trung cảnh là ngƣời ra vào gửi xe, cận cảnh lấy vé, trả tiền…

Cách sắp xếp các cỡ cảnh bổ sung, cho ý nghĩa của tác phẩm. Đối với những tác phẩm có vấn đề bức xúc thì tiết tấu nhanh hơn, góc máy và động tác táo bạo hơn. Cách sắp xếp cỡ cảnh lúc đó cũng sẽ có sự thay đổi, thƣờng thì những cảnh cận, đặc tả đƣợc sử dụng đầu tiên khi mới vào hình đề gây ấn tƣợng với ngƣời xem. Trong phóng sự “Bất cập trong việc xử lý heo bệnh ở các tỉnh lân cận TPHCM”. Đầu tiên là những cảnh cận về những con heo bệnh tại các hố chôn sơ sài gần nhà dân, đặc tả những vết thƣơng lở loét trên thân hình của heo. Trung cảnh những con heo bệnh chƣa chết vẫn có thể đi lại, nguy cơ đem mầm bệnh lây nhiễm đi nơi khác…trong khi chính quyền địa phƣơng thì bất lực trong việc xử lý heo bị bệnh vì không có kinh phí.

Phóng sự: “Nhà máy thép - thép Việt ở Bà Rịa – Vũng Tàu gây ô nhiễm” trong Chƣơng trình thời sự tối 9/9/2010 cũng đã có sự sắp xếp hình

ảnh nhằm gây ấn tƣợng mạnh. Đầu tiên là cận cảnh ống khói nhà máy nhả khói cuồn cuộn vào không trung, trung cảnh là toàn bộ phía sau nhà máy nghi

ngút khói….Tiếp đó là cuộc sống của ngƣời dân xung quanh nhà máy bị ô nhiễm…Với những tác phẩm trên, nếu cách sắp xếp hình ảnh không phù hợp, tiết tấu chậm thì ngƣời xem sẽ rất chán. Óc hiếu kỳ của khán giả muốn họ thấy đƣợc những hình ảnh đi vào ngóc nghếch của cuộc sống hơn là những hình ảnh có thể thấy hàng ngày bên ngoài. Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự của HTV phần nào đáp ứng đƣợc đòi hỏi đó của khán giả.

Thạc sỹ Trần Bảo Khanh trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 3/2003 có viết: “Tƣ duy hình ảnh xét đến cùng là khả năng xâu chuổi các hình ảnh về sự kiện. Chúng ta có thể cảm nhận tƣ duy hình ảnh của mỗi phóng viên trong phóng sự họ làm ở mỗi mức độ khác nhau. Ngƣời này đƣợc xét là tƣ duy hình ảnh tinh tế, ngƣời kia là trực diện, nóng bỏng, gay gắt, ngƣời nọ là chắp vá…”. Tất nhiên, điều này nó phụ thuộc vào trình độ của

mỗi phóng viên, và nếu trong tác phẩm thì có thể gọi là phong cách của phóng viên đó để tạo ra cái riêng cho mình và để lại ấn tƣợng trong lòng khán giả. Nếu những khán giả nào tinh ý, khi mới bắt đầu xem những hình ảnh đầu tiên của phóng sự có thể biết đƣợc đó là phóng sự do ai thực hiện…Đó là niềm hạnh phúc vô cùng của mỗi phóng viên.

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)