Kiến nghị với công chúng FPT

Một phần của tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Kiến nghị với công chúng FPT

81

Ghi nhận trao đổi của công chúng là phương tiện, là cơ sở để bản tin Chúng ta đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của công chúng. Vì vậy, chúng tôi đề xuất công chúng FPT tăng cường trao đổi với tòa soạn về các vấn đề như: bày tỏ nhu cầu, góp ý, đánh giá về tính xác thực hay hiệu quả… của các thông tin mà họ tiếp nhận được từ bản tin.

Trước hết, chúng tôi đánh giá cao việc công chúng FPT cộng tác tin bài với tòa soạn Chúng ta và mong họ tiếp tục phát huy vai trò này.

Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến nghị công chúng FPT tăng cường tương tác với tòa soạn Chúng ta. Vì như đã phân tích ở chương 1, bản tin của một doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển cũng như tồn tại của doanh nghiệp và do đó nó có liên quan mật thiết đến quyền lợi của công chúng.

Cụ thể, khi tiếp nhận những thông tin hữu ích trên bản tin Chúng ta thì công chúng FPT nên có hình thức khen ngợi, ghi nhận thông qua trao đổi trực tiếp, email… Sự khen ngợi của công chúng đối với các nhà truyền thông sẽ có tác dụng tích cực, là động lực để bản tin tiếp tục hoàn thiện.

Ngoài ra, trong trường hợp bản tin đăng tải thông tin sai lệch, gây hậu quả xấu cho công ty hay công chúng, công chúng nên chọn hình thức phản hồi nhanh và phù hợp nhất để tòa soạn có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thêm vào đó, công chúng nên đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của bản tin bằng việc gửi các đề xuất cải tiến.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, luận văn đã đưa ra những nhận định và kiến nghị của công chúng về một số yếu tố cơ bản của bản tin Chúng ta như nội dung, hình thức, khâu phát hành bản tin… Đây là cứ liệu thực tế và quan trọng nhằm góp phần nâng cao mức độ thỏa mãn nhu cầu công chúng của bản tin này.

82

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích, bước đầu, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất của mình đối với bản tin Chúng ta và công chúng FPT nhằm 2 mục đích: giúp bản tin cải tiến và thỏa mãn hơn nhu cầu của công chúng FPT và công chúng FPT tham gia tích cực hơn nữa đối với sự phát triển của bản tin. Luận văn đồng thời chỉ ra sự cần thiết của công tác nghiên cứu công chúng. Bằng việc định kỳ khảo sát công chúng, tòa soạn Chúng ta sẽ có cơ sở thực tế để điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phù hợp – một hoạt động không thể bỏ qua trong quá trình phát triển./.

83

KẾT LUẬN

Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống truyền thông để quảng bá cho hình ảnh của mình; xây dựng và duy trì mối quan hệ với công chúng. Trong hệ thống truyền thông đó, bản tin đáng được quan tâm chú ý đúng mức. Nó hướng đến công chúng mục tiêu là công chúng nội bộ của doanh nghiệp, là phương tiện gắn kết công chúng nội bộ. Mỗi người trong số họ lại có thể là một đại sứ truyền thông, tiếp tục truyền đi các thông điệp mà họ nhận được cho những nhóm công chúng khác như gia đình, bạn bè, đối tác, cổ đông, khách hàng… Như vậy, bản tin còn là một trong các phương tiện nhằm xây dựng quan hệ với công chúng bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức thực hiện tốt, bản tin sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ cho phép của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi đã tìm hiểu một số cơ sở lý luận về bản tin; lý thuyết truyền thông đại chúng và hướng nghiên cứu xã hội học về công chúng trong chương 1. Bên cạnh đó, luận văn đã đưa ra những thông tin cơ bản nhất về Bản tin Chúng ta của FPT – một bản tin có 15 năm tuổi nghề và 10.000 công chúng tại FPT. Bước đầu, chương này đã góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về loại hình bản tin và định vị vai trò, vị trí của bản tin trong hệ thống truyền thông cũng như đối với các doanh nghiệp ngày nay; chỉ ra sự cần thiết của công tác nghiên cứu về bản tin cũng như công chúng của nó.

