Tƣơng quan việc đọc bản tin Chúngta so với các phƣơng tiện truyền

Một phần của tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT (Trang 56)

7. Kết cấu luận văn

2.2.6. Tƣơng quan việc đọc bản tin Chúngta so với các phƣơng tiện truyền

truyền thông khác

Giới chuyên môn đã chỉ ra, “việc tách hiệu quả hoạt động của một kênh cụ thể nào đó để đo lường được sự ảnh hưởng có tính chất riêng biệt của kênh đó là một vấn đề khó khăn, vì công chúng có thể sử dụng các kênh khác nhau thuộc hệ thống truyền thông đại chúng” [30, tr.23]. Do vậy, chúng tôi đi tìm hiểu và so sánh vị trí, vai trò của bản tin FPT và một số phương tiện truyền thông khác trong việc cung cấp thông tin cho công chúng FPT.

Trước hết, chúng tôi xem xét và tìm hiểu tương quan việc đọc bản tin Chúng ta so với các kênh truyền thông khác của FPT.

Số liệu cho thấy, bản tin Chúng ta dẫn đầu về số lượng công chúng so với các kênh truyền thông khác trong FPT, vượt xa cả bản tin điện tử chungta.vn – xếp vị trí thứ 2, dù bản tin điện tử này có cùng ê - kíp thực hiện là Ban Truyền thông Cộng

55

đồng; nội dung đều phản ánh thông tin trong Tập đoàn FPT. Nguyên nhân, bản tin Chúng ta giấy có tuổi đời gần 15 năm, có lượng công chúng ổn định và gắn bó. Trong khi đó, bản tin điện tử chungta.vn mới được thành lập từ năm 2007, mức độ đầu tư vào bản tin điện tử chưa cao. Tính đến đầu tháng 9/2010, bản tin điện tử chỉ có 2 người phụ trách việc cập nhật nội dung, do vậy mức độ cập nhật thông tin trên bản tin điện tử chưa được liên tục, bản tin chưa thực sự thu hút công chúng.

Công chúng của bản tin các công ty thành viên trong tập đoàn FPT tuy xếp vị trí thứ 3 nhưng chỉ tương đương 1/2 công chúng của bản tin Chúng ta. Điều này dễ lý giải, bởi vì bản tin Chúng ta phát hành toàn tập đoàn, cung cấp thông tin tổng hợp hơn bản tin của công ty thành viên, trong đó đã bao gồm các sự kiện nổi bật của các công ty thành viên. Còn bản tin công ty thành viên lại chủ yếu phát hành tại công ty thành viên đó, phạm vi thông tin cũng gói gọn trong công ty thành viên. Website chính thức của Tập đoàn FPT xếp vị trí thứ 4 trong hệ thống kênh truyền thông của FPT, với lượng công chúng tại FPT chỉ tương đương 1/3 so với công chúng của bản tin Chúng ta. Đây là tỷ lệ bất thường nếu xét theo tiêu chí độ cập nhật của thông tin: website chính thức của FPT được cập nhật nhiều lần trong ngày trong khi bản tin Chúng ta xuất bản hàng tuần. Theo chúng tôi, lý do nằm ở nội dung: website FPT chủ yếu đăng tải những thông tin chính thức dành cho cổ đông, khách hàng, đối tác của FPT; trong khi bản tin Chúng ta mới là diễn đàn của cán bộ nhân viên FPT; cung cấp cả những thông tin nội bộ, liên quan trực tiếp đến công chúng FPT như lương, thưởng, các quy định… mà website FPT không có.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu thói quen của công chúng FPT trong việc theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng khác để tìm hiểu mối tương quan giữa việc theo dõi bản tin Chúng ta và các kênh này. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một việc làm cần thiết vì công chúng FPT xét cho cùng là một phần của công chúng nói chung và bản tin Chúng ta chỉ là một trong các phương tiện truyền thông tại Việt Nam mà thôi.

56

Hình 2.8: Tƣơng quan theo dõi bản tin Chúng ta với các kênh truyền thông đại chúng khác (đơn vị: lượt người)

0 50 100 150 200 250 300 Số lượt lựa chọn Bản tin Chúng ta Báo điện tử Báo giấy Đài phát thanh Tivi Các diễn đàn Các mạng xã hội

Bằng câu hỏi: “Ngoài bản tin Chúng ta, anh chị thường đọc/truy cập kênh truyền thông đại chúng nào khác?”, chúng tôi thu được kết quả như trên đây. Theo đó, ngoài bản tin Chúng ta, 291 trong 300 người FPT trả lời khảo sát rằng họ còn truy cập các báo điện tử. Kênh truyền thông đại chúng được nhiều người FPT quan tâm, xếp ở vị trí thứ 2 sau báo điện tử là tivi, với 192 lượt lựa chọn. Xếp vị trí thứ 3 không phải là một trong các loại hình báo chí mà là các mạng xã hội, với 173 người lựa chọn. Đài phát thanh được ít người FPT theo dõi nhất, chỉ với 43 người. Có tỷ lệ cao hơn một chút là báo giấy, được 25% công chúng FPT đón đọc.

