7. Các chữ viết tắt
3.3. Giao thoa và khoảng cách giữa diễn đàn xã hội và diễn đàn nghệ
lên suy nghĩ của mình, nhưng ngôn ngữ vẫn thấm nhuần tình cảm và suy nghĩ của nhân vật, qua đó, nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật để đồng cảm, sẻ chia với họ.
3.3. Giao thoa và khoảng cách giữa diễn đàn xã hội và diễn đàn nghệ thuật thuật
Có thể xem Trở vỏ lửa ra là sự hình tượng hóa cho những ngôn luận trên báo chí về vấn đề phụ nữ của Phan Khôi. Trong Trở vỏ lửa ra, cả ba luận điểm Phan Khôi đặt ra đều đã được quan tâm kĩ lưỡng trên báo chí trước đó.
Điển hình là trong loạt bài trên PNTV, Phan Khôi phê phán định kiến trọng nam khinh nữ trong xã hội. Ông nói: “Cái quan niệm chung của xã hội đối với phụ nữ là khinh dể đàn bà, coi đàn bà chẳng ra chi. Mà cái quan niệm ấy là do chế độ của xã hội, lễ giáo của thánh hiền mà ra vậy” [PNTV, s5,30/5/1929]. Ông chỉ ra thực tế chính vì lối tư duy thủ cựu này mà phụ nữ không được học hành đầy đủ như đàn ông. Qua nhiều bài báo, Phan Khôi đã bàn luận khá chỉnh chu, chi tiết về quyền học tập của phụ nữ. Ông lập luận
sắc sảo: “Sự học để nuôi trí khôn, nó cần cho người ta cũng như là sự ăn để nuôi xác thịt. Đàn ông biết nuôi trí khôn mình, mà không cho đàn bà cũng nuôi trí khôn, thì khác nào cấm học ăn để nuôi xác thịt?” [PNTV, s1, 2/5/1929]. Đứng trên tư tưởng nhân quyền, ông định hướng mục đích giáo nữ hoàn toàn tương đồng với nam giới: Học để phát triển nhân cách và có mặt trong xã hội, đóng vai trò của mình trong xã hội. Do đó, phụ nữ cần tiếp cận một nền tân học hữu dụng, toàn diện. Trong tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra, con đường học vấn của nhân vật Trần Thị Nghi cũng là nền học hiện đại: theo từng bậc học và học luật để làm luật sư.
Về quyền tự do hôn nhân của phụ nữ, nếu trong Trở vỏ lửa ra, nhân vật Trần Thị Nghi khẳng khái, dứt khoát nêu rõ lập trường tự quyết lựa chọn người bạn đời của mình thì trên báo chí, Phan Khôi cũng đã cực lực lên án việc ép duyên, coi đó chính là một chế độ sát nhân gián tiếp. Chẳng hạn, trong bài khảo luận về tục ngữ, phong dao, ông nói về thực trạng này: “Hễ cha mẹ đã có quyền ép được thì cứ việc ép, đặt đâu ngồi đó, nào có nghĩ gì đến cái ái tình của con cái… Xét lại, cha mẹ mà sở dĩ hay ép con, là vì ham giàu”. Trên Trung lập [s6988,15/4/1933], Phan Khôi tiếp tục khẳng định, việc gả con gái của cha mẹ xưa nay, xét về phương diện tâm lí, thực chất là một cuộc buôn bán, tính toán lợi nhuận không hơn. Nó hoàn toàn phản nhân văn và cần phải loại bỏ. Như vậy trên hai diễn đàn xã hội và nghệ thuật, Phan Khôi cho thấy sự nhất quán trong lập trường của mình về vấn đề phụ nữ.