Chương 2 đi sâu vào tìm hiểu công chúng FPT trong mối quan hệ tiếp nhận thông tin của bản tin Chúng ta. Cụ thể, chúng tôi đã nghiên cứu Mức độ và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng; Tác động và hiệu quả của bản tin Chúng ta và Mức độ thỏa mãn của công chúng FPT. Đây là những vấn đề cơ bản khi nghiên cứu về công chúng trong mối quan hệ tiếp nhận phương tiện truyền thông.

84

Chương 3 là tập hợp các đánh giá, kiến nghị của công chúng đối với bản tin này đồng thời nêu ra một số đề xuất của luận văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của bản tin. Về mặt ý nghĩa thực tiễn, luận văn đã phân tích và tổng hợp từ nhu cầu và đánh giá của công chúng FPT. Thông qua đó, luận văn đề xuất công chúng tăng cường tương tác với tòa soạn và bản tin Chúng ta đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của công chúng trong tương lai.

Tổng hợp lại, chúng tôi có những kết luận chính như sau:

Thứ nhất, bản tin của tổ chức, doanh nghiệp chưa được định vị đúng mức trong hệ thống truyền thông. Có lẽ, khi xây dựng các quy chế xuất bản bản tin, các nhà quản lý đã không tính đến các quy mô khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ sinh động là FPT - doanh nghiệp có quy mô lớn với hàng chục ngàn nhân viên, nhân sự tăng trung bình 10,6%/năm [17]. Số lượng công chúng của bản tin của FPT ngày càng tăng và sẽ không thua kém các tờ báo thông thường.

Thứ hai, bản tin Chúng ta là bản tin chính thức và đầu tiên của FPT, ra đời đã 15 năm với 580 số. Bản tin này có nhiều đặc điểm và chức năng giống với báo in tuy nhiên vẫn có phong cách riêng. Nó có thể là một hình mẫu để các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo khi xây dựng bản tin.

Thứ ba, công chúng của bản tin tại FPT là công chúng trẻ, họ thỏa mãn với bản tin ở mức khá. Điều mà công chúng FPT đánh giá cao hơn cả ở bản tin là giá trị thông tin và tư liệu. Lãnh đạo FPT cho rằng bản tin có giá trị 30 triệu USD, tương đương 5% giá trị của Tập đoàn [35].

Thứ tư, tòa soạn Chúng ta cần cân bằng giữa việc thỏa mãn công chúng là lãnh đạo và công chúng là nhân viên, tránh tình trạng cho đăng quá nhiều bài có tính chất “cúng cụ”, không thỏa mãn số đông công chúng. Tòa soạn cũng nên thông báo về sự chuyển đổi phần lớn tin tức từ bản tin Chúng ta sang trang tin điện tử chungta.vn, để công chúng kịp điều chỉnh thói quen đọc và không bị hẫng hụt. Lãnh đạo doanh

85

nghiệp cũng nên tạo điều kiện thuận lợi cho tòa soạn trong việc đăng tải những thông tin phục vụ nhu cầu và lợi ích của số đông công chúng.

Thứ năm, hoạt động nghiên cứu công chúng chưa được tòa soạn bản tin Chúng ta quan tâm đúng mức và bước ghi nhận trao đổi của công chúng trong quá trình truyền thông cũng như vậy. Chúng tôi đề xuất tòa soạn Chúng ta nói riêng và các tòa soạn bản tin nói chung nên ghi nhận trao đổi của công chúng thường xuyên và hệ thống hơn. Hoạt động khảo sát công chúng cần được thực hiện định kỳ và nghiêm túc. Chỉ bằng các hoạt động này, tòa soạn mới kịp thời điều chỉnh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chúng, nâng cao hiệu quả truyền thông.

