7. Các chữ viết tắt
2.1.3. Phụ nữ trong môi trường xã hội
2.1.3.1. Phụ nữ với giáo dục
Giáo dục phụ nữ là một mục tiêu của phong trào nữ quyền tư sản
luận sôi nổi. Đa số ý kiến đều khẳng định tầm quan trọng của nữ học. Việc đi học không thể chỉ là đặc quyền của riêng nam giới và lời nguyền “nữ nhi nan hóa” cần được xóa bỏ.
Qua các bài báo37, Phan Khôi cũng đã làm rõ luận điểm: mọi sự bất bình đẳng giới trong xã hội đều xuất phát từ quyền được đi học hay không - tức quyền có tri thức - của người phụ nữ. Ông lật tẩy thủ đoạn tinh vi của xã hội Nho giáo nam quyền: “Đại để ở dưới cái chế độ xã hội này, hễ là dân và đàn bà thì phải chịu khổ. Dân bị kẻ cầm quyền áp chế, đàn bà bị đàn ông áp chế. Kẻ cầm quyền làm cho dân ngu đi, đặng để đè ép, cũng như đàn ông làm cho đàn bà ngu đi đặng dễ sai khiến” [PNTV, s3,16/5/1929]. Cũng do đó mà tồn tại một thực trạng bao đời nay là: “cách giáo nữ của người mình dễ dàng lắm, sơ sài lắm, chỉ dạy phải chìu họ mạc, làm đầy tớ cho chồng. Ngoài ra, tri thức của một con người nên mở mang đến đâu, nhân cách của một con người ở đời phải thế nào, thì không hề dạy đến”38
. Từ những lập luận rất sắc bén như vâ ̣y, ông đòi hỏi quyền lợi cho phụ nữ: “Sự học để nuôi trí khôn, nó cần cho người ta cũng như là sự ăn để nuôi xác thịt. Đàn ông biết nuôi trí khôn mình, mà không cho đàn bà cũng nuôi trí khôn, thì khác nào như cấm họ ăn để nuôi xác thịt? Như vậy có thể nào được đâu” [PNTV, s1, 2/5/1929]. Và mục đích của sự giáo dục phụ nữ cũng cần phải nhận thức lại với phạm vi bao quát “học để làm người”, chứ không phải “học chỉ để làm lương thê hiền mẫu”. Nói cách khác, Phan Khôi đã mở rộng nữ học từ đức dục sang cả trí dục.
37 “Cái vấn đề nữ lưu giáo dục” [PVTV, s7, 13/6/1929]; “Tư cách phụ nữ xưa nay khác nhau: Làm vợ làm mẹ với làm người” [PNTĐ, s2, 24/9/1933]; “Phụ nữ Hà Nội với sự xướng lập: Nữ lưu học hội ở Sài Gòn” [PNTĐ, s10, 19/11/1933]; “Sách giáo khoa cho nữ sinh”[PNTĐ, s21, 4/2/1934] 38 “Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta”, đã dẫn.
Đi vào việc giáo dục như thế nào, Phan Khôi quan tâm đến những khía cạnh cụ thể như: Lập các hội nữ học [PNTĐ, s10, 19/11/1933]; cho nam nữ sinh học chung; hay nếu vẫn phải học riêng, thì nên có sách riêng:
Về các môn khoa học, như toán, vật lý, lịch sử v.v… đành không có sách riêng được. Bởi đã muốn cho gái và trai đồng có một cái tri thức ngang
nhau thì phải học một thứ sách như nhau. Tưởng nên làm thêm sách “Nữ
tử quốc văn giáo khoa” để dạy trong các trường nữ học. Trong cách sách ấy phải lấy con gái làm chủ vị. Phải cho cái nhân cách của con gái hiển
hiện ra ở trong cách sách ấy. Rồi thì “Luân lý giáo khoa thư” nữa, cho con
gái, cũng phải có sách riêng.
Sâu sát hơn, một số biện pháp cần kíp cho vấn đề nữ học cũng được ông đề xuất như:
1. Các ông đại biểu vận động sao cho chánh phủ lập trường con gái khắp nơi, cho có đủ thầy giáo tài năng và nhứt là chương trình giáo huấn cho có chủ nghĩa chánh đáng.
2. Các nhà trí thức thì lập nên những trường tiểu học, trung học và cao đẳng, dạy bằng chữ quốc ngữ cả; từ lớp trung học thì dạy chữ Pháp theo cách dạy tiếng ngoại ngữ.