Chứng tỏ là, nếu không kể bản tin Chúng ta thì báo điện tử chiếm vị trí số 1 đối với công chúng FPT. Trong chương 1 và mục 2.1 của chương 2, chúng tôi đã có mô tả sơ bộ về công chúng FPT: họ có điểm chung là có độ tuổi trung bình ở tuổi 28, làm việc tại một công ty hàng đầu Việt Nam về công nghệ thông tin và viễn thông do vậy, họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với mạng internet và báo điện tử. Bản thân FPT lại quản lý tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay là Vnexpress.net nên 97% công chúng FPT theo dõi báo điện tử là dễ lý giải. Tuy nhiên không phải tất cả công chúng FPT tham gia khảo sát đều đọc bản tin điện tử. Trong 9 người không đọc báo điện tử

57

thì 55,6% là cán bộ chức năng. Chúng tôi cho rằng, công việc cụ thể của họ ít có cơ hội tiếp xúc với internet hoặc máy tính tại công ty, ví dụ: các nhân viên bảo vệ, trông xe hoặc tạp vụ… 33,33% nhóm công chúng không đọc bản tin điện tử là nhân viên trong lĩnh vực phần mềm, theo chúng tôi, có thể do sở thích cá nhân vì những người này được tiếp xúc thường xuyên với máy tính và internet; hơn nữa, tuy không có thói quen đọc bản tin điện tử, những người này lại thường truy cập các diễn đàn và mạng xã hội.

Các mạng xã hội là phương tiện truyền thông đại chúng được người FPT ưa chuộng thứ 2, chỉ xếp sau sau báo điện tử, do sự bùng nổ của các mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và công chúng FPT là công chúng trẻ, 77,21% ở độ tuổi dưới 30. FPT cũng tham gia xây dựng một số mạng xã hội từ những năm 2007, với một số kênh đáng chú ý như Vitalk, ViOlympic… Có thể nói, các mạng xã hội tuy mới ra đời nhưng đã tạo lập được vị trí đáng kể trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng và là một kênh truyền thông có tính tương tác cao, nên được chú ý trong các hoạt động truyền thông.

Tivi đứng ở vị trí thứ 3, được công chúng FPT lựa chọn nhiều gấp 2,5 lần báo giấy và hơn 4 lần so với phát thanh. Như vậy, tivi giữ lợi thế nhất định so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác. 77,21% công chúng FPT có độ tuổi dưới 30, thời gian làm việc thường kéo dài đến 18h nên khả năng họ dùng thời gian rảnh để nghe đài phát thanh không cao nhưng họ có thể xem tivi vào buổi tối như phần lớn người xem truyền hình khác

Hình 2.9: Tƣơng quan thời gian theo dõi bản tin Chúng ta và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác của công chúng FPT (đơn vị %)

58 0% - 100% 30% - 70% 50% - 50% 70% - 30% 100% - 0%

Khoảng 3/4 công chúng FPT cho biết, thời gian đọc bản tin Chúng ta chiếm 30% tổng thời gian họ dành cho việc đọc, nghe, xem và tham gia các phương tiện truyền thông đại chúng. Hơn 1/6 công chúng FPT dùng đến 50% thời gian để đọc bản tin Chúng ta so với tổng thời gian họ dành cho các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể nói, đây là một tỷ lệ rất cao, cho thấy sự ưu ái của công chúng FPT đối với một bản tin xuất bản hàng tuần như Chúng ta.

3% trong 300 người khẳng định bản tin Chúng ta chiếm đến 70% thời gian còn các phương tiện truyền thông đại chúng khác chiếm 30%. Không có người FPT nào dành trọn 100% thời gian cho việc đọc bản tin Chúng ta, hay nói khác đi, không có người FPT nào lại chỉ đọc bản tin Chúng ta mà không đọc, nghe, xem, tham gia bất cứ một phương tiện truyền thông đại chúng nào khác. Rõ ràng là công chúng FPT khá cân bằng: họ dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tiếp nhận bản tin “cây nhà lá vườn” nhưng không có ai chỉ đọc bản tin này mà bỏ qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Một phần của tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)