Công chúng tại FPT

Một phần của tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn

1.6. Công chúng tại FPT

Tại FPT, bản tin Chúng ta có một lượng công chúng xác định và ổn định đủ để làm các tòa soạn báo khác phải ghen tỵ: đó là hơn 10.000 cán bộ công nhân viên. Dưới đây là một số đặc điểm của công chúng FPT.

Trước hết, công chúng FPT là công chúng trẻ, độ tuổi trung bình là 28 (kỳ báo cáo tháng 6/2010 của Ban Nhân sự FPT). Trong đó, 77,21% dưới 30 tuổi, 22,19% ở độ tuổi 30-50 và chỉ có 0,6% người FPT ở tuổi ngoài 50 [17, tr.23].

Hơn 92% người FPT công tác trong nhóm ngành công nghệ thông tin và Viễn thông và có không đến 8% làm việc trong lĩnh vực đầu tư. [17, tr.23].

Về trình độ học vấn, 68,2% người FPT có trình độ Ðại học; 3,2% có trình độ trên Đại học và 28,6% người FPT có trình độ dưới Đại học [11].

Xét về cơ cấu nghiệp vụ, công chúng tại FPT phân bổ trong 5 nhóm: 10,7% là cán bộ quản lý, 20,7% là cán bộ kỹ thuật; cán bộ kinh doanh chiếm 19,7%, cán bộ chức năng (ví dụ: truyền thông, hành chính, tài vụ, nhân sự …) chiếm 25,8% và 23,1% còn lại là cán bộ phần mềm [11].

Ngoài ra, 81.6% công chúng là những người đã có hơn 3 năm công tác tại FPT, còn lại là những người đã làm từ 1 đến 3 năm.

Tiếu kết chƣơng I

Trong chương I, người thực hiện luận văn đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về lịch sử nghiên cứu công chúng của bản tin; lý luận về bản tin; giới thiệu sơ lược về tập đoàn FPT; lịch sử ra đời, đặc điểm bản tin Chúng ta và công chúng của họ.

Những thông tin này là cơ sở để người thực hiện luận văn tiến hành khảo sát sâu hơn về công chúng của bản tin trong 2 chương tiếp theo.

32

CHƢƠNG 2:

MỨC ĐỘ, CÁCH THỨC TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG; HIỆU QUẢ CỦA BẢN TIN CHÚNG TA

Nội dung của chương 2 nghiên cứu mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng; tác động và hiệu quả của bản tin Chúng ta. Đây là các bình diện cơ bản trong hoạt động nghiên cứu công chúng. Trong đó, nghiên cứu nhân học xã hội là tìm hiểu các thông số về lứa tuổi, giới tính, học vấn, mức sống, địa bàn sống, phong tục tập quán v.v. Từ những biến số này làm cơ sở để tìm hiểu những thông số khác của đối tượng. Nghiên cứu thực trạng nhận thức của công chúng, bao gồm nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng đối với vai trò, sự tác động của các loại hình báo chí đối với đời sống xã hội, thể hiện qua đánh giá của công chúng đối với những vấn đề này. Nghiên cứu tác động và hiệu quả của phương tiện truyền thông đối với công chúng là hoạt động cần thiết, nếu thiếu hoạt động này, quá trình truyền thông không được xem là hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)