Những vấn đề đặt ra:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 77)

7. Bố cục luận văn:

3.1.3.Những vấn đề đặt ra:

Những hạn chế nhất định trong quy trình sản xuất, sử dụng Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự phần nào đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của toàn chƣơng trình. Những hạn chế đó có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

- Nhận thức của phóng viên về vai trò của Phóng sự ngắn

Điểm yếu trong Chƣơng trình thời sự của HTV là đƣa quá nhiều thông tin hội nghị, hội họp. Phóng viên HTV dƣờng nhƣ chỉ đƣa tin theo thƣ mời. Nhiều tác phẩm chỉ xứng đáng là một Tin. Chẳng hạn việc khởi công hay khánh thành một công trình, một hội thảo, hội nghị của cơ quan, đơn vị nào đó, phóng viên lại kéo dài thời lƣợng bằng cách thêm vài phỏng vấn. Có phóng sự ôm đồm nhiều vấn đề khiến thời lƣợng kéo dài mà nội dung thì không có trọng tâm…

Rất ít phóng sự có các đề tài tự phát hiện của phóng viên về các vấn đề “nóng” của cuộc sống, từ đó có sự phân tích, lý giải hay định hƣớng giải quyết một vấn đề nào đó.

Nguyên nhân của vấn đề này theo chúng tôi một phần do các phóng viên chƣa nhận thấy đƣợc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự. Từ nhận thức chƣa đƣợc thấu đáo nên ảnh hƣởng đến hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình của phóng viên.

Ngay nhƣ việc chọn đề tài để thực hiện Phóng sự ngắn của các phóng viên vẫn chƣa thực sự hợp lý. Trong chƣơng trình thời sự của HTV, chúng ta thƣờng bắt gặp những thể loại dạng ghi nhanh. Tức từ các cuộc hội thảo, hội nghị về một vấn đề nào đó, phóng viên phỏng vấn thêm ý kiến của các chuyên gia, đại biểu tham dự hội thảo, sau đó sử dụng hình ảnh thêm ở ngoài cùng với hình ảnh tại hội thảo để làm nên một tác phẩm truyền hình.

Xét về hình thức những tác phẩm đó gần giống một Phóng sự ngắn, bởi cũng đề cập đến một vấn đề đang quan tâm, có phỏng vấn, thời lƣợng cũng khoảng hai đến ba phút.

Lấy ví dụ, trong Chƣơng trình thời sự tối 27/11/2010, có hội thảo

“Đánh giá 10 năm khu dự trữ sinh quyển ngập mặn Cần Giờ”. Với thời

lƣợng 3 phút, có 3 ý kiến phỏng vấn của các nhà quản lý, nhà khoa học…nếu chỉ đánh giá về hình thức thì có thể xem tác phẩm đó nhƣ Phóng sự ngắn. Tuy nhiên, xét về nội dung thì tác phẩm đó chƣa phải là một Phóng sự ngắn thực thụ. Bởi vấn đề mà phóng viên đƣa ra để phản ánh chƣa đúng tầm của một phóng sự, chƣa có cách giải quyết vấn đề, chính kiến của phóng viên trong phóng sự đó.

Nếu cũng là vấn đề đó, cũng lấy ý kiến của các chuyên gia đó, nhƣng phóng viên đầu tƣ thêm thời gian, ghi hình thực tế tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nâng tầm của vấn đề lên thì nội dung của tác phẩm sẽ đƣợc nâng lên một bƣớc, xứng đáng là một Phóng sự ngắn có vấn đề hơn.

- Việc tổ chức sản xuất

Ngoài nhận thức của phóng viên về vai trò, vị trí, thể loại phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự thì việc tổ chức sản xuất trong một số trƣờng hợp chƣa thực sự chặt chẽ. Giữa lãnh đạo với phóng viên, giữa biên tập viên chƣơng trình thời sự với phóng viên chƣa có sự phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để cùng tạo ra một sản phẩm chất lƣợng tốt nhất. Từ đó mà ảnh hƣởng đến hiệu quả trong việc sử dụng phóng sự ngắn.

Nhƣ đã phân tích ở trên, nhiều tác phẩm trong Chƣơng trình thời sự của HTV chƣa thực sự có phân định rõ ràng về thể loại. Nhiều tin tức hội nghị, hội thảo có thời lƣợng dài hơn một tin bình thƣờng; một số tin có cả phỏng vấn, trích phát biểu dài hơn cả thời lƣợng của một Phóng sự ngắn…

Những Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự của HTV thƣờng có thời lƣợng dài trên 3 phút. Chẳng hạn, cũng trong Chƣơng trình thời sự tối 27/11/2010, phóng sự “Câu lạc bộ vƣợt khó ở quân 8” có thời lƣợng 3 phút

15 giây; Phóng sự “TPHCM chƣa thống kê đƣợc các điểm trông giữ trẻ tự phát” phát sóng tối 29/11/2010 cũng có thời lƣợng 3 phút 20 giây; phóng sự “TPHCM từng bƣớc cải cách thủ tục hành chính” phát sóng ngày 16/2/2011

cũng có thời lƣợng 3 phút 35 giây…

Cá biệt có một số tác phẩm phóng sự ngắn có thời lƣợng trên 5 phút. Lấy ví dụ, trong chƣơng trình thời sự tối 4/8/2010, có phóng sự “Quận 2, triển khai chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng”.

Rõ ràng, khi thời lƣợng của các tác phẩm trong chƣơng trình kéo dài, trong khi thời lƣợng của tổng thể chƣơng trình đã bị giới hạn thì số lƣợng thông tin đƣa đến cho khán giả bị hạn chế lại. Nhƣ vậy là mục đích chuyển tải thông tin đến khán giả theo tiêu chí “trong một thời gian ngắn nhất chuyển tải đến khán giả một lƣợng thông tin nhiều nhất” đã bị hạn chế.

Đó là chƣa nói đến tâm lý của ngƣời xem phóng sự, sẽ cảm thấy nhàm chán nếu phóng sự đó kéo dài lê thê từ vấn đề này sang vấn đề khác mà không

đi đến một kết luận nào. Và nhƣ vậy, một phóng sự có thời lƣợng kéo dài trƣớc hết là ảnh hƣởng đến hiệu quả tác động của phóng sự đến ngƣời xem, sau đó là ảnh hƣởng đến nội dung của toàn bộ chƣơng trình thời sự đó.

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 77)