Nguyễn Văn Vĩnh với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 39)

Với những đóng góp to lớn đối với nền báo chí quốc ngữ, đặc biệt là ở Bắc kỳ, giới báo chí cả 3 kỳ (Bắc, Trung, Nam) đã phong tặng Nguyễn Văn Vĩnh danh hiệu Thủy Tổ Nhà Báo Bắc kỳ sau khi ông qua đời để vinh danh một nhà báo tiên phong đã đặt những viên đá đầu tiên cho nền tảng giáo dục tân học chữ quốc ngữ.

Có thể tóm tắt những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà báo của Nguyễn Văn Vĩnh qua các năm cụ thể như sau:

Năm 1907, trên cương vị là chủ bút tiếng Việt của tờ ĐCTB, Nguyễn Văn Vĩnh đã dùng tờ báo làm phương tiện để bước đầu truyền bá chữ quốc ngữ, góp phần khai sáng, mở mang dân trí.

Ngay từ số đầu, ĐCTB đã mang phong cách của tờ báo nghị luận, có các tin tức trong nước và thế giới, chuyên luận, phóng sự, tiểu phẩm và thơ ca bằng chữ Nôm. Nội dung chủ yếu là các tiểu luận làm lành mạnh xã hội, chống hủ tục mê tín, đề cao nhân phẩm phụ nữ, cổ vũ chăm làm, chăm học. Báo do thực dân Pháp chủ trương, nhưng ảnh hưởng bởi một số cây bút là nhà nho tiến bộ, tờ báo đã kêu gọi mọi người yêu nước, đoàn kết, bỏ lối học khoa cử và lễ tục phong kiến, mở mang công thương.

ĐCTB phản ánh đúng tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa ở Hà Nội lúc đó nên đến ngày 14-11-1907, thực dân Pháp vội vã đóng cửa vì cho rằng ĐCTB chịu ảnh hưởng của ĐKNT.

Năm 1908-1909: Sau khi tờ Đăng Cổ Tùng báo đình bản, ông chủ trương ra tờ báo tiếng Pháp Notre Journal (1908-1909). Một năm sau, ông lại ra tờ Notre Revue, nhưng cũng chỉ tồn tại được 12 số. Cùng năm đó, ông làm chủ bút tờ Lục Tỉnh tân văn ở Sài Gòn.

Đầu năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh ra Bắc làm chủ bút tuần báo ĐDTC, số đầu ra ngày 15-5-1913.

Năm 1915, ông kiêm làm chủ bút cả tờ Trung Bắc tân văn. Từ đây, tờ ĐDTC

chỉ chuyên về những bài đại luận, văn chương, sư phạm, còn những bài thời sự và tạp luận thì chuyển hết sang tờ Trung Bắc tân văn.

Năm 1919, tuần báo ĐDTC một lần nữa được đổi thành học báo, vẫn do ông làm chủ nhiệm. Học báo là chuyên san về những vấn đề sư phạm, nhằm giúp các giáo viên dạy tốt và đặt ra phương pháp mới để dạy chữ quốc ngữ.

Cũng năm 1919, ông mua lại tờ Trung Bắc tân văn và cho xuất bản nhật báo. Đây là tờ nhật báo đầu tiên ở Bắc Kỳ trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Năm 1931, Nguyễn Văn Vĩnh cho ra tờ báo tiếng Pháp “Annam Nouveau” (An Nam mới). Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tới năm 1936.

Trong cuộc đời làm báo của Nguyễn Văn Vĩnh, ĐDTC là một trong những dấu ấn sâu sắc nhất. Hồi đầu thế kỷ XX, cùng với Nam Phong Tạp chí, ĐDTC là một trong hai tờ báo uy tín, có ảnh hưởng vào hàng bậc nhất trong nền báo chí nước nhà thủơ sơ khai và gắn liền với hai tên tuổi: Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Thế nhưng so với Nam Phong Tạp chí thì ĐDTC vẫn mang những tư tưởng cấp tiến hơn. Có lẽ, đây là sự quá khích cần thiết buổi đầu để phá bỏ sức ỳ quán tính mà

