7. Bố cục luận văn:
2.3.3. Dẫn hiện trƣờng:
Trong phóng sự, bên cạnh sự xuất hiện của các nhân vật, nhân chứng, trong nhiều phóng sự còn có sự xuất hiện của phóng viên- ngƣời trực tiếp thực hiện phóng sự ấy. Ở các đài truyền hình phƣơng Tây, việc phóng viên xuất hiện dẫn hiện trƣờng là một sự bình thƣờng, đặc biệt là các sự kiến “nóng” đang diễn ra và đƣợc tƣờng thuật trực tiếp nhƣ chiến tranh, động đất,
hỏa hoạn, lũ lụt….Sự xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trƣờng một mặt đƣa đến cho khán giả về những hình ảnh thực sự đang diễn ra, độ tin cậy của khán giả về thông tin đó cao hơn. Mặt khác, đằng sau đó là sự “quảng bá ngầm” đối với kênh truyền hình đó: rằng chúng tôi đang có mặt tại nơi diễn ra sự việc, chúng tôi có mặt khắp nơi…
Trong xu thế cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay, việc phóng viên xuất hiện dẫn hiện trƣờng trên sóng của các đài truyền hình ở Việt Nam cũng nhƣ Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều. Trong thời điểm xảy ra trận lụt lịch sử năm 2010 tại Hà Tĩnh, phóng viên Minh Trí của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã xông pha khắp địa bàn Hà Tĩnh để ghi lại những hình ảnh mới nhất về các vùng đất bị chia cắt nhiều ngay bởi lũ lớn nhƣ xã Cẩm Thành, hồ Kẻ Gỗ…
……….“Thƣa quý vị và các bạn!
Hiện nay nhóm phóng viên của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thƣơng trú tại Hà Nội đang có mặt tại Hà Tĩnh, lƣợng mƣa vẫn chƣa ngớt. Trận mƣa kéo dài suốt đêm hôm qua đã làm cả thành phố ngập trong biển nƣớc. Mặc dù đây không phải là một trong những tâm điểm ngập của Hà Tĩnh nhƣng mọi hoạt động gần nhƣ tê liệt”. (Chƣơng trình thời sự tối
19/10/2010).
………..“Thƣa quý vị và các bạn!
Hiện chúng tôi chúng tôi đang có mặt tại hồ Kẻ Gỗ, mực nƣớc ở đây đang dâng lên rất cao. Bên cạnh chúng tôi đây là ông Phạm Đăng Nhật, giám đốc công ty TNHH hồ Kẻ Gỗ. Thƣa ông, vì sao chúng ta quyết định xã hồ Kẻ Gỗ”? (Chƣơng trình thời sự tối 19/10/2010)
Hình ảnh phóng viên Minh Trí –của HTV xuất hiện dẫn hiện trƣờng trong trang phục áo mƣa, nƣớc ngập dƣới chân, gió thôi, giữa cánh đồng lái láng nƣớc…đã đem đến cho khán giả những hình ảnh thực hơn về diễn biến tình hình lũ lụt tại Hà Tĩnh.
Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, khi phản ánh về không khí nhộn nhịp của ngƣời dân Thủ đô và đồng bào cả nƣớc về dự lễ. Hai phóng việt Kim Khánh và Việt Phong cũng đã xuất hiện trƣớc ống kính để dẫn hiện trƣờng, ghi nhận và phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân đang náo nức tham dự lễ hội. Chính điều này đã làm cho phóng sự thêm sự sôi động, náo nhiệt khi khung cảnh đằng sau phóng viên là cảnh ngƣời dân nô nức cùng nhau dự lễ.
Nhƣ vậy, dẫn hiện trƣờng không chỉ là một thủ pháp của phóng sự, nó còn là một nghệ thuật tạo sức sống cho phóng sự ấy trong lòng công chúng. Sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự là một nghệ thuật kéo gần công chúng đến với những gì đang diễn ra trên màn ảnh nhỏ. Đó là điều mà bất cứ một phóng viên nào cũng muốn hƣớng đến khi thực hiện tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, phóng sự ngắn truyền hình là thể loại bó hẹp về thời lƣợng và do vậy, khi tiến hành dẫn hiện trƣờng, phóng viên phải đặt câu hỏi liệu có cần thiết hay không? Với mức độ nào là vừa? Hay nói cách khác, sự xuất hiện của phóng viên phải là sự xuất hiện có nghĩa. Dẫn hiện trƣờng còn phụ thuộc vào cái duyên của ngƣời dẫn. Không phải ai làm phóng sự hay cũng có thể dẫn hiện trƣờng tốt.