3. Các bà từ thiện và có hằng sản lập ra những lớp học cho người lớn, để cho đàn bà ta có chồng con rồi cũng có thể nhân vài giờ mỗi ngày đến đó mà học tập.
4. Nhà nhiệt thành về sự công ích hợp một hội đồng làm sách nữ tử giáo khoa thơ, lựa toàn người hay; sách làm phát cho không, hay là bán thật rẻ.
[PNTĐ, s21, 4/2/1934]
Một khía cạnh rất đáng kể là trong khi hô hào phụ nữ hãy xóa bỏ tự ti, thoát khỏi góc bếp tối tăm, chủ động đến với học vấn, Phan Khôi chú trọng vào việc xây dựng nền văn học nữ lưu39
: khẳng định trách nhiệm, đánh giá
39
“Về văn học của phụ nữ Việt Nam “[PNTV, s1, 2/5/1929]; “Văn học với nữ tánh”[PNTV, s2, 9/5/1929]; “Văn học của phụ nữ nước Tàu về thời kỳ toàn thạnh” [PNTV, s3, 16/5/1929]; “Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh” [PNTV, s6, 6/6/1929]; “Số các nhà nữ tác giả bên Tàu trong khoảng ba trăm năm nay” [PNTV, s160, 21/7/1932].
cao khả năng, tiềm năng của phụ nữ với văn học: “Theo trình độ tiến hóa của loài người ngày nay, thì về phe phụ nữ ta cũng phải có một nền văn học”.
Trước hết, Phan Khôi luận giải về mối quan hệ giữa người phụ nữ và văn học trên hai điểm chính: Thứ nhất, phụ nữ là biểu tượng cho cái đẹp còn văn học cũng như các loại hình nghệ thuật nói chung luôn có thiên hướng mỹ cảm; thứ hai, đặc trưng của nữ giới là yếu mềm, nhạy cảm, nội tâm - gần với thuộc tính của văn học nên người phụ nữ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thế giới văn chương hơn đàn ông.
Dựa trên những suy luận này, tác giả nhấn mạnh vai trò người phụ nữ trong văn học, khẳng định vị thế của họ trong sáng tác văn chương và dự cảm và tin tưởng rằng văn học nữ sẽ tạo dựng nên một thời đại riêng, vững chãi, dày dặn, có giá trị. Phụ nữ sẽ trở thành chủ thể trung tâm chứ không chỉ là đối tượng trung tâm của sáng tác văn học. Những quan điểm trên đã tạo nên cuộc tranh luận với Thế Phụng, một ngòi bút của báo Công Luận (sẽ đề cập ở phần sau).
Bên cạnh văn chương, Phan Khôi còn đề xuất: “Đàn bà nên học thuốc”. Trước thực tế “nước ta chưa có một người đàn bà nào làm thầy thuốc hết”, ông quả quyết: “chức quan thầy thuốc, giá được phần nhiều đàn bà làm, sẽ xứng đáng hơn, tốt hơn phần nhiều đàn ông làm » [PNTĐ; s9; 12/11/1933]. Trên cơ sở quan trọng nhất là: “về thông minh tài lực thì người ta đã nghiệm thấy rồi: sự đó, hai bên nam nữ cân nhau, không thành ra vấn đề », ông lí giải sự phù hợp hơn ấy trên mấy điểm chính: tính cách đàn bà thường trầm tĩnh, nhẫn nại, nhất là hay chịu khó, đối lập với thô bạo, nóng nảy, chóng chán của đàn ông ; Đàn bà làm thầy thuốc sẽ tiện chữa bệnh cho đàn bà và trẻ con do quen thuộc với sinh lý, tâm lý phái âm và cũng gần với trẻ con hơn đàn ông ; và nếu về khoa hộ sinh, với « cái bàn tay búp măng múp míp, đã nhỏ mà lại mềm » thì đàn bà săn sóc cho nhau lại càng tiện. Từ
những lí do đó, Phan Khôi khuyến khích phụ nữ tự tin vào năng lực của giới mình và rèn luyện sức khỏe tốt để học trường Thuốc.
