Đặc trƣng về lời bình:

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 32)

7. Bố cục luận văn:

1.3.2.Đặc trƣng về lời bình:

Cũng chính đặc trƣng “ngắn” về thời lƣợng đã nên đã tạo nên những đặc trƣng trong cách viết lời bình cho phóng sự ngắn truyền hình. Nhà báo Thanh Lâm, nguyên Phó trƣởng Ban thời sự - Đài truyền hình Việt Nam cho rằng, chính đặc trƣng về thời lƣợng quy định những đặc trƣng khác nhƣ lời bình, hình ảnh, phỏng vấn…trong phóng sự ngắn truyền hình.

Tác giả John Hohenberrg trong cuốn Ký Giả Chuyên Nghiệp viết:

“Nếu thông tín viên viết cho truyền hình phải hoạt động nhƣ phóng viên, giám đốc phim ảnh và chủ biên thì ngƣời nào viết cho truyền hình cũng phải biết kết hợp sự khéo léo và trí sáng suốt của nhà soạn kịch, của ngƣời viết chuyện cho điện ảnh và của ký giả có thực nghiệm” [27, tr.319].

Thực vậy, tính thời sự của phóng sự ngắn truyền hình không cho phép ngƣời phóng viên viết lời bình một cách “lòng thòng”, “con kà con kê”. Lời bình cũng không thể viết theo cách thức làm báo nói (phát thanh), tức là nhắm mắt lại ngƣời ta cũng có thể hiểu. Trong tất cả các sách nghiệp vụ, ngƣời ta đều khuyên nên viết những câu ngắn, tốt nhất là 15 từ trong một câu. Điều này là hoàn toàn có cở sở, bởi qua nghiên cứu về thông tin truyền khẩu, ngƣời ta chỉ có thể nghe và nhớ đƣợc những câu ngắn.

Điểm khác của báo chí truyền hình với báo in là khi bình luận các hình ảnh, nhà báo cũng phải tiến theo chúng. Anh ta bổ sung những gì hình ảnh kể lại và xác định ý nghĩa của những hình ảnh ấy. Hai tác giả Brigitte và Didier Desormeaux trong cuốn Phóng sự truyền hình – NXB Thông Tấn 2003 nói:

“Hình ảnh và âm thanh miêu tả một thực tế, còn lời bình để làm rõ thêm, bám chặt, chỉ đích danh, đo đếm thực tế đó” [23,tr.143].

Trong việc viết lời bình cho phóng sự ngắn truyền hình thì viết lời dẫn là quan trọng và khó khăn nhất. Lời dẫn dùng để làm mở đầu một phóng sự và

liên kết nội dung chƣơng trình. Trong phóng sự truyền hình, lời dẫn có thể là lời viết của phóng viên hoặc là lời của biên tập viên trong quá trình biên tập để kết nối các tin, phóng sự khác trong chƣơng trình thời sự.

Lời dẫn có vị trí quan trọng đến nỗi nhiều ngƣời ví nó đứng giữa sự xuất hiện của một phóng sự xuất sắc hay bên cạnh là nút chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của ti vi. Neil Everton trong cuốn Sổ Tay Phóng Viên – Tin, phóng sự truyền hình của Quỹ Reuters xuất bản năm 1999 nói: “Nhiều khi những tin bài hay lại thất bại thảm hại vì lời dẫn không đƣợc chú trọng”

[25, tr.61]. Theo ông, lời dẫn phải thu hút, lôi cuốn sự chú ý của ngƣời xem, định hình tâm trạng, và có thể có thêm chút bối cảnh.

Vai trò của lời dẫn trƣớc hết là để giới thiệu cho sự xuất hiện của một phóng sự, hay có thể nói là “quảng cáo” câu chuyện của họ với ngƣời xem. Giống nhƣ một món hàng, nếu đƣợc chào mời một cách hấp dẫn thì sẽ thu hút sự chú ý của ngƣời xem. “Là ngƣời cầm bút, công việc của bạn là cho ngƣời

xem thƣởng thức hƣơng vị của câu chuyện, đƣợc lợi từ câu chuyện và nhận biết hƣớng phát triển của câu chuyện”, Neil Everton [25, tr.61].