Trong nhiều trƣờng hợp, các phóng sự của HTV đƣợc coi là bị “lạm dụng” dẫn hiện trƣờng. Trong chƣơng trình thời sự tối 6/10/2010, cũng đề cập đến tình hình lũ lụt tại miền Trung, phóng viên Tuấn Lâm cũng đã xuất hiện và dẫn hiện trƣờng. Tuy nhiên, kỹ năng nói trƣớc ống kính còn hạn chế, cử chỉ gƣợng ép, thiếu tự nhiên…đã ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn của phóng sự. Hay nhƣ trong chƣơng trình thời sự tối 19/10/2010 đã dẫn chứng trên, phóng viên Minh Trí đã 3 lần xuất hiện dẫn hiện trƣờng trong 3 phóng sự khác nhau về các điểm trên địa bàn Hà Tĩnh. Điều này đặt ra câu hỏi, sự xuất hiện nhiều nhƣ thế có cần thiết không khi mà lần xuất hiện đầu tiên phóng viên đã giới thiệu là “chúng tôi đang có mặt tại Hà Tĩnh”.
Theo kinh nghiệm của một số nhà báo có nghề, lời khuyên cho phóng viên khi dẫn hiện trƣờng là: không nên dẫn ngay từ đầu phóng sự hoặc trƣớc khi kết thúc phóng sự vì hãy để cho khán giả tiếp xúc và chia tay với phóng sự bằng những hình ảnh biết nói; Khi dẫn phóng viên không nên nói: “tôi đang ở đâu…”, mà hãy nói “tại đây đang xảy ra chuyện gì…”. Đặc biệt là không nên mƣợn ngƣời dẫn, tức phóng viên thực hiện phóng sự không thể dẫn đƣợc thì đi nhờ ngƣời khác dẫn.
Tiểu kết chƣơng 2:
Sản xuất một Phóng sự ngắn có giá trị về mặt nội dung, hình thức là một điều quan trọng, tuy nhiên nếu biết kết hợp sử dụng phóng sự đó vào chƣơng trình nào, thời điểm nào, kết hợp với những tin, phóng sự nào trong cùng một chƣơng trình thì hiệu quả tác động xã hội sẽ cao hơn nhiều lần.
Để có những Phóng sự ngắn có chất lƣợng, trƣớc hết ngƣời thực hiện phóng sự phải nắm vững những đặc trƣng đƣợc xem là thế mạnh của Phóng sự ngắn, từ đó tùy vào từng điều kiện cụ thể để thực hiện một phóng sự hay. Việc nắm vững các kỹ năng thực hiện phóng sự giúp phóng viên không bị lúng túng, phân vân khi tiếp cận một vấn đề nào đó hơi “gai góc”. Và chỉ khi nắm đƣợc các kỹ năng cơ bản của phóng sự ngắn thì phóng viên mới có thể sáng tạo ra những thủ pháp mới trên cơ sở nền tảng đã có để thực hiện phóng sự.
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định đƣợc vị trí, vai trò của phóng sự ngắn đối với các bản tin, chƣơng trình thời sự. Điều này thể hiện rõ ở tần suất sử dụng phóng sự ngắn trong các chƣơng trình thời sự 19h50 hàng ngày. Số lƣợng phóng sự ngắn đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình này đều ở mức độ hợp lý, không ít quá mà cũng không nhiều quá gây cảm giác quá tải về thông tin.
Các phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự cũng đƣợc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc sử dụng với tính mục đích nhất định, điều
này góp phần tạo nên hiệu quả tác động xã hội nhiều hơn của các phóng sự ngắn. Những thủ pháp của phóng sự ngắn cũng đã đƣợc tận dụng tối đa để phát huy những lợi thế đặc trƣng của phóng sự ngắn trong các chƣơng trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc phát huy tốt những thế mạnh về thủ pháp và dụng ý sử dụng phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự đã làm cho chƣơng trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn khán giả.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc sử dụng phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số vấn đề đặt ra, cần xem xét một cách nghiêm túc để rút ra những kinh nghiệm về thành công và hạn chế trong sử dụng phóng sự ngắn trong các chƣơng trình thời sự nói chung. Điều này chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong chƣơng 3 của luận văn.
Chƣơng 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ
3.1. Việc sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của HTV
3.1.1. Thành công
- Sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình làm cho Chƣơng trình thời sự sinh động, hấp dẫn hơn:
Chƣơng trình thời sự của HTV9 hiện tại có thời lƣợng trên dƣới 45 phút, trong đó phần thời sự trong nƣớc là 30 phút. Phần lớn các Chƣơng trình thời sự của HTV9 đều có các Phóng sự ngắn phản ánh tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trên mọi miền đất nƣớc. Tuy nhiên, trong một số chƣơng trình có lúc không có Phóng sự ngắn mà chủ yếu là tin, ghi nhanh….