Có thể thấy, vấn đề phụ nữ với giáo dục được Phan Khôi bàn luận khá chỉnh chu, chi tiết. Nhận thức và định hướng của ông mang tính canh tân, tích cực, so với những trí thức như Nguyễn Bá Học, Phạm Quỳnh tuy ủng hộ nữ học, nhưng lại muốn bảo lưu những giá trị đạo đức phong kiến vẫn còn hợp lí. “Cái lõi” vẫn là giáo dục phụ nữ trong vị thế phụ thuộc vào nam giới với mục đích cuối cùng là để họ làm tốt hơn bổn phận trong gia đình: thờ chồng, dạy con. Phan Khôi, đứng trên tư tưởng nhân quyền định hướng mục đích giáo nữ hoàn toàn tương đồng với nam giới: Học để phát triển nhân cách và có mặt trong xã hội, đóng vai trò của mình trong xã hội. Do đó, ông đề cập đến nền tân học đúng nghĩa cho người phụ nữ với một chương trình giáo dục toàn diện. Ngoài ra, tập trung phát triển những lĩnh vực mà phụ nữ có tiềm năng hơn đàn ông như: Văn học, y học.
2.1.3.2. Phụ nữ vớ i chức nghiệp
Đương thời, nhiều bài báo đặt vấn đề nghề nghiệp cho phụ nữ40 . Các bài báo về vấn đề phụ nữ chức nghiệp dễ gây nhận thức sai lệch rằng phụ nữ mất bình đẳng chính là vì không có việc làm, hoặc những người phụ nữ tiêu phí thời gian vào những việc vô bổ cũng không có việc làm. Chức nghiệp được coi như cách giải phóng tốt nhất cho phụ nữ và sẽ giải quyết được tình trạng bất bình đẳng về giới. Cho rằng những ý kiến này không phản ánh đúng thực tế tình hình phụ nữ Việt Nam, Phan Khôi đã chỉ ra “có nhiều người chú ý đến vấn đề chức nghiệp của phụ nữ, nghĩa là bàn tính cách dạy dỗ làm sao cho đàn bà có công việc làm để mà tự lập lấy thân” xuất phát từ thực trạng một bộ phận phụ nữ ở thành phố vô nghiệp, “ăn không ngồi rồi”,
40
“Chị em ta nên học những nghề nghiệp để mưu tự lập lấy thân” [PNTV, 4/7/1929]; “Nghĩa vụ của chị em là phải lo cho có nghề nghiệp” [PNTV, 20/3/1930]; “Chị em ta đừng ăn bám chồng con nữa” [PNTV, 7/8/1930]; “Cái hại ăn rưng ngồi rồi của chị em ta” [PNTV, 5/11/1931]
và một bộ phận phụ nữ ở quê - “hạng chăm làm ăn hơn hết” lại bị “tư bổn và cơ khí cướp hết những việc quen làm”. Phan Khôi muốn “nói cho rõ ra rằng đàn bà ta không phải là không có nghề làm ăn đâu, mà xưa nay trong trường sanh hoạt của xã hội ta, họ vẫn gánh một phần việc lớn lao chẳng kém gì đàn ông vậy”41
. Ông khẳng định, ở một dân tộc “chuyên về nghề nông”, phụ nữ nghèo tham gia lao động cật lực để nuôi sống gia đình và bản thân. Đó chính là chức nghiệp của họ (như đã đề cập ở phần trên).
Như vậy, Phan Khôi ủng hộ quan niệm phụ nữ cần có nghề nghiệp để tự lập, giành bình quyền với nam giới, tham gia sản xuất của cải cho xã hội, nhưng lưu ý vấn đề chức nghiệp chỉ hướng tới giải phóng tầng lớp phụ nữ tiểu tư sản khỏi vòng gia đình. Ý kiến này của Phan Khôi nhận được sự ủng hộ của Phan Văn Hùm: « Cần phải giải phóng những phụ nữ nghèo, những phụ nữ đang phải bán công nuôi miệng một cách cực khổ… Hạng này là hạng chiếm đại đa số trong xã hội mà chức nghiệp không làm sao giải phóng cho họ được » [« Phụ nữ chức nghiệp », PNTV, 6/9/1934].