Đến 1939, khi Phan khôi viết Trở vỏ lửa ra về vấn đề phụ nữ thì
TLVĐ đã nở rộ với những Đoạn tuyệt (1933), Nửa chừng xuân (1934),
Bướm trắng (1939). Khi giải quyết vấn đề phụ nữ, các nhà văn TLVĐ đã tiếp thu các kĩ thuật viết châu Âu, tiến đến hiện đại hóa kết cấu, cách xây dựng nhân vật cho đến lối diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ. Do đó, Trở vỏ lửa ra với
những hạn chế về nghệ thuật đã không có đóng góp nào đáng kể trong việc truyền tải thông điệp về nữ quyền. Trong khi đó, qua những bài báo về vấn đề phụ nữ, lại hiện ra một Phan Khôi ấn tượng, tiên phong, quyết liệt hơn. Sự “gặp gỡ” cùng một chủ đề của hai diễn đàn cho thấy phụ nữ - một vấn đề nóng bỏng của xã hội đương thời - cũng là vấn đề khiến ông không thôi trăn trở, song “khoảng cách” về thành tựu, sức tác động giữa việc viết báo và viết tiểu thuyết về chính vấn đề đó cũng khẳng định đó là những khu vực mang tính đặc thù riêng và sự đổi thay của nghệ thuật ở tầng sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn, cũng như cần một năng khiếu phù hợp.
Tiểu kết
Trở vỏ lửa ra thể hiện cái nhìn giàu tính triết luận của Phan Khôi vấn đề phụ nữ. Việc tìm hiểu tác phẩm Trở vỏ lửa ra cho thấy ở tư cách tiểu thuyết gia, Phan Khôi đã đề cập đến vấn đề phụ nữ như thế nào. Công tâm đánh giá, đây không phải là một tác phẩm đặc sắc. Nỗ lực hình tượng hóa những ngôn luận trên báo chí về vấn đề phụ nữ của Phan Khôi bị níu lại bởi quán tính văn chương truyền thống, bởi văn cách cá nhân của tác giả . Tuy bị xét là khô cứng và khuôn mẫu về mặt nghệ thuật khi áp dụng một luận đề trong câu chuyện và từ đầu đến cuối chỉ chăm chú rao giảng cho nó, nhưng xét về góc nhìn tư tưởng trong tiểu thuyết, Phan Khôi rất sắc sảo với lập trường đấu tranh của một nhà nho duy tân mạnh mẽ, nó thống nhất như những quan điểm trên diễn đàn báo chí mà ông đã đưa ra trong việc giải thoát đời sống phụ nữ khỏi những giới hạn của khuôn khổ cũ, những định kiến về giới. Mặt khác, vị trí khiêm nhường của tác phẩm này trong địa hạt tiểu thuyết Vi ệt Nam hiện đại đương thời - trái ngược hẳn với vị trí của các bài báo của chính ông - cũng cho thấy tính canh tân về tư tưởng và thành công trong nghê ̣ thuâ ̣t không phải bao giờ cũng là hai giá tri ̣ đồng hành70
.
70
Tình trạng này cũng đúng với trường hợp Tình già của chính Phan Khôi . Bài thơ được coi là phát dại bác bắn vào thành trì thơ cũ và nh ờ đó, Phan Khôi đươ ̣c đánh giá là người khởi xướng phong trào Thơ mới , song chính ông la ̣i « tự thú »: “Mới cái mốc xì ! Bài Tình già tui làm theo
điê ̣u thơ cổ phong của Tàu , chớ mới cái gì !” [Dẫn theo Thiê ̣n Mô ̣c Lan :Phụ-Nữ Tân-Văn, phấn son tô điểm sơn hà]
KẾT LUẬN
Vớ i những khảo sát cu ̣ thể ở hai chương chí nh của Luâ ̣n văn , có thể nói phụ nữ là vấn đề trọng tâm trong trước tác của Phan Khôi. Về trước tác báo chí, thông qua các bài viết với tần suất cao, tính hệ thống, và chủ trương giải phóng quyết liệt cho phụ nữ, Phan Khôi đã có tác động đáng kể vào nhận thức xã hội. Đặt trong tương quan chung với các học giả đầu thế kỷ XX, phạm vi bàn luận vấn đề phụ nữ của Phan Khôi là toàn diện, hệ thống (bình quyền nam nữ, chế độ đại gia đình, hôn nhân tự do, trinh tiết, giáo dục, chính trị, thể thao, trang phục). Về tính chất, ông cũng cho thấy sự tiến bộ và tính tiên phong của mình. Trong khi nhiều tác giả vẫn không thoát khỏi những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của nho giáo về người phụ nữ thì Phan Khôi đã hoàn toàn bước qua được rào cản đó, tố cáo những gì phản nhân sinh, bênh vực quyền lợi xứng đáng cho họ. Phan Khôi là nhà ngôn luận Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề nữ quyền một cách bức thiết, triệt để, nhất quán hơn cả. Các bài báo của Phan Khôi chứng tỏ tác giả đã đưa ra cái nhìn mới mẻ về người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Ông quan tâm nhiều đến tất cả các vấn đề xung quanh đời sống phụ nữ và đề cao giá trị của họ trên bình diện xã hội.