So sánh giữa các Chƣơng trình thời sự có sử dụng Phóng sự ngắn và các chƣơng trình không có sự xuất hiện của Phóng sự ngắn chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt về sự sinh động, hấp dẫn của chƣơng trình. Với những Chƣơng trình thời sự không có sử dụng Phóng sự ngắn thì chƣơng trình thƣờng rất “nặng nề”, khô khan.
Trong Chƣơng trình thời sự tối 9/12/2010 có 13 tin bài. Tuy nhiên, trong chƣơng trình này HTV đã dành phần lớn thời lƣợng để phản ánh về diễn biến ngày họp thứ 3 Hội đồng nhân dân Thành phố. Kỳ họp có sự chất vấn của các đại biểu với các sở, ban ngành nên thời lƣợng chiếm khá dài. Sau thông tin về kỳ họp, HTV còn thực hiện phỏng vấn ý kiến của ngƣời dân về nội dung kỳ họp lần này. Tổng thời lƣợng liên quan đến kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố là 10 phút 30 giây. Tiếp sau đó là tin về sơ kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” của Thành phố cùng một số đơn vị cũng chiếm thời lƣợng 5 phút.
Xét về thời lƣợng, trong tổng thể 13 tin bài của phần tin trong nƣớc thì chỉ hai nội dung trên đã chiếm hơn một nữa thời lƣợng. Xét về nội dung,
Chƣơng trình thời sự tối 9/12 chủ yếu là các tin lễ tân, về hoạt động của các đoàn thể, lễ kỷ niệm của các đơn vị, lãnh đạo Thành phố tiếp khách..nên chƣơng trình rất “nặng nề”.
Chƣơng trình thời sự tối 26/1/2011, với 16 tin bài nhƣng chỉ là các tin về hoạt động của lãnh đạo thành phố thăm hỏi các đơn vị, tổ chức và công tác chuẩn bị tết cổ truyền dân tộc. Chƣơng trình không có một phóng sự nào về việc chuẩn bị đón tết của ngƣời dân thành phố cũng nhƣ ngƣời dân ở các địa phƣơng khác nhƣ thế nào. Mặc dù chƣơng trình không thực sự nặng nề nhƣ các chƣơng trình khác, tuy nhiên thông tin lễ tân về hoạt động của các đồng chí lạnh đạo thành phố chiếm thời lƣợng khá nhiều khiến chƣơng trình rất khô khan
Với những Chƣơng trình thời sự có sử dụng Phóng sự ngắn, thì cấu trúc của Chƣơng trình thời sự linh hoạt, hấp dẫn hơn rất nhiều. Trong Chƣơng trình thời sự ngày 29/11/2010, sau phần tin trong nƣớc là 3 phóng sự về các vấn đề kinh tế, xã hội “nóng” đang đƣợc ngƣời dân quan tâm.
Sau sự việc chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dƣợc Viễn Đông bị bắt vì hành vi thao túng thị trƣờng chứng khoán, HTV đã có phóng sự: “Hiện tƣợng làm giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán”. Phóng sự đã phân tích
các hiện tƣợng các công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán nhƣng lại có hành vi làm giá để thao túng thị trƣờng. Phỏng vấn ý kiến của các cơ quan chức năng, giới kinh doanh, những bất cập xung quanh vấn đề này…từ đó đề xuất giải pháp quản lý chặt chẽ hơn.
Cũng trong Chƣơng trình thời sự tối 29/11/2010, sau khi nhắc lại clip một bảo mẫu ở Bình Dƣơng bạo hành một trẻ tại điểm trông giữ trẻ tại nhà bị tung lên mạng, HTV có liền hai phóng sự phản ánh về hoạt động của các điểm trông giữ trẻ tự phát trên địa bàn Thành phố.
Đầu tiên là phóng sự: “TPHCM chƣa thống kế đƣợc các điểm giữ trẻ”, nêu lên thực trạng và những bất cập, khó kiểm soát đối với những điểm trông
giữ trẻ tự phát ở các khu dân cƣ. Trong khi đó, chủ trƣơng các doanh nghiệp tự xây dựng điểm giữ trẻ cho công nhân đã đƣợc Thành phố triển khai hơn 5 năm nhƣng đến nay vẫn chỉ mới thực hiện đƣợc ở một vài điểm rất nhỏ. Phóng sự đặt ra vấn đề: “Mô hình nhà trẻ mẫu giáo ở các khu chế xuất, khu công nghiệp không phải bây giờ mới đƣợc nhắc đến, nhƣng điều quan trọng ai là ngƣời hiện thực hóa và nhân rộng mô hình này vẫn là vấn đề còn đang bỏ ngõ”. (Xem phục lục).
