Cúng bái, mê tín dịđoan

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 44)

Cách nhìn về mê tín dị đoan theo khuyến giáo của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993), Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Mê tín, dị đoan là hai danh từ ám chỉ điều quái lạ và xấu xa. Mê tín là tin điều nhảm, đến nỗi lạc vào mê lộ. Mê tín là nhắm mắt tin mù. Dị đoan là những điều tín ngưỡng lạ lùng, kỳ quái. Dị còn có nghĩa là khác lạ. Đoan là đầu mối, mầm mối, ngay thẳng. Hợp hai danh từ chung nói trên lại thành “tứ tự thành ngữ” có nghĩa là điều tín ngưỡng lạ lùng, hoàn toàn trái với chánh tín của giáo lý nhà Phật, với đạo lý dân tộc.

Trong xã hội, nhất là thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, mê tín, dị đoan là hủ tục dai dẳng “ăn sâu, bám rễ” trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tượng mê tín xuất hiện ở nhiều đối tượng, thành phần và lứa tuổi khác nhau. Bởi vậy mới có thực trạng, dù cuộc sống còn khó khăn, không có gạo mà ăn nhưng người dân vẫn có tiền mua “voi giấy, mua ngựa giấy, hình nhân” đốt cho hồn ma. Trong bài Thiếu gạo ăn thừa giấy

đốt, đăng trên Đại Nam Đăng Cổ Tùng báo số 802, ngày 30-5-1907, Nguyễn Văn Vĩnh đã chỉ ra căn bệnh này.

Trong bài viết, ông nêu ra thực trạng nhức nhối của xã hội khi mà đường phố lúc nào cũng đầy voi giấy, ngựa giấy, hình nhân dày đặc hai bên hè: “Chú tầu mỗi tháng còn bán cho mình được hàng ngàn bạc tiền hương với giấy vàng giấy bạc. Nhất độ này, phố nào cũng đặc cả, những voi giấy, ngựa giấy, hình nhân, bầy la liệt hai bên hè, giấy chăng kim lập lòe quáng mắt” [28, số 802].

Nhìn cảnh đó khiến ông rất bức xúc. Theo ông, thật đáng hổ thẹn khi nghèo khổ đến áo cũng không có mà mặc lúc trời rét, người ăn xin ăn mày cũng không ngó ngàng đến, không bố thí cho người ta cái gì, thế mà nhiều người dân vẫn có tiền đốt cho thần thánh, ma quỷ: “Ngẫm ngay cái điều cúng chúng sinh. Người đi ăn mày từng lũ lượt, thì chẳng nhìn đến, lại nhớ đến mấy con ma, mà sao lại khéo biết là ma đói? Đến cái bịa đặt ấy, thì chịu nước Nam, duy chỉ bịa ra máy móc là không biết mà thôi. Giời rét đến người trần cũng không có áo mà mặc, lại đi làm áo giấy để cúng các quan, chẳng biết các quan nào”[28, số 802].

Theo Nguyễn Văn Vĩnh, những hành động đó vừa lãng phí, vừa hài hước, và rất phi khoa học: “Làm như thế thực là đùa thánh thần đó, thánh thần đâu lại hễ ai cúng thì tha. Còn như ma đói, ma khát thì thực là bịa đặt. Sự đói khát là một cái cần riêng của giống súc sinh ở trần gian. Ra ngoài xác thịt không còn đâu những điều hèn hạ ấy. Nếu không, sao gọi là linh? Nếu có tài làm được điều lành điều dữ cho người ta, thì việc chi lại cần đến mình cho ăn; một năm cúng hai lần, còn những ngày khác ăn vào đâu?” [28, số 802].

Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng, cần phải hiểu đúng nghĩa của khái niệm thờ cúng. Thờ nên hiểu là lòng hiếu thuận, tưởng nhớ tổ tiên của người dân, chứ không phải là triệu hồn người chết về để ăn uống và cầu xin này nọ: “Xưa nay nước mình hay cúng vái cũng bởi hiểu nhầm điều này… Thờ một ông thánh, nghĩa là làm để cho lưu cái danh ông ấy lại, chứ không phải chiệu (triệu) hồn ông ấy về, ăn miếng thịt quay, uống ba chén riệu (rượu), rồi khấn ông ấy điều gì cũng được đâu” [28, số 802].