Thứ sáu, mỗi công ty thành viên của FPT lại có một loạt kênh truyền thông riêng, tạo thành một hệ thống kênh truyền thông tương đối đa dạng trong tập đoàn FPT. Đây là một thách thức song cũng là thuận lợi cho tòa soạn bản tin Chúng ta. Họ nên tận dụng đặc điểm này, phối hợp với các kênh truyền thông đó để tương tác với công chúng sâu rộng hơn.

Cuối cùng, luận văn chỉ ra công chúng FPT cần tăng cường tương tác với tòa soạn, thông qua hoạt động trao đổi, bản tin Chúng ta sẽ nâng cao chất lượng.

Hy vọng rằng, luận văn sẽ có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho các nhóm đối tượng là tổ chức dự định xây dựng bản tin; các cơ sở đào tạo truyền thông và xã hội học…

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu các nhóm công chúng FPT tại các thành phố lớn và các trụ sở của FPT tại nước ngoài, để thấy được ảnh hưởng của địa lý, điều kiện sống và làm việc… có ảnh hưởng như thế nào đến công chúng trong việc tiếp nhận bản tin; nghiên cứu các nhóm công chúng bên ngoài FPT./.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Al Ries & Laura Ries (2005), Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi, NXB Trẻ.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2003/-BVHTT ngày 04 tháng 9 năm 2003), Quy chế xuất bản bản tin.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 04/11/2003), Quyết định số 3865/QĐ-BVHTT về việc ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin cho các tổ chức, pháp nhân thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn.

5. Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, Luận án tiến sỹ báo chí

6. Trần Bá Dung (2007), Nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận, những cách

tiếp cận, Tạp chí Người làm báo số 7,

http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=2&catid=57&id=2295&dhname=Nghien- cuu-cong-chung-nguoi-tiep-nhan-nhung-cach-tiep-can

7. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB ĐHQG Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dững, Về hệ thống khái niệm của truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa – thông tin. 10.FPT (1988 – 2010), Bản tin Chúng ta số 1-580

11.FPT (tháng 3-9/2010), website nhân sự, http://fhrm.ho.fpt.vn 12.FPT (tháng 3-9/2010), website tập đoàn, www.fpt.com.vn

87

13.FPT (1998), Sử ký 10 năm, Nxb Chính trị Quốc gia 14.FPT (2001), Sử ký 13 năm, Xí nghiệp in Á Phi 15.FPT (2003), Sử ký 15 năm

16.FPT (2005), Tuyển tập 10 năm báo Chúng ta, Nxb Lao động xã hội 17.FPT (2010), Báo cáo thường niên 2009.

18.Frank Jefkins (2004), Phá vỡ bí ẩn PR, NXB Trẻ.

19.Nguyễn Thu Giang (2007), Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử, Luận văn thạc sỹ khoa học báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội.

20.Phạm Thị Thu Hà (2009), Báo Hà Nội Mới và công chúng thủ đô, Luận văn thạc sỹ báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội.

21.Hermawan Kartajaya (2007), Tiếp thị tại sao Kim, NXB Lao động xã hội.

22.Đinh Văn Hường (2006), Thể loại báo chí thông tấn, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. 23.Khoa Báo chí ĐHKHXH và NV (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, NXB ĐHQG Hà Nội.

24.Website Luật Gia Phạm, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005,

http://www.luatgiapham.com/phap-luat/5-luat-kinh-doanh/15-luat-doanh- nghiep.html

25.Vũ Trà My (2005), Một số vấn đề nghiên cứu Truyền thông đại chúng, bài đăng trong cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, NXB ĐHQG Hà Nội, tr.296 – 313.

26.Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, TC Xã hội học số 1 (49), tr.3-8.

27.Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, TC Xã hội học số 1 (53), tr.3-7.

28.Mai Quỳnh Nam (2000), Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng, TC Xã hội học số 2 (70), tr.8-10.

29.Mai Quỳnh Nam (2000), Văn hoá đại chúng và văn hoá gia đình, TC Xã hội học số 4 (72), tr.18-20.