ĐDTC tự nhận sứ mệnh về mình. Còn Nam Phong Tạp chí, do kế thừa được thuận lợi mở đường ấy có điều kiện đi vào chiều sâu hơn, nhưng phần nào cũng bảo thủ hơn. Điều ấy cũng có thể còn do cá tính của hai người chủ bút: với Nguyễn Văn Vĩnh là sự táo bạo, là sự đổi mới đến triệt để; với Phạm Quỳnh là sự thâm sâu, kết hợp cả cổ truyền lẫn hiện đại. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà ĐDTC mới có vinh dự là một cột mốc. Và Nguyễn Văn Vĩnh với tư cách là linh hồn của nó đã làm thay đổi một cục diện văn hóa và thúc đẩy nền quốc văn đi vào con đường mới: Con đường hiện đại hóa hoàn toàn theo phương Tây hóa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Để nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh cũng như những đóng góp của ông đối với nền báo chí Việt Nam nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung, phải dựa trên bối cảnh chính trị xã hội phức tạp mà Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra và lớn lên.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã hoàn thành công cuộc “bình định” và bắt tay vào khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến đổi quan trọng cả về kinh tế, xã hội lẫn văn hóa. Điều này tất yếu dẫn tới hệ quả là dần dần nảy sinh quá trình giao lưu văn hoá Đông Tây, trong đó xu hướng chủ yếu là văn hoá phương Tây đã từng bước mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đẩy lùi dần văn hoá phương Đông - ở đây là văn hoá chịu ảnh hưởng của Trung Hoa - vốn đã chiếm vị trí độc tôn ở Việt Nam trong một thời gian dài hàng ngàn năm.

Trong quá trình giao thoa văn hoá Đông Tây đó, lại xuất hiện thêm những yếu tố vô cùng đặc biệt trong văn hoá Việt Nam khi nó tiếp xúc, va chạm với văn

hoá phương Tây (văn hoá Pháp). Đó chính là cái mà GS Phan Ngọc gọi là sự “tiếp hợp”, GS Trần Quốc Vượng gọi là “tiếp biến”… tất cả đều hàm ý đề cập đến một quá trình mang tính “tiếp nhận và chuyển hoá”, thậm chí chuyển hóa từ sự giao lưu mang tính bị động thành giao lưu mang tính chủ động.

Chính quá trình giao lưu văn hoá Đông Tây ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã dẫn tới việc hình thành chữ quốc ngữ cũng như sự ra đời của báo chí chữ quốc ngữ.

Sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đó, lại sớm được tiếp xúc với văn hóa phương Tây khi còn rất trẻ, Nguyễn Văn Vĩnh đã trở thành một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho việc phát triển chữ quốc ngữ, đã có đóng góp to lớn cho sự tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu văn hoá phương Tây hiện đại, nâng cấp để tạo dựng một nền văn hoá mới trên đất nước Việt Nam.

Không đóng vai trò tiên phong nhưng trên cương vị là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà chính trị, Nguyễn Văn Vĩnh đã góp công đầu trong việc công khai vận động cho các tư tưởng canh tân đổi mới xã hội, hướng tới xây dựng một nền văn hóa mới. Những nghiên cứu tiếp theo ở Chƣơng 2 sẽ đi sâu phân tích những tư tưởng đổi mới, tiến bộ của ông thông qua những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu – một trong những mảng điển hình cho phong cách nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh.

Chƣơng 2

NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHÊ PHÁN THÓI HƢ TẬT XẤU TRÊN BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX

2.1. Việc phê phán thói hƣ tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh

Trong sự nghiệp báo chí đồ sộ của Nguyễn văn Vĩnh, với hàng nghìn bài báo khác nhau ở đủ mọi thể loại, hình thức, chủ đề phản ánh, người ta chú ý nhất tới những tác phẩm nghị luận sắc sảo, cá tính, nắm bắt được các vấn đề đang bức thiết của cuộc sống, được ông thể hiện bằng một lối ngôn ngữ hiện đại, linh hoạt. Loạt bài phê phán thói hư tật xấu của người Việt thể hiện tư tưởng tiến bộ đi trước thời đại của ông. Đây cũng là một mảng rất điển hình cho phong cách chính luận của Nguyễn Văn Vĩnh.

Mượn câu danh ngôn nổi tiếng của Pascal “Nói hết, để biết hết, để chữa hết” (nguyên văn: “Toutdire, Pour tout Connaitre, Pour tout Guérir”), để mở đầu cho một số bài xã thuyết đấu tranh cải tạo xã hội của đăng trên ĐDTC từ năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh thông qua đó cũng nói lên quan điểm của mình trong cuộc đấu tranh chống những hủ tục, thói hư tật xấu có hại cho sự phát triển của nước nhà; đồng thời đưa cái văn minh, hiện đại vào để cải tạo xã hội.

Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng: “Cái văn-minh Âu-châu cao hơn ta, là vì người Âu-châu cũng có bấy nhiêu dại, nhưng mà người ta biết dại, mà cách xét học sự dại sâu sắc vô cùng” [29, số 6]. Chính vì vậy, phải học tập người Âu suy xét những cái xấu của mình để tìm ra căn nguyên của bệnh, tìm ra căn nguyên rồi mới chữa được bệnh: “Ta chớ nên làm như người bệnh quá nặng, mà cứ thẹn thò đành chết hơn phải dở nơi trọng thương cho thầy xem” [29, số 6].