Nếu lời dẫn của phóng sự truyền hình đƣợc giới thiệu một cách hấp dẫn thì sẽ kéo khán giả lại với kênh truyền hình của mình để tiếp tục xem phóng sự, còn nếu không khán giả sẽ chuyển sang kênh khác trong tích tắc. Đặc trƣng của phóng sự ngắn truyền hình là độ nén về thời gian, vì vậy đừng bao giờ dùng những từ, cụm từ nhàm chán, sáo mòn, quanh co…

Lời dẫn còn có vai trò kết nối các tin, bài trong một chƣơng trình. Trong cách viết lời dẫn cho phóng sự ngắn truyền hình, điều tối kỵ nhất là phóng viên sao chép một đoạn nào đó trong phóng sự. “Lời dẫn hay không viết quanh quẩn. Là ngƣời cầm bút, bạn cần: túm lấy khán giả, gợi mở hƣớng phát triển câu chuyện, nhanh chóng nhƣờng chỗ cho câu chuyện”. [25, tr.66].

1.3.3. Đặc trƣng về hình ảnh

Truyền hình là hình ảnh, trƣớc hết là hình ảnh. Đó là thế mạnh và cũng là cái thu hút khán giả cũng nhƣ những lời phê phán tệ hại nhất (nếu hình ảnh không tốt).

Tác giả Bachirop Icaep trong cuốn “Truyền hình thế kỷ XX”, tài liệu

tham khảo của Phân viện báo chí và tuyên truyền, 1985 viết: “Sức hấp dẫn của truyền hình là ở chỗ nó cho phép ngƣời ta nhìn thấy cuộc sống thực, không bị khuấy động. Không phải là câu chuyện của một nhà báo hay của ngƣời chứng kiến kể về sự việc mà là chính bản thân sự của sự kiện hiện nay, trong giây phút này đang diễn ra trƣớc mắt chúng ta…”[28, tr.36].

“Kể chuyện bằng hình ảnh” là quy tắc mà những ngƣời làm phóng sự ngắn truyền hình chuyên nghiệp rất chú trọng. “Nhƣờng vị trí hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ sung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện”, [25, tr.51].

Thật vậy, đặc trƣng của truyền hình là khả năng chuyển tải thông tin bằng “hình ảnh động” kèm theo âm thanh. Đây là đặc trƣng quan trọng nhất, tạo nên sự khác biệt và hiệu quả vƣợt trội hơn hẵn của truyền hình với các loại hình báo chí khác.

Tất nhiên, những hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình phải là những hình ảnh “biết nói”: những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. Do bị chi phối bởi yếu tố thời lƣợng, nên hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình đòi hỏi phải có sự chắt lọc, lựa chọn cao. Về nguyên tắc, hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình cũng phải đáp ứng các yêu cầu về khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay….Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ những phóng sự điều tra, phóng sự về thiên tai…những quy tắc đó có thể không bắt buộc khắt khe và có sự ngoại lệ nhƣng tạo đƣợc hiệu quả cao.

Trong phóng sự về “Báo động nạn bạo hành trẻ em” ở Đồng Nai,

thanh thực thu đƣợc từ một điểm dạy trẻ tƣ nhân đã lột tả đƣợc sự việc dù những hình ảnh có thể rung, góc máy hạn chế…Hay những hình ảnh về lũ lụt năm 1999 ở miền Trung, hình lũ lụt tại Quảng Bình năm 2010…đƣợc quay trong điều kiện không thuận lợi, hình ảnh mờ, rung, nhiều lúc bị nhòe do trời mƣa nhƣng cũng đã gây xúc động đối với khán giả truyền hình. Và mới đây là những hình ảnh về gian lận tải các cây xăng ở TPHCM mặc dù đƣợc quay với những cảnh không thực sự “chỉnh chu” nhƣng đã tạo nên một tiếng vang trong xã hội, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc.