Trên ĐDTC số 19, Nguyễn Văn Vĩnh cũng có bài viết về hủ tục này. Ông đã lấy ví dụ rất cụ thể về việc mê tín dị đoan của dân ta thông qua Hội Đền Kiếp bạc. Theo đó, thay vì biến ngày hội này thành ngày tưởng nhớ đến công ơn cứu nước yêu dân của Hưng Đạo Đại Vương, nhiều người dân đã lợi dụng lập ra Đạo Thánh Cả, biến Hưng Đạo Đại Vương thành ông Thánh, cho thầy đồng nhảy múa để kiếm con cầu tự, để người ốm không uống thuốc mà khỏi bệnh… Ông viết: “Ai nấy nên biết rằng, Vua phong cho ông Trần Hưng Đạo làm thượng đẳng thần, dựng lên đền cho thiên vạn cổ cùng vái, cũng đã hình như bên nước Đại Pháp dựng tượng đồng để báo ơn các bậc đại-hiền, danh-nhân có công to lớn với Nhà nước, để cho đời sau thấy đó thì nhớ đến sự nghiệp người xưa. Chớ không phải là để bắt tà bắt ma, chữa bệnh cho mấy người đàn bà hiếm muộn đâu” [29, số 19].

Nguyễn Văn Vĩnh phân chia những đối tượng này ra làm hai loại. Loại thứ nhất “tự cho mình là „thánh bắt mà làm‟, đốt da cắt thịt không biết đau, nín hơi không thở hàng giờ mà chẳng chết, chân tay cử động đêm ngày mà không mệt nhọc”, đó thực ra đều là biểu hiện của những người mắc chứng bệnh liên quan tới thần kinh. Ngoài những người này ra, số còn lại là biểu hiện của lừa lọc, lợi dụng sự cả tin của người dân để lừa tiền: “Nói cho phải, thì trong 10 thầy đồng cũng có sáu bảy thày tin là thực, mà lập điện thờ cứu thiên hạ. Còn ba bốn người thì thực bụng không tin, mà bầy ra để lấy tiền người ta, bóp mắt đứa ngu-phụ mà lấy đồng bạc nắm tàn-hương, răm hào bát nước thải” [29, số 19].

Trong số những đối tượng cả tin vào ma quỷ thần thánh, mê tín dị đoan, tỉ lệ phụ nữ là không nhỏ. Vì thế, Nguyễn Văn Vĩnh rất để ý tới bộ phận này. Trên ĐDTC

số 20, ông có bài viết nói về việc múa may đồng bóng của các bà ở hội đền.

Trong bài viết, ông chia số chị em đi lễ ở đền thành hai đối tượng khác nhau. Bên cạnh nhóm phụ nữ coi đi lễ như là đi hội, “mục đích chính là để khoe cái ăn mặc của mình, tự cho là đẹp, cái ăn cái nói của mình tự cho là lịch sự, đồng thời cũng là dịp để so đọ, ganh đua với người” [29, số 20], nguyên nhân là do a dua, đua đòi nên không phải mê tín; thì nhóm phụ nữ khăn áo đặc biệt theo kiểu tên cô, phấn son khác người, lễ thánh theo điệu “tay chân mông ngực múa may, ưỡn cọ nhịp nhàng với đàn

hát của trầu văn” để mượn danh thần thánh lấy tiền của thiên hạ thì rõ ràng là biểu hiện của thói mê tín, là hủ tục cần loại trừ.

Bằng một giọng châm biếm, sâu cay, ông phê phán gay gắt những kẻ lấy việc đạo nghĩa ra để buôn bán, trục lợi của những người cả tin. Bên cạnh đó, ông hô hào, cổ vũ mọi người tự nhận biết tác hại của tệ nạn này mà tránh xa và cùng bảo nhau thay đổi: “Cái tệ đồng bóng thực là hại lắm, tưởng nhân dịp này mà tỏ cái dại và càn làm cho nhục thần tủi thánh, để các ngài ai nấy nên đem điều hay lẽ phải hay ra, mà dặn bảo chỗ lân cận cho một ngày bớt tục dã man đi. Chúng ta hãy bảo nhau chữa đi” [29, số 20].

2.1.1.2. Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam

Chủ đề nữ quyền là một trong những tư tưởng tiến bộ nhất của Nguyễn Văn Vĩnh giai đoạn này.

Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội.

Cho đến đầu thế kỷ XX, những quan niệm hủ tục về thân phận người phụ nữ vẫn còn rất nặng nề. Do những rào cản về nhận thức và hành động phân biệt đối xử, phụ nữ trở thành nhóm yếu thế, một bộ phận bị gạt sang bên lề sự phát triển của xã hội.

Người Nam mới, tư tưởng tiến bộ theo lối Tây học, Nguyễn Văn Vĩnh đã tiên phong trong việc khuyến khích phụ nữ thoát khỏi sự ràng buộc khắt khe của nền văn hóa Á Đông. Ông đã thông qua ngòi bút của mình để nói lên tâm tư nguyện vọng của người phụ nữ, qua đó kêu gọi bình đẳng cho họ trong gia đình và cả ngoài xã hội.