Nếu như trên diễn đàn báo chí, về vấn đề phụ nữ, đóng góp của Phan Khôi là nổi bật thì ở diễn đàn văn chương lại khiêm nhường hơn với tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra. Tác phẩm đặt ra ba vấn đề chính: phê phán chế độ trọng nam khinh nữ, khẳng định quyền tự do hôn nhân và học vấn của người phụ nữ. Vấn đề phụ nữ từ sự diễn giải bằng luận lí rạch ròi, thiên về tư biện qua các bài báo khi chuyển sang một thể tài đòi hỏi sức tưởng tượng, hư cấu và khả năng miêu tả tâm lí nhân vật lại chưa đạt được những hiệu quả cần có. Tác phẩm được viết trong tâm thế của một người làm báo, một nhà canh
tân xã hội cải lương can thiệp vào vấn đề phụ nữ, vì thế mà khô cứng nghèo tính nghệ thuật. Phan Khôi có ý tranh luận về một thứ quan niệm hơn là tập trung xây dựng hình tượng văn học. Bên cạnh đó, phong cách của ông vẫn mang dấu ấn rõ nét của kiểu sáng tác văn học nhà nho. Trong không khí chung của việc hiện đại hóa tiểu thuyết nửa đầu thế kỉ, Phan Khôi không có đóng góp gì đáng kể về mặt nghệ thuật, nhưng về nội dung tư tưởng, tác phẩm cũng góp thêm một tiếng nói đấu tranh cho vấn đề phụ nữ. Quan điểm của Phan Khôi vẫn thống nhất với những ý hướng mà ông đã đặt ra trên báo chí. Trở vỏ lửa ra được nhìn nhận là tiếp tục mạch tư tưởng bênh vực nữ quyền của Phan Khôi, làm nên một cái nhìn hoàn chỉnh, toàn diện về sự đóng góp của Phan Khôi với vấn đề phụ nữ ở cả hai hoạt động ngôn luận và sáng tác văn học.
Vấn đề phụ nữ là một vấn đề đời sống xã hội rất quan thiết, được đặt trong tính hệ thống với những yêu cầu “duy tân”, “cải lương” nhiều mặt trong sinh hoạt xã hội, hướng theo các chuẩn mực của văn minh Âu Tây. Cụ thể, vấn đề phụ nữ được Phan Khôi đặt lồng vào, hay nói đúng hơn là xem như những biểu hiện “phản tiến hóa” của tư tưởng Tống Nho mà ông đặc biệt quan tâm và tìm mọi cách thay đổi. Trong một cái nhìn bao quát, vấn đề phụ nữ nằm trong chủ trương nhà nho duy tân, nhà văn hóa biết hội nhập như Phan Khôi đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đầy văn hóa tư tưởng nói chung và nền văn học dân tộc nói riêng trên bước đường hiện đại hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tạp chí
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Anh (nc,st,gt) (2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phùng Thị Kim Anh (2004), “Các quan niệm nửa đầu thế kỷ XX về việc phụ nữ tham gia lao động xã hội”, TC Khoa học về phụ nữ, (6), tr 25 4. Lại Nguyên Ân (2008), “Phan Khôi và chủ nghĩa cá nhân”, NCVH, (12),
tr22 - tr28.
5. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2003), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Vu Gia (2003), Phan Khôi – Tiếng Việt, báo chí và thơ mới, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trần Văn Giàu (2000), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Bằng Giang (1974), Mảnh vụn văn học sử, Nxb Chân Lưu, Sài Gòn.
10. Lê Thanh Hiền, Nguyễn Khoa Điềm (st, bs) (2010), Tuyển tập Đạm Phương nữ sử, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1996), Văn học Việt Nam 1900-1930, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Mai Quỳnh Hoa (1983), “Đôi nét về bà Sương Nguyệt Anh, chủ bút tờ tuần báo Nữ giới chung”, TCVH, (3), tr10 - tr15.
