Nguyễn Văn Vĩnh với lĩnh vực văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 37)

Đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật, xét ở vị trí một dịch giả, công lao của Nguyễn Văn Vĩnh được ghi nhận trong việc giới thiệu và phổ biến các loại hình văn học mới; Thúc đẩy việc tiếp nhận thể loại kịch nói và đưa văn học phương Đông đến các nước phương Tây.

Thứ nhất, có thể nói Nguyễn Văn Vĩnh rất có công trong việc giới thiệu và

phổ biến các loại hình văn học mới đến với công chúng thời bấy giờ.

Công bằng mà nói, Nguyễn Văn Vĩnh mới là người đầu tiên phổ biến lối thơ mới ở nước ta, sớm hơn rất nhiều so với bài “Tình già” của Phan Khôi khởi đầu cho phong trào Thơ mới năm 1932. Ngoài ra, ông còn là người đầu tiên chuyển thể và giới thiệu các truyện ngắn dành cho trẻ em phương Tây sang Việt ngữ để trẻ em, vốn rất thiếu phương tiện giải trí và học tập, được đọc.

Đối với loại hình tiểu thuyết, có thể khẳng định, Nguyễn Văn Vĩnh là người có công trong việc mở đường cho loại hình tiểu thuyết phương Tây vào Việt Nam. Cùng với đó, ông còn dịch truyện các danh nhân Hy Lạp, sách khảo cứu về Rabelais, sách Luân lý học Triết học yếu lược, truyện trẻ con… nghĩa là gần như đủ các loại dịch thuật của hồi đầu thế kỷ. Với sự phong phú về thể loại và đồ sộ về khối lượng dịch thuật, không ngoa khi nói rằng, trước ông, chưa ai làm được điều này. Sau ông, ngay cả cho đến ngày nay, cũng không nhiều người đạt được điều này.

Thứ hai, thông qua những bản dịch hài kịch của Molière (bằng văn xuôi và

văn vần), Nguyễn Văn Vĩnh góp phần vào việc thúc đẩy việc tiếp nhận thể loại kịch vốn tưởng là độc quyền ở phương Tây. Chẳng những dịch kịch của Molière mà Nguyễn Văn Vĩnh còn diễn kịch Molière trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội. Từ đó, người Việt Nam bắt đầu chú ý sáng tác kịch nói và kịch thơ ở những năm 30, 40 của thế kỷ. Trong Việt Nam Văn hóa sử cương, Đào Duy Anh nhận xét rằng:

Từ khi ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch hài kịch của Molière và cho diễn kịch Bệnh tưởng (1921) thì lối kịch bằng Việt ngữ bắt đầu có ở nước ta. Sau đó Thái Phỉ viết kịch Học làm sang, Vũ Đình Long viết kịch Chén thuốc độc và Tòa án lương tâm, Vi Huyền Đắc viết kịch Hai tối tân hôn, Cô đốc Minh, Uyên ương Mạc tin (dịch)…” [2, tr.186].

Thứ ba, ngoài việc giới thiệu và phổ biến các loại hình văn học mới, góp phần

đưa thể loại kịch nói vào Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh còn có công lớn trong việc giới thiệu nền văn học phương Đông cho người phương Tây biết thông qua các tác phẩm dịch. Đặc biệt nhất trong số những tác phẩm dịch sang tiếng Pháp của ông là

Truyện Kiều.

Ngoài ra, ông dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp những áng văn hay của văn học Trung Quốc như Tiền Xích BíchHậu Xích Bích đăng trên ĐDTC, để những người Pháp làm quen với văn học phương Đông. Ông còn viết nhiều bài giới thiệu về phong tục tập quán của người Việt Nam đăng trên L’Annam nouveau bằng tiếng Pháp (như bói lá, bói trầu, tục lệ cưới xin, ma chay v.v...). Từ đó, nền văn hóa đậm đà bản sắc củaViệt Nam bước đầu được các nước phương Tây biết đến.

Một phần của tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 37)