Để câu chuyện đƣợc kể bằng hình ảnh một cách ấn tƣợng, gây tác động đến khán giả, trong một phóng sự phải có những “hình ảnh chủ chốt”. Có thể nói, một phóng sự có thành công hay không là có đƣợc những hình ảnh chủ chốt hay không. Cảnh chủ chốt là những giai đoạn (trƣờng đoạn chính) của phóng sự, thật đơn giản, có ý nghĩa và dễ hiểu. Brigitte Besse và Didier Desormeaux, trong cuốn “Phóng sự truyền hình”, NXB Thông Tấn 2003 đánh giá về cảnh chủ chốt: “Khi xem một hoặc những cảnh chủ chốt có thể đem lại

cho ngƣời xem ý nghĩa trọn vẹn của phóng sự”, [23, tr.105]. 1.3.4. Đặc trƣng về âm thanh

Cùng với hình ảnh, âm thanh góp phần tạo nên những thành công vƣợt trội của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Âm thanh trong một phóng sự truyền hình bao gồm: âm thanh tự nhiên (tiếng động hiện trƣờng), lời bình, lời phỏng vấn, âm nhạc. Trong tất cả các loại âm thanh trong phóng sự, ngƣời ta chú ý nhiều đến âm thanh tự nhiên.

Âm thanh tự nhiên là những âm thanh thực thu đƣợc tại hiện trƣờng trong quá trình thực hiện phóng sự. Nó có thể là tiếng xe chạy qua lại, tiếng ồn ào, tiếng mƣa rơi, gió rít…Việc sử dụng âm thanh hợp lý, đặc biệt là âm thanh tự nhiên sẽ tăng thêm hiệu quả của phóng sự. Âm thanh tự nhiên khiến ngƣời ta phải quay lại xem tivi khi họ không chú ý, lơ đãng, hay đang làm việc gì đó. Âm thanh tự nhiên giúp phóng sự chúng ta có kết cấu và cảm xúc.

Với những ngƣời làm truyền hình chuyên nghiệp, họ chú ý và “lƣợm lặt” tiếng động hiện trƣờng một cách tỉ mỉ, công phu. Điều này thật dễ hiểu, bởi những tiếng động hiện trƣờng đem đến một hiệu quả rất cao cho phóng sự. Từ những tiếng bom, tiếng xe chạy, tiếng kêu cứu, thậm chí là cả những tiếng chửi tục…nếu đƣợc sử dụng một cách khéo léo sẽ làm tăng hiệu quả của phóng sự gấp nhiều lần so với một loạt lời bình khác.

Neil Everton nhấn mạnh: “Mỗi khi chúng ta bỏ âm thanh tự nhiên vì chúng ta cần nhồi thêm lời bình, làm nhƣ vậy, chúng ta cƣớp đi của khán giả cơ hội đặc biệt nào đó. Chúng ta làm giảm cơ hội của khán giả chia sẻ khoảng khắc đó với chúng ta. Và chúng ta làm yếu đi sức cuốn hút của phóng sự” [25, tr.53].