13. Nguyễn Anh Hùng (1997), “Những nhà báo và những tờ báo quốc ngữ đầu tiên”, Tạp chí xưa nay, (369), tr12 - tr16.
14. Khái Hưng (1991), Nửa chừng xuân, Nxb Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp, H.
15. Khái Hưng (1999), Hồn bướm mơ tiên, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Phan Thị Mỹ Khanh (2001), Nhớ cha tôi – Phan Khôi (hồi ký), Nxb Đà Nẵng.
17. Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1928 (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn) (2003),Nxb ĐàNẵng, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 18. Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1929 (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên
soạn) (2005), Nxb Đà Nẵng, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 19. Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1930 (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên
soạn) (2006), Nxb Đà Nẵng, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 20. Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1931 (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên
soạn) (2007), Nxb Đà Nẵng, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 21. Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1932 (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên
soạn) (2010), Nxb Tri thức, Hà Nội.
22. Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn) (2007), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
23. Phan Khôi (1939), Trở vỏ lửa ra, Phổ thông bán nguyệt san, Hà Nội. 24. Phan Khôi (2009) Sông Hương, Nhà xuất bản lao động - Trung tâm Văn
hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
25. Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932, Phong trào văn hóa xuất bản, Sài Gòn.
26. Thanh Lãng (1975), 13 năm tranh luận văn học, Nxb Văn học, Hội nghiên cứu và giảng dậy thành phố Hồ Chí Minh.
27. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
28. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Mai Quốc Liên (cb), Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Cừ, (2002), VHVN thế kỷ XX: Văn xuôi đầu thế kỷ, Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Nhất Linh (1992), Đoạn tuyệt, Nxb Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp, H.
31. Nhất Linh (1999), Lạnh lùng, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Phạm Thế Ngũ (1974), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Tập II,
III, Nxb Quốc học Tòng thư.
33. Vương Trí Nhàn (2001), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
34. Vương Trí Nhàn (2001), Nghiệp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 35. Nguyễn Đăng Mạnh (2009), “Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan
Khôi”, NCVH,(10), tr41- tr52
36. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Phan Quang (2000), “Cảm nhận về báo chí Việt Nam thế kỷ XX”, Báo
Nhân dân, số ra ngày 08, 09- 9.
38. Lê Minh Quốc (2007), “Nghĩ về Phan Khôi”, Tạp chí Xưa nay, (292), tr19
39. Thế Thanh (1998), “Đạm Phương- người rung tiếng chuông đòi quyền sống của phụ nữ từ hồi đầu thế kỷ”, Báo Đại đoàn kết,số Xuân.
40. Chương Thâu (st,bs) (2001), Phan Bội Châu toàn tập, tập 5, Nxb Thuận Hóa và trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế.
41. Bích Thu (2000), Văn học và Báo chí – Từ một góc nhìn, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Nguyễn Ngọc Thiện (cb) (1997), Tuyển tập phê bình nghiên cứu Văn học Việt Nam 1900- 1945, Nxb Văn học, Hà Nội.
43. Nguyễn Ngọc Thiện, Lữ Huy Nguyên (st) (1998), Tao Đàn 1939, Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Bùi Đức Tịnh (2002), Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
45. Huỳnh Văn Tòng (1994), Lịch sử báo chí Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1930, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Phạm Yến (1996), “Cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong văn hóa xưa và nay”, TVVHNT, (12), tr 25.
48. Nguyễn Khắc Xương (st,bs,gt) (2002), Tản Đà toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
Internet:
49. Lại Nguyên Ân, Phan Khôi và Đạm Phương nữ sử, qua một bức thư và một bài báo (Tham luận tại hội thảo về Đạm Phương Nữ Sử, Huế),
http://trannhuong.com/tin-tuc-8951/phan-khoi-va-dam-phuong-nu-suqua- mot-buc-thu-va-mot-bai-bao.vhtm, 19/6/ 2011
50. Đặng Thị Vân Chi,Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX,
http://chuyencuachi.blogspot.com/2010/01/van-e-nu-quyen-o-viet-nam- au-ky-xx.html, 13/1/2010
51. Đặng Thị Vân Chi, Gia huấn; Nữ huấn và giáo dục phụ nữ thời phong kiến qua một số tác phẩm giáo dục gia đình của Đặng Xuân Bảng,