Từ những phương châm đó, ông lần lượt nêu ra những hủ tục còn tồn tại trong xã hội ta. Ngoài các bài viết riêng lẻ đăng rải rác trên ĐCTB, những bài báo thuộc dạng này tập trung trong hai chuyên mục Nhời đàn bàXét tật mình trên

ĐDTC. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi sâu phân tích hai mảng đề tài chính là Phê phán những hủ tụcPhê phán những thói hư tật xấu của người Việt.

2.1.1. Phê phán những hủ tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn đầu thế kỷ XX, đa phần người dân Việt bị chi phối sâu sắc bởi hệ thống tín ngưỡng, phong tục cổ truyền. Những nhà nghiên cứu, văn hóa phân chia tín ngưỡng, phong tục ra làm 3 loại: Loại thứ nhất là những phong tục, tập quán tốt đẹp, thể hiện bản sắc các dân tộc thì cần phải bảo tồn và phát huy. Loại thứ hai là những cái "vô thưởng, vô phạt", không tốt cũng không xấu thì không cần phải tuyên chiến, tự nó sẽ bị cộng đồng loại trừ nếu không còn phù hợp. Loại thứ ba là các hủ tục không phù hợp, gây hại, thì cần phải có công cụ, thậm chí là công cụ pháp luật để loại trừ.

Cái chúng tôi đang nghiên cứu trong luận văn này chính là cái thứ 3, đó là những phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, không còn chức năng xã hội, không còn phù hợp với đời sống đương đại, làm cản trở tiến trình phát triển.

Với tư tưởng rất tiến bộ, văn minh, Nguyễn Văn Vĩnh đã đi đầu trong việc phê phán những hủ tục thông qua những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu. Trong những tác phẩm đó, ông đi vào những chủ đề chính như sau:

2.1.1.1. Cúng bái, mê tín dị đoan

Cách nhìn về mê tín dị đoan theo khuyến giáo của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993), Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Mê tín, dị đoan là hai danh từ ám chỉ điều quái lạ và xấu xa. Mê tín là tin điều nhảm, đến nỗi lạc vào mê lộ. Mê tín là nhắm mắt tin mù. Dị đoan là những điều tín ngưỡng lạ lùng, kỳ quái. Dị còn có nghĩa là khác lạ. Đoan là đầu mối, mầm mối, ngay thẳng. Hợp hai danh từ chung nói trên lại thành “tứ tự thành ngữ” có nghĩa là điều tín ngưỡng lạ lùng, hoàn toàn trái với chánh tín của giáo lý nhà Phật, với đạo lý dân tộc.

Trong xã hội, nhất là thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, mê tín, dị đoan là hủ tục dai dẳng “ăn sâu, bám rễ” trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tượng mê tín xuất hiện ở nhiều đối tượng, thành phần và lứa tuổi khác nhau. Bởi vậy mới có thực trạng, dù cuộc sống còn khó khăn, không có gạo mà ăn nhưng người dân vẫn có tiền mua “voi giấy, mua ngựa giấy, hình nhân” đốt cho hồn ma. Trong bài Thiếu gạo ăn thừa giấy

đốt, đăng trên Đại Nam Đăng Cổ Tùng báo số 802, ngày 30-5-1907, Nguyễn Văn Vĩnh đã chỉ ra căn bệnh này.

Trong bài viết, ông nêu ra thực trạng nhức nhối của xã hội khi mà đường phố lúc nào cũng đầy voi giấy, ngựa giấy, hình nhân dày đặc hai bên hè: “Chú tầu mỗi tháng còn bán cho mình được hàng ngàn bạc tiền hương với giấy vàng giấy bạc. Nhất độ này, phố nào cũng đặc cả, những voi giấy, ngựa giấy, hình nhân, bầy la liệt hai bên hè, giấy chăng kim lập lòe quáng mắt” [28, số 802].

Nhìn cảnh đó khiến ông rất bức xúc. Theo ông, thật đáng hổ thẹn khi nghèo khổ đến áo cũng không có mà mặc lúc trời rét, người ăn xin ăn mày cũng không ngó ngàng đến, không bố thí cho người ta cái gì, thế mà nhiều người dân vẫn có tiền đốt cho thần thánh, ma quỷ: “Ngẫm ngay cái điều cúng chúng sinh. Người đi ăn mày từng lũ lượt, thì chẳng nhìn đến, lại nhớ đến mấy con ma, mà sao lại khéo biết là ma đói? Đến cái bịa đặt ấy, thì chịu nước Nam, duy chỉ bịa ra máy móc là không biết mà thôi. Giời rét đến người trần cũng không có áo mà mặc, lại đi làm áo giấy để cúng các quan, chẳng biết các quan nào”[28, số 802].

