7. Kết cấu luận văn
2.3.3. Trao đổi của công chúng với tòa soạn
62
Người ta nhận thấy, để duy trì mức độ gắn kết của công chúng cũng như tăng cường hiểu biết về công chúng của mình, báo chí nói chung thường sử dụng Hộp thư bạn đọc hoặc chuyên mục Bạn đọc viết… như là cầu nối với công chúng. Thông qua nội dung các trao đổi của công chúng, người ta phần nào đánh giá được hiệu quả của bản tin. Sử dụng câu hỏi: “Anh chị đã bao giờ trao đổi với tòa soạn Chúng ta chưa?”, chúng tôi thu được kết quả là: 6,33% công chúng tại FPT cho biết họ thường xuyên trao đổi với tòa soạn bản tin Chúng ta. Trong nhóm này, gần 3/4 là nữ giới và gần 3/4 có thâm niên trên 3 năm tại FPT. Như vậy, nữ giới FPT có xu hướng trao đổi với tòa soạn nhiều hơn nam giới; người có thâm niên lâu hơn tại FPT thì trao đổi thường xuyên hơn, có lẽ do họ có quan hệ gắn bó hơn với công ty nói chung và tòa soạn Chúng ta nói riêng.
1/4 công chúng FPT đã trao đổi vài lần với tòa soạn, trong đó, nữ giới tiếp tục chiếm tỷ lệ vượt trội là 76%. Gần 69% người FPT còn lại chưa bao giờ trao đổi với tòa soạn, nghĩa là, họ mới dừng ở mức độ đón nhận thông tin 1 chiều từ bản tin.
Bảng 2.10: Nội dung các trao đổi của công chúng FPT với tòa soạn (%)
Nội dung trao đổi Thƣờng xuyên
Có vài lần
Chƣa bao giờ
Cảm ơn các thông tin hữu ích 16.67 22.73 0.00 Chia sẻ các thông tin, gửi tin bài cộng tác 33.33 45.45 0.00 Trao đổi, góp ý về các thông tin đã đăng 33.33 22.73 0.00 Yêu cầu đính chính thông tin bị sai lệch 16.67 9.09 0.00
Tổng số 100.00 100.00 0.00
16,67% nội dung trao đổi với tòa soạn Chúng ta của nhóm công chúng thường xuyên trao đổi là cảm ơn các thông tin hữu ích đã đăng trên bản tin; ở nhóm công chúng có vài lần trao đổi, tỷ lệ này là 22,73%. Chiếm tỷ lệ cao hơn cả ở đồng thời 2 nhóm công chúng này là các trao đổi có nội dung Chia sẻ thông tin, gửi tin bài cộng
63
tác. Như vậy, có thể thấy, phần lớn các trao đổi của công chúng với tòa soạn bản tin Chúng ta là ở góc độ cộng tác viên tin bài. Đây cũng là một thuận lợi của tòa soạn này: cộng tác viên là những người gần gũi xung quanh họ như lãnh đạo, đồng nghiệp…
Tuy nhiên, đáng lưu ý là Yêu cầu đính chính thông tin bị sai lệch của nhóm công chúng thường xuyên trao đổi lại tương đương với các trao đổi nhằm cảm ơn thông tin hữu ích: 16,67%. Ở nhóm có vài lần trao đổi, Yêu cầu đính chính thông tin bị sai lệch chiếm đến 9,09%. Đây là một tỷ lệ tương đối quan ngại và cần cảnh báo đối với tòa soạn này bởi thông tin sai lệch như vậy khá cao.
Chị Đào Thị Bích H - Thư ký tòa soạn bản tin Chúng ta cho biết: “Tòa soạn có ghi chép các trao đổi của công chúng cũng như cách giải quyết trong một số trường hợp cần thiết, tuy nhiên cơ sở dữ liệu của hoạt động này chỉ được cập nhật đến thời điểm cuối năm 2008. Sau năm 2008, do không bị kiểm soát thường xuyên, các phóng viên của tòa soạn tự ghi nhận các trao đổi của công chúng thông qua kênh trao đổi cá nhân chứ không lưu trữ một cách hệ thống như trước.” (PVS 03).
Bà Vũ Thanh H, Tổng biên tập bản tin thừa nhận: “Thực tế là, những cái hay của bản tin thì chỉ khi gặp trực tiếp hoặc có dịp trò chuyện với tòa soạn, người FPT mới khen vài câu. Còn lại, công chúng phản hồi chủ yếu khi có bức xúc. Nhiều bài bị các lãnh đạo phàn nàn nhưng người đọc lại thích. Đây cũng là cái khó của việc làm một bản tin trong doanh nghiệp”. (PVS 02).
Việc trao đổi giữa công chúng FPT với tòa soạn Chúng ta thuận lợi hơn so với công chúng của một tờ báo thông thường, vì công chúng FPT có thể trao đổi trực tiếp các nhà truyền thông mà không gặp trở ngại gì. Căn cứ những phân tích trên đây, chúng tôi thiết nghĩ, tòa soạn Chúng ta nên tìm cách khuyến khích công chúng trao đổi nhiều hơn. Chỉ thông qua giao tiếp với công chúng, tòa soạn mới biết được mức độ thỏa mãn của công chúng, duy trì sự trung thành của họ và tăng hiệu quả của bản tin.