Tuy nhiên, yếu tố tiếng động hiện trƣờng hiện chƣa đƣợc những ngƣời làm truyền hình Việt Nam khai thác tối đa. Trong bài viết “Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh” đăng trên Tạp chí truyền hình VTV số

39, ngày 27/9/2001, trả lời phỏng vấn phóng viên Trần Trúc Quỳnh ông Shinichi Chiyoki – (Trƣởng ban biên tập của hảng truyền hình NHK (Nhật Bản), cố vấn JICA về truyền hình, là giảng viên đào tạo về truyền hình của Trung tâm đào tạo cán bộ PT-TH Đài truyền hình Việt Nam), cho rằng: sức mạnh của truyền hình là truyền đạt cho ngƣời xem những gì họ muốn biết, muốn thấy và muốn nghe. Ngôn ngữ của truyền hình chính là hình ảnh và âm thanh. “Tuy nhiên, các chƣơng trình của các đài truyền hình ở Việt Nam hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nay chất lƣợng nội dung, hình ảnh khá tốt song cách sử dụng âm thanh còn chƣa hợp lý, thiếu tiếng động thể hiện sự khách quan của phim”, [39,tr1-6].

Bên cạnh tiếng động thì lời bình trong Phóng sự ngắn truyền hình có vai trò nhƣ sự chắp cánh thêm cho hình ảnh, cung cấp thêm những thông tin mà hình ảnh không thể cung cấp. Lời bình không phải dùng để miêu tả hình ảnh mà để bổ sung thông tin. Do vậy, không thể có lời bình tách riêng độc lập mà lời bình là hình ảnh phải luôn đi liền với nhau.

Cái hay của lời bình là biết chỗ mạnh, chỗ yếu của hình ảnh để bình. Những hình ảnh nào mà camera đã ghi hình đƣợc thì không nên sử dụng lời bình, còn những hình ảnh nào không ghi hình đƣợc thì lời bình có vai trò bổ sung thông tin. “Lời bình chính là phần bổ khuyết giải thích thêm cho ngƣời

xem những gì hình ảnh và tiếng động hiện trƣờng chƣa thể hiện hết”, ông

Shinichi Chiyoki – Trƣởng ban biên tập của hảng truyền hình NHK (Nhật Bản) nói, [39,tr1-6].

Trong Phóng sự ngắn truyền hình, âm nhạc cũng đƣợc sử dụng làm âm thanh nền cho phóng sự. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng âm nhạc trong Phóng sự ngắn không nhiều, chủ yếu là các phóng sự về những vấn đề liên quan đến mảng văn hóa, nghệ thuật, hoặc phóng sự về một nhân vật nào đó có liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

1.3.5. Đặc trƣng về phỏng vấn

Do bị chi phối bởi đặc trƣng về thời lƣợng nên phỏng vấn trong phóng sự ngắn truyền hình cũng có những đặc trƣng riêng. Phỏng vấn đƣợc sử dụng nhằm chuyển tải, biểu thị quan điểm, thái độ, nhận thức, hiểu biết của ngƣời trong cuộc. Đối tƣợng phỏng vấn có thể là nhân chứng khi phản ánh về một sự kiện nào đó, có thể là chuyên gia khi bàn về một vấn đề, cũng có thể là ngƣời có trách nhiệm với sự kiện hiện tƣợng mà phóng sự đề cập…

Hầu hết các phỏng vấn trong phóng sự ngắn chứa đựng những biểu hiện của phán ứng về vấn đề đƣợc nêu lên trong phóng sự. Nội dung của phỏng vấn nhƣ cung cấp thêm thông tin cho phóng sự, những điều mà phóng viên không nói đƣợc, không đƣợc nói và không nên nói trong lời bình. Những ngƣời trong nghề đều khuyên rằng hãy tìm những cơ hội để phỏng vấn trở thành một phần của lời kể, cùng với câu chuyện mà bạn đang kể với khán giả. Một phỏng vấn tồi là lời phỏng vấn không ăn nhập gì với nội dung mà phóng sự đề cập. Và càng tồi tệ hơn khi nội dung phỏng vấn trùng với nội dung mà lời bình đã nói trƣớc hoặ sau đó. “Hãy để cho những ngƣời của bạn

kể câu chuyện thay cho bạn càng nhiều càng tốt. Họ thƣờng nói những điều hay hơn các phóng viên có thể viết, và họ nói ra điều đó nên nhiều ngƣời hiểu” [25, tr.53].

