Nguyễn Văn Vĩnh với việc truyền bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 36)

Tại Việt Nam, người có công truyền bá chữ quốc ngữ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký đã đem những sách đọc dễ hiểu và gần gũi với tâm lý người Việt như Lục súc tranh công, Lục Vân Tiên in ra bằng chữ quốc ngữ. Mục đích của ông là để truyền bá dễ dàng chữ quốc ngữ trong nhân dân. Năm 1868, Trương Vĩnh Ký viết sách: Tiếng Annam thực hành, dùng cho trường thông ngôn. Năm 1876, ông xuất bản cuốn: Sách học đánh vần quốc ngữ.

Bên cạnh Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của - nhà văn hóa học và ngôn ngữ học - cũng có ít nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn. Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn nhưng đa số các tác phẩm của Huỳnh Tịnh Của được viết bằng chữ quốc ngữ. Những đóng góp cho việc phát triển chữ quốc ngữ của hai ông là không thể phủ nhận, tuy nhiên, cả Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của lại không hô hào và dấy lên một phong trào học chữ quốc ngữ sâu rộng như Nguyễn Văn Vĩnh sau này.

Công lao của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ được thể hiện ở những khía cạnh chính sau:

Thứ nhất, ông tích cực làm báo và dịch thuật, nhất là trên cương vị chủ bút

Thứ hai, không chỉ phỏng dịch văn chương Pháp ra tiếng Việt mà Nguyễn Văn Vĩnh còn chủ trương phỏng dịch văn chương Việt sang tiếng Pháp. Mục đích của việc làm này là khởi xướng tổng hợp Đông Tây, nhìn bề ngoài thì là một sự hưởng ứng chiêu bài "Pháp – Việt đề huề", nhưng thực tế còn là sự khẳng định nền văn hóa độc lập của nước Việt và khởi nguồn cho công cuộc duy tân cải cách.

Thứ ba, bên cạnh việc phổ biến và cổ động việc dùng chữ quốc ngữ, Nguyễn

Văn Vĩnh còn rất tích cực chỉ ra những nhược điểm của các ngôn ngữ khác, nhất là chữ Hán, từ đó kêu gọi bỏ chữ Hán.

Thứ tư, Nguyễn Văn Vĩnh góp công lớn trong việc chỉnh sửa những khuyết

điểm của chữ quốc ngữ để chúng đơn giản, gần gũi, dễ hiểu và tiện ích hơn trong cuộc sống. Như vậy, xét riêng những đóng góp trong việc quảng bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng được coi là một trong những nhà văn hóa tiêu biểu của đất nước trong những năm đầu thế kỷ XX. Không phải vô cớ mà Đào Duy Anh viết những điều này trong Việt Nam Văn hóa Sử cương: “Có công bồi đắp và cổ lệ cho Việt ngữ nhất, khiến cho quốc dân sinh lòng tự tín đối với ngôn ngữ nước nhà, thì chính là ông Phạm Quỳnh chủ trương tạp chí Nam Phong và ông Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương tập Âu tây tư tưởng” [2, tr. 281 - 282].

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 36)