Theo Nguyễn Văn Vĩnh, những hành động đó vừa lãng phí, vừa hài hước, và rất phi khoa học: “Làm như thế thực là đùa thánh thần đó, thánh thần đâu lại hễ ai cúng thì tha. Còn như ma đói, ma khát thì thực là bịa đặt. Sự đói khát là một cái cần riêng của giống súc sinh ở trần gian. Ra ngoài xác thịt không còn đâu những điều hèn hạ ấy. Nếu không, sao gọi là linh? Nếu có tài làm được điều lành điều dữ cho người ta, thì việc chi lại cần đến mình cho ăn; một năm cúng hai lần, còn những ngày khác ăn vào đâu?” [28, số 802].

Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng, cần phải hiểu đúng nghĩa của khái niệm thờ cúng. Thờ nên hiểu là lòng hiếu thuận, tưởng nhớ tổ tiên của người dân, chứ không phải là triệu hồn người chết về để ăn uống và cầu xin này nọ: “Xưa nay nước mình hay cúng vái cũng bởi hiểu nhầm điều này… Thờ một ông thánh, nghĩa là làm để cho lưu cái danh ông ấy lại, chứ không phải chiệu (triệu) hồn ông ấy về, ăn miếng thịt quay, uống ba chén riệu (rượu), rồi khấn ông ấy điều gì cũng được đâu” [28, số 802].

Trên ĐDTC số 19, Nguyễn Văn Vĩnh cũng có bài viết về hủ tục này. Ông đã lấy ví dụ rất cụ thể về việc mê tín dị đoan của dân ta thông qua Hội Đền Kiếp bạc. Theo đó, thay vì biến ngày hội này thành ngày tưởng nhớ đến công ơn cứu nước yêu dân của Hưng Đạo Đại Vương, nhiều người dân đã lợi dụng lập ra Đạo Thánh Cả, biến Hưng Đạo Đại Vương thành ông Thánh, cho thầy đồng nhảy múa để kiếm con cầu tự, để người ốm không uống thuốc mà khỏi bệnh… Ông viết: “Ai nấy nên biết rằng, Vua phong cho ông Trần Hưng Đạo làm thượng đẳng thần, dựng lên đền cho thiên vạn cổ cùng vái, cũng đã hình như bên nước Đại Pháp dựng tượng đồng để báo ơn các bậc đại-hiền, danh-nhân có công to lớn với Nhà nước, để cho đời sau thấy đó thì nhớ đến sự nghiệp người xưa. Chớ không phải là để bắt tà bắt ma, chữa bệnh cho mấy người đàn bà hiếm muộn đâu” [29, số 19].

Nguyễn Văn Vĩnh phân chia những đối tượng này ra làm hai loại. Loại thứ nhất “tự cho mình là „thánh bắt mà làm‟, đốt da cắt thịt không biết đau, nín hơi không thở hàng giờ mà chẳng chết, chân tay cử động đêm ngày mà không mệt nhọc”, đó thực ra đều là biểu hiện của những người mắc chứng bệnh liên quan tới thần kinh. Ngoài những người này ra, số còn lại là biểu hiện của lừa lọc, lợi dụng sự cả tin của người dân để lừa tiền: “Nói cho phải, thì trong 10 thầy đồng cũng có sáu bảy thày tin là thực, mà lập điện thờ cứu thiên hạ. Còn ba bốn người thì thực bụng không tin, mà bầy ra để lấy tiền người ta, bóp mắt đứa ngu-phụ mà lấy đồng bạc nắm tàn-hương, răm hào bát nước thải” [29, số 19].

Trong số những đối tượng cả tin vào ma quỷ thần thánh, mê tín dị đoan, tỉ lệ phụ nữ là không nhỏ. Vì thế, Nguyễn Văn Vĩnh rất để ý tới bộ phận này. Trên ĐDTC

số 20, ông có bài viết nói về việc múa may đồng bóng của các bà ở hội đền.

Trong bài viết, ông chia số chị em đi lễ ở đền thành hai đối tượng khác nhau. Bên cạnh nhóm phụ nữ coi đi lễ như là đi hội, “mục đích chính là để khoe cái ăn mặc của mình, tự cho là đẹp, cái ăn cái nói của mình tự cho là lịch sự, đồng thời cũng là

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 39)