Một phỏng vấn trong Phóng sự ngắn thƣờng chỉ chứa đựng một nội dung. Đặc trƣng về thời lƣợng không có phép Phóng sự ngắn có nhiều phỏng vấn và thời lƣợng kéo dài. Điều này cũng dễ hiểu bởi thƣờng thì mỗi Phóng sự ngắn chỉ giải quyết một vấn đề, nên phỏng vấn cũng chỉ xoay quanh vấn đề đó, không nói lan man ra những vấn đề khác hay mở rộng vấn đề đó ra.

Ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề đang nói, câu chuyện đang kể là đặc trƣng phỏng vấn trong Phóng sự ngắn truyền hình. Thƣờng thì trong một phóng sự ngắn truyền hình có hai hoặc ba phỏng vấn. Theo Brigette Besse và Didier Desormeaux thì nếu có quá nhiều ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ tạo ra tình trạng mơ hồ, tối nghĩa, khi đó cần xác định rõ ai là chính, ai là phụ.

Trong một thời lƣợng có hạn, nội dung phỏng vấn buộc phải súc tích, cô đọng đòi hỏi ngƣời phóng viên phải chuẩn bị kỷ trƣớc khi phỏng vấn. Giới chuyên môn thƣờng nói, đánh giá một ngƣời không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của họ.

Một phóng viên khi tiếp cận để phỏng vấn một chuyên gia về vấn đề nào đó thì buộc anh ta phải tìm hiểu vấn đề đó thật kỷ từ trƣớc. Anh ta không cần phải hiểu vấn đề đó nhƣ là một chuyên gia nhƣng cũng phải nắm bắt những yếu tố cơ bản của vấn đề thì mới có thể đƣa ra những câu hỏi hay đƣợc. Nhà báo Trần Bình Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam nhấn mạnh: “Thành công của một phỏng vấn phụ thuộc vào kiến thức của phóng viên về vấn đề, lĩnh vực, đối tƣợng mà mình tiến hành phỏng vấn”.

Tiểu kết chƣơng 1:

Cuộc sống hối hả khiến nhu cầu về thông tin ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong một thời lƣợng rất hạn hẹp của một bản tin, chƣơng trình thời sự, khán giả không chỉ có nhu cầu thông tin, mà trong một chừng mực nào đó còn

có nhu cầu đƣợc phân tích, lý giải về một số vấn đề mang tính thời sự. Với thể loại Tin tức thì yêu cầu đó dƣờng nhƣ khó thực hiện. Còn với thể loại phóng sự truyền thống thì khó có thể đáp ứng về thời lƣợng trong cơ cấu của một chƣơng trình thời sự. Sự ra đời của Phóng sự ngắn truyền hình nhƣ là sự gặp nhau giữa nhà sản xuất và khán giả.

Sự ra đời và phát triển của Phóng sự ngắn truyền hình là trên nhu cầu thiết thực từ cuộc sống, từ yêu cầu phát triển của các thể loại của loại hình báo chí truyền hình. Từ những manh nha ban đầu, dần dần Phóng sự ngắn đã đƣợc nhiều ngƣời công nhận và đã đƣợc đƣa vào thể lệ của một cuộc thi dành cho các thể loại báo chí truyền hình lớn nhất cả nƣớc là Liên hoàn truyền hình toàn quốc hàng năm.

Vẫn còn nhiều sự tranh luận về mặt thể loại cũng nhƣ tên gọi của Phóng sự ngắn truyền hình. Trên cơ sở dẫn chứng, phân tích ý kiến của các chuyên gia, các nhà báo, những ngƣời trực tiếp thực hiện các Phóng sự ngắn tác giả đã đƣa ra quan điểm của mình về thể loại cũng nhƣ tên gọi của Phóng

Một phần của tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( Khảo sát từ tháng 7 2010 đến tháng 02 2011 (Trang 32)