Trước nhất, Nguyễn Văn Vĩnh rất chú trọng đến việc khuyến khích phụ nữ theo tân học. Ngay trong số báo đầu của ĐCTB, ông đã khuyến khích nữ giới đi học chữ quốc ngữ và trong số báo thứ ba (số 795 phát hành ngày thứ Năm 11 tháng 4 năm 1907), Nguyễn Văn Vĩnh đã lên tiếng ca ngợi người phụ nữ và chỉ trích những người đàn ông vô dụng. Ông viết: “...Trong sách gia-huấn của quan Lê Tướng-công

Nguyễn Trãi, về mục dậy con gái, có câu rằng: “Xưa nay hồ dễ mấy ai/ Miệng khôn tay khéo cho giai được nhờ”. Tôi xem sách ấy thì nhiều điều hay lắm, duy đọc đến hai câu ấy thì mặt tôi đỏ lên, thẹn thay cho đàn ông nước Nam ta. Giời đất ơi! môi son má phấn kia, tưởng rằng giời sinh ra để mà khuyên giải ta lúc bực sự đời; để mà du (ru) con ta trong khi quấy khóc; để mà pha tiếng êm vào khúc déo-dóc ở thế-gian; để mà cười nụ cho soi sáng đêm sâu; để làm cho ta quên mồ hôi nước mắt. Ai ngờ cái miệng son ấy lại dùng để môi-mép, kiếm áo tìm cơm cho ta nữa!... Nhục chưa! Thảm chưa!...” [28, số 795].

Khi nhận được thư đặt mua báo của nữ độc giả, Nguyễn Văn Vĩnh đã vui mừng viết bài khuyến khích họ tiếp tục học tập và sáng tác: “Bữa nọ chúng tôi được hai bà mua báo đã lấy làm phi thường. Nay lại tiếp được ba cái giấy mua báo nữa, của bà Vũ-thị-Sen, buôn bán ở Hải-phòng, với cô Nguyễn-thị-Vĩnh, là con quan huyện Kim-sơn. Các bà làm gương cho chúng tôi phải xem xét sự đời, thế là bụng giạ nhớn lắm. Xem báo thì có rồi, bây giờ chúng tôi lại còn ước-ao các bà nghĩ hộ cho dăm bài hay nữa, thì thực quí-hóa quá” [28, số 795].

Sau đó, từ số báo 801 ngày 23 tháng 5 năm 1907 trên ĐCTB, ông mở thêm mục Nhời Đàn bà với bút hiệu Đào Thị Loan để bênh vực và khuyến khích phụ nữ đổi mới. ĐTCB đình bản, nhưng Nhời Đàn bà không “chết” vì Nguyễn Văn Vĩnh đã chuyển toàn bộ chuyên mục này sang ĐDTC. Với khoảng hơn 70 bài ký tên Đào Thị Loan, Nguyễn Văn Vĩnh bàn đến hầu hết mọi vấn đề trong đời sống của người phụ nữ, từ chuyện ăn mặc, vệ sinh, nữ công gia chánh, đối nhân xử thế, đến những chuyện như lưu ý khi mang thai, cách nuôi dạy con, cách giữ chồng khỏi đi tới các cô hát ả đào… Trong đó, nổi bật nhất là những bài viết lên tiếng đòi công bằng cho người phụ nữ.

Thông qua những bài viết này, Nguyễn Văn Vĩnh đã chỉ ra các hủ tục đang “bủa vây” người phụ nữ Việt, từ đó tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết để đưa người phụ nữ thoát khỏi đau khổ, bước ra làm chủ cuộc sống.

Chúng tôi sẽ phân tích một vài hủ tục khắt khe và phổ biến nhất đối với người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ.

Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, coi thƣờng đàn bà

Trong bài viết Đàn ông là tay phải - đàn bà là tay trái, đều nằm trên cơ thể con người, đăng trên ĐDTC số 40, ra ngày 19/2/1914, Nguyễn Văn Vĩnh có bài viết nói về tư tưởng ăn sâu trong nếp nghĩ của người An Nam từ ngàn đời. Đó là tư tưởng trọng nam kinh nữ, coi thường đàn bà. Bằng cách so sánh rất hài hước nhưng chính xác, đàn ông là tay phải, đàn bà tay trái, ông khẳng định rằng, thiếu tay trái – tức là người phụ nữ - thì cơ thể con người không thể trọn vẹn được. Tay trái cũng có vai trò quan trọng không kém gì tay phải – người đàn ông, nên không có lý do gì mà coi trọng đàn ông, mà khinh thường đàn bà được:

Kỳ này em xin bàn đến cái thói nước Nam nhà hay thiên trọng đàn ông mà khinh bỉ đàn bà. Thế thì ta mang ngay thân người ra mà ví, ai cũng có tay phải tay trái, hai tay đều là tay cả, tay trái làm việc không được thuận bằng tay phải, nhưng không có tay trái sao thành thân người được. Người có đàn bà đàn ông cũng như thân có tay phải tay trái…” [29, số 40].