88

30.Mai Quỳnh Nam (2001), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng,

TC Xã hội học số 4 (76), tr.21-25.

31.Mai Quỳnh Nam (2002), Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc,

TC Xã hội học số 4 (80), tr.46-58.

32.Mai Quỳnh Nam (2003), Sinh viên Hà Nội với giao tiếp đại chúng, Tạp chí Tâm lý học, số 12, tr.19-26

33.Mai Quỳnh Nam (2003), Truyền thông và phát triển nông thôn, TC Xã hội học số 3 (83), tr.9-14.

34.Mai Quỳnh Nam (2005), Nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động của quốc hội, TC Xã hội học số 3 (91), tr. 16-23

35.Nguyễn Thành Nam (18/6/2010), Thế lực nào đứng sau lưng Chúng ta, diễn thuyết trong Chương trình Leader Talk tại Hội trường tầng 2 Đại học FPT, Phạm Hùng, Hà Nội.

36.Trần Hữu Quang (1997), Xã hội học về truyền thông đại chúng, NXB TP.HCM. 37.Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông

38.Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ.

39.Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40.Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội.

41.Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

42.Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

43.Trần Văn (ngày 25.03.2009), Công tác xuất bản bản tin, website Sở Thông tin & Truyền thông Bắc Giang, http://stttt.bacgiang.gov.vn/

44.http://vdict.com

89

45.Paul Argenti and Janis Forman (2002), The power of corporate communication,

McGraw-Hill, USA.

46.Pamela Blackmon, The History of Newsletters,

http://www.bellaonline.com/articles/art51582.asp

47.CERP’ website, http://www.cerp.org/papers/internal_relations.asp

48.John Clutterbuck, Internal Newsletter Concept example, copywritingworks.com,

http://www.copywritingworks.com/newsletter.html

49.http://www.glossaryofmarketing.com/definition/internal-communication.html 50.http://www.leehopkins.net/2006/07/06/what-is-internal-communication/

51.Neen James, Writing Internal Newsletters: How to Build Your Network and Your Reputation, http://ezinearticles.com/?Writing-Internal-Newsletters:-How-to-Build- Your-Network-and-Your-Reputation&id=22632

52.Denis McQuail (2005), Mass Communication Theory, London 53.Justin Kirby and Paul Marsden (2006), Connected marketing, USA. 54.Brian Montopoli, A Short History of Audience Research,

http://www.cbsnews.com/8301-500486_162-929913-500486.html, 10/10/2005.

55.Deborah Zanke, Tips for creating a great internal newsletter, website worldpress.com,http://messagecom.wordpress.com/2008/01/21/tips-for-creating-a-

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÔNG CHÚNG FPT

Anh, chị FPT thân mến!

Xin cảm ơn anh, chị đã đồng ý trả lời phiếu khảo sát này. Phiếu khảo sát này nhằm tìm hiểu về công chúng của bản tin Chúng ta. Thông tin do anh, chị cung cấp là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi hoàn thiện Luận văn Cao học thạc sỹ ngành Báo chí về đề tài: “Bản tin Chúng ta và công chúng tại tập đoàn FPT”.

Mong anh, chị bớt chút thời gian trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây!

Chúc anh, chị sức khỏe và thành công.

---

1. Anh chị đọc bản tin Chúng ta nhƣ thế nào?

1.1. Số nào cũng đọc 1.2. Thường xuyên đọc 1.3. Thỉnh thoảng mới đọc 1.4. Ít khi đọc

1.5. Chưa từng đọc bản tin Chúng ta

2. Anh chị thƣờng đọc bản tin Chúng ta ở đâu?

2.1. Tại công ty

2.2. Quán ăn, quán café… 2.3. Tại nhà

2.4. Khi đi công tác

2.5. Nơi khác (xin cho biết là nơi nào)

3. Anh chị thƣờng đọc bản tin Chúng ta vào lúc nào? (không hạn chế lựa

Một phần của tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)