Phát huy lợi thế đặc trƣng của phóng sự ngắn:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 81)

7. Bố cục luận văn:

3.2.2. Phát huy lợi thế đặc trƣng của phóng sự ngắn:

Nhƣ đã phân tích trong phần lý luận, Phóng sự ngắn và tác phẩm báo chí truyền hình nói chung có những đặc trƣng riêng tạo nên thế mạnh của nó so với các loại hình báo chí khác. Đặc trƣng lớn nhất là âm thanh và hình ảnh. Nếu biết khai thác tốt những thế mạnh này sẽ tạo hiệu quả tác động rất cao đến ngƣời xem. Tuy nhiên, hiện tại rất nhiều Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự của HTV chƣa khai thác đƣợc những thế mạnh này.

Về âm thanh, phần lớn các Phóng sự ngắn đều sử dụng âm thanh chủ yếu là lời bình. Lời khuyên của Brigitte Besse và Didier Desormeaux là: “Nếu

thông điệp chỉ đƣợc truyền đạt bằng hình ảnh, hoặc chỉ qua lời bình mà thôi, thì sẽ luôn có hại cho tính đặc thù của thông tin nghe nhìn” [24, tr.60]. Có rất

ít phóng sự sử dụng âm thanh là tiếng động hiện trƣờng hoặc là tạo các khoảng lặng cần thiết cho Phóng sự ngắn. Vì vậy mà nhiều phóng sự cứ một chạy một mạch từ đầu đến cuối, không có điểm nhấn nào.

Hình ảnh trong phóng sự đôi lúc chỉ mang tính chung chung theo kiểu “trám lời”. Có phóng sự viết lời xong rồi ghép hình theo lời bình, đến lúc hình ảnh đã hết nhƣng lời bình vẫn còn thì sử dụng lại các hình trƣớc. Đặc biệt, nhiều phóng sự trên HTV các phóng viên dựng hình không đúng với quy tắc ghép hình. Tình trạng trái trục diễn ra rất phổ biến, nhất là trong các cảnh phỏng vấn.

Trong xu thế phát triển của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, ngôn ngữ hình ảnh “phi hình tuyến” – là ngôn ngữ đồ họa đƣợc các báo khai thác khá nhiều. Thay vì phát thanh viên đọc các con số, các địa điểm mà ngƣời nghe rất khó tiếp nhận, chúng ta có thể thay thế bằng các hình ảnh đồ

họa, biểu đồ... kết hợp với hình ảnh động thì khán giả sẽ tiếp cận tốt hơn. Với các báo in nhƣ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Ngƣời Lao động…hiện nay sử dụng hình ảnh đồ họa khá phổ biến khi nói về những con số trên lĩnh vực kinh tế, hình đồ họa trong dự báo thời tiết…Tuy nhiên hầu nhƣ các phóng sự của HTV chƣa khai thác đƣợc yếu tố này.

Nhƣ đã phân tích ở trên, yếu tố thời lƣợng là một hạn chế của các Phóng sự ngắn trong Chƣơng trình thời sự của HTV9. Nhiều phóng sự ngắn vƣợt quá giới hạn hai phút rƣỡi, có khi lên đến năm phút. Việc cô động về mặt thời lƣợng sẽ phù hợp với xu thế hiện đại trong thực hiện Phóng sự ngắn. Thực hiện đƣợc yếu tố này sẽ đẩy nhanh nhịp độ nhanh của các Phóng sự ngắn, tăng tính hấp dẫn đối với ngƣời xem. Quan trọng hơn là sẽ góp phần quan trọng trong việc phát huy thế mạnh của truyền hình, trong một thời gian ngắn nhất có thể chuyển tải đến khán giả một lƣợng thông tin nhiều nhất.

Để làm đƣợc điều này trƣớc hết phải xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận vững chắc. Hoạt động báo chí truyền hình gắn với những yếu tố đòi hỏi tính sáng tạo cao, đòi hỏi phóng viên truyền hình phải luôn tự sáng tạo trong mỗi tác phẩm của mình. Chính những sáng tạo trong quá trình sản xuất phóng sự của phóng viên sẽ là điều kiện thuận lợi cho Ban biên tập thời sự sử dụng tác phẩm đó trong Chƣơng trình thời sự để đạt hiệu quả tác động đến xã hội cao nhất.

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)