Theo ông, ở các nước phát triển, người phụ nữ có tầm quan trọng không kém gì nam giới. Họ có thể làm luật sư, bà đỡ, giáo viên… vậy thì hà cớ gì ở nước ta, người phụ nữ lại bị coi thường đến thế: “Các nước văn minh, như là các bà đầm Lang-sa ở xứ nhà đây thì hiểu; có bà làm luật-sư, có bà làm bà đỡ, có bà làm giáo học, có bà làm công-tạp, v…v; Thế thì đàn bà nước người ta có kém chi đàn ông” [29, số 40].

Được đi nhiều nơi trên thế giới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định rằng, việc trọng nam khinh nữ chỉ có ở các nước lạc hậu, kém phát triển. Tuy vậy, nếu nhìn lại nước ta, “khai hóa sớm hơn người đến ngày nay đã 4 nghìn năm có lẻ, bể xinh núi tốt, khí hậu tích trung, sản vật phong phú, con tiên cháu rồng” [29, số 40], thì không ai nghĩ rằng lại là nằm trong những nước lạc hậu, kém phát triển “tưởng rằng có cái tư cách rất tốt, ai ngờ lại là một cái đoàn thể rất liệt bại ở trong vũ trụ đời nay. Cái cách cư xử với người đàn bà ngoài việc lép vế không còn cho một tí nào là cái quyền tự-do, tự lực cả” [29, số 40].

Thế thì đâu là nguyên nhân của tư tưởng trọng nam kinh nữ? Nguyễn Văn Vĩnh nhận ra rằng, suy xét kỹ ra, tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, tâm lý muốn sinh con trai nối dõi tông đường đã tồn tại trong đời sống xã hội Á Đông hàng nghìn năm từ thời phong kiến là rào cản lớn nhất trên chặng đường tiến tới xóa bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ. Ngoài ra, trình độ nhận thức của xã hội cũng là yếu tố khiến người phụ nữ luôn bị đánh giá bất công: “Cũng nên trách các bậc nam nhi ít nhiều thôi là phải, bởi vì cái lậu tập trọng nam khinh nữ ấy nó có bền rắn khó phá ra nữa, chẳng qua cái nguyên nhân nó là cái cớ nước mình, con giai cũng thế mà con gái lại càng hơn, nói khí vô phép chỉ không có học thức đó mà thôi” [29, số 40]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiểu được căn nguyên vấn đề, Nguyễn Văn Vĩnh ra sức hô hào, cổ vũ người phụ nữ. Theo ông, phụ nữ nên đồng tâm hiệp lực cùng nhau, lên tiếng đòi nữ quyền để không ai bắt nạt được mình: “Vậy chị em ơi, ta mau đi, đồng tâm hiệp lực, phen này ăn nói sao cho nữ quyền chúng ta càng ngày càng nhớn, để cho các thày nó đỡ dẫm lên mặt tu-my mà bắt-nạt cân quắc; cố đi cố đi; tuổi xuân chả mấy, bóng sế cửa hiên chóng tà, thì giờ đắt đỏ khôn chuộc mà cũng khó mua, gặp thời ta quyết ra tay cho thiên-hạ kinh hồn mất vía, mà chẳng dám khinh chi đến lũ má hồng, quần lĩnh chúng mình” [29, số 40].

Có lẽ, chỉ có một tư tưởng tiến bộ bậc nhất, với sự can đảm, dám nghĩ, dám nói như Nguyễn Văn Vĩnh mới dám đứng lên chống đối với tư tưởng cả một xã hội như thế.

Chuyện đàn ông lấy nhiều vợ

Tới tận đầu thế kỷ XX, chế độ đa thê chà đạp thân phận phụ nữ vẫn còn tồn tại phổ biến trong xã hội thời ấy.

Trong bài Lắm vợ đăng trên ĐDTC số 22 trang 9, ký tên Đào Thị Loan, Nguyễn Văn Vĩnh thẳng thừng phê phán thói lắm vợ của đàn ông thời xưa. Theo ông, những người đàn ông tham vợ này được chia ra làm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là những người hiếm muộn, do chồng hoặc vợ, vì bất khả kháng mà phải lấy thêm vợ.

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 44)