Một trong những mô hình nhà trẻ mẫu giáo ở khu công nghiệp đƣợc HTV tiếp tục phản ánh liền sau đó với phóng sự: “Công ty Poyen tự mở trƣờng mẫu giáo chăm trẻ cho con em công nhân”, nêu lên một điển hình
trong việc hỗ trợ, chăm lo đời sống cho công nhân của một doanh nghiệp. Sau hai phóng sự này HTV tiếp tục thông tin về tình hình của bé Ngân, nạn nhân trong clip bạo hành trẻ em ở Bình Dƣơng đã đƣợc hỗ trợ để đƣa vào một trƣờng mầm non tại địa phƣơng.
Có thể nói, với việc có nhiều Phóng sự ngắn trong một Chƣơng trình thời sự, đặc biệt là những vấn đề “nóng”, thời sự đang đƣợc dƣ luận quan tâm thì Chƣơng trình thời sự rất hấp dẫn, cuốn hút ngƣời xem.
Xét ở góc độ khán giả, qua điều tra ý kiến khán giả về “Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong Chƣơng trình thời sự 19h50 của HTV9”, chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ khán giả thích xem Chƣơng trình thời sự có sử dụng các Phóng sự ngắn chiếm số lƣợng nhiều hơn là số khán giả thích xem Tin tức.
Trong 200 phiếu điều tra đƣợc phát đi, khi đƣợc hỏi: Xem Chƣơng trình thời sự của HTV9, quý vị thích xem các Phóng sự ngắn (là những tin tức
mà có phỏng vấn các nhân vật về các vấn đề nào đó…) hơn hay chí là Tin
đơn thuần (không có phỏng vấn..) thì có 153 ngƣời trả lời thích xem các
Phóng sự ngắn (tƣơng đƣơng 80,1%), có 29 ngƣời trả lời thích xem Tin tức (15,18%), có 9 ngƣời không có ý kiến (4,7%). Nhƣ vậy để thấy rằng, với những Chƣơng trình thời sự có sử dụng các Phóng sự ngắn, đặc biệt là các
phóng sự mang tính thời sự thì Chƣơng trình thời sự mang tính hấp dẫn, sức thu hút khán giả xem truyền hình cao hơn.
- Phóng sự ngắn tạo đƣợc hiệu quả tác động xã hội sâu rộng
Thật khó để đo đƣợc hiệu quả xã hội khi trong Chƣơng trình thời sự có phát một Phóng sự ngắn về một vấn đề nào đó. Bởi thực tế thì không một cơ quan, tổ chức, đài truyền hình nào có các hoạt động nhƣ đi đo phản ứng của ngƣời dân về một Tin tức, Phóng sự ngắn vừa phát vào tối hôm qua. Hiệu quả tác động xã hội của các Phóng sự ngắn thƣờng đƣợc tính một cách “lƣợng hóa”, nghĩa là đo tâm lý xã hội, tác động của Tin tức, phóng sự đó đến ngƣời dân nhƣ thế nào trong một thời gian nhất định nhƣ qua thƣ phản hồi của khán giả, điện thoại hoặc phản ứng trực tiếp của ngƣời dân.
Có thể nói, Phóng sự ngắn có một ƣu thế là đƣợc phát trong Chƣơng trình thời sự vào thời điểm “giờ vàng” của buổi tối. Đặc biệt, với những thông tin “nóng”, thì trong lúc các báo in phải đợi đến sáng hôm sau mới ra báo thì truyền hình đã có sản phẩm để phát vào buổi tối hôm đó. Cùng với những đặc trƣng là thế mạnh của truyền hình nhƣ về hình ảnh, âm thanh, tiếng động hiện trƣờng…hiệu quả tác động xã hội của truyền hình nói chung và các tác phẩm Phóng sự ngắn rất nhanh và sâu rộng.
Chẳng hạn, trong các đợt lũ lụt tại các tỉnh miền Trung vào tháng 10/2010, sau khi HTV liên tục phát các phóng sự về lũ lụt tại miền Trung, đã dấy lên một phong trào quyên góp tiền của, vật chất ủng hộ đồng bào miền Trung đang oằn mình chịu đựng lũ lụt.
Phóng sự “Tấm lòng của ngƣời dân TPHCM hƣớng về miền Trung ruột
thịt” phát trong Chƣơng trình thời sự tối 22/10 đã nói lên hiệu quả tác động