2.1.3.3. Phụ nữ với quốc sự
Tuy nhận thấy sự bất bình đẳng về mặt chính trị là một bất công tồn tại lâu đời trong xã hội ta: “Đàn bà dầu có tài trí khôn ngoan mà muốn lo đến việc nước nữa cũng chẳng ai cho lo, muốn dự đến quốc sự cũng chẳng ai cho dự” như nhiều tác giả đương thời42 nhưng Phan Khôi lại trực tiếp nêu ra quan điểm: “Đàn bà Việt Nam ta bây giờ không nên làm quốc sự, nói cho rõ hơn, là không nên làm quốc sự có ý nghĩa về chánh trị, thứ nhứt là cái chánh trị ở trong tình cảnh ta ngày nay”43. Hai lí do được chỉ ra: Thứ nhất: Sự bất
41“Ý kiến của chúng tôi đối với thời sự” [PNTV, s6; 6/6/1929]. 42
“Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta” (PNTV 1929) 43
Phan Khôi đã đề cập đến vấn đề này liên tục trong ba số báo của PNTV: “Đàn bà cũng nên làm quốc sự” [s2, 9/5/1929]; “Cái chức vụ của phụ nữ trong các kỳ tuyển cử” [s4, 23/5/1929]; “Đàn bà với quốc sự” [s5, 30/5/1929].
bình đẳng về giáo dục và huấn luyện về mặt chính trị của nam nữ; thứ hai: việc làm quốc sự “không hạp với địa vị hiện tại của người đàn bà ở nước ta chút nào”. Phan Khôi cho rằng, khi không có quyền ứng cử và tuyển cử, thì “chức vụ” họ cần thực thi là khuyên nhủ người đàn ông “đi vào con đường thẳng”, tránh tiêu cực. Không nhất thiết phải xông pha nơi hàng ngũ, mà gián tiếp trong “buồng the trướng gấm”: “chị em ta ở trong gia đình mà biết lo cái thiên chức của mình để khích động nhơn tài như vậy, thì chẳng làm quốc sự, mà kỳ thiệt là làm quốc sự có ý nghĩa sâu xa và cao thượng lắm” [PNTV, s5, 30/5/1929].
Từ việc nhận thức: trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa và thực tế của xã hội Việt Nam đương thời, cuộc vận động nữ quyền với những yêu cầu về chính trị là ảo tưởng, Phan Khôi không quyết liệt trên phương diện phụ nữ với quốc sự. Điều này không có nghĩa là ông không ủng hộ quyền lợi chính trị của phụ nữ Viê ̣t Nam44
và không nhìn thấy khả năng của họ45. Vì vâ ̣y, vào năm 1932, tổng kết cuộc trưng cầu ý kiến trên PNTV46, Phan Khôi
44
Trong một số bài giới thiệu về phong trào phụ nữ trên thế giới “Đàn bà mới của một nước mới Thổ Nhĩ Kỳ”[PNTV, s51(8/5/1930), s52 (15.5.1930)]; “Cuộc phụ nữ vận động ở nước Triều Tiên” [PNTV, s138 (6/6/1932); s144 (16/6/1932)], “Câu chuyện thú trong nghị viện có đàn bà” [PNTV, s161, 28/7/1932], Phan Khôi đã gián tiếp bộc lộ sự ủng hộ quyền lợi chính trị của phụ nữ và cổ xúy tinh thần đấu tranh của nữ giới, chẳng hạn: “Cũng như ở xứ Việt Nam ta, đã mười mấy thế kỷ, phụ nữ Triều Tiên ở dưới quyền áp chế, mà một mai họ đứng lên, vùng dậy, đi ra, bước lên võ đài chính trị và xã hội như thế, thật là đã tấn bộ hơn nữ giới ta nhiều lắm” [PNTV, S144, 16/6/1932].
45 “Một ngày kia đàn bà họ được quyền tham chánh, rồi họ lấy số đông họ đè lên đàn ông như hiện trạng ở các nước bên Âu - Mỹ đó, chừng đó rồi có sức mà bắt lỗi họ!” [Trung lập, s6724, 9/5/1932].
46Ngay trên số đấu tiên của PNTV, Phan Khôi đã mở ra cuộc trưng cầu ý kiến các danh nhân trong nước đối với vấn đề phụ nữ, và nhận được sự tham gia, hưởng ứng của hầu hết những người có tên tuổi trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Qua đó, có thể hình dung quan điểm và nhận thức của các nhóm trí thức thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau đối với vấn đề phụ nữ trong xã hội hiện đại.
đã khẳng định: “Tình thế phụ nữ ở trong nước ta ngày nay quyết không phải như hồi trước, lấy khuê môn làm cửa ngục cho đàn bà mà ghánh vác non sông không phải là phần việc của con gái”.
2.1.3.4. Một số vấn đề văn hóa xã hội
Phụ nữ với việc diễn thuyết
Từ việc khẳng định khả năng tri thức của phụ nữ đương thời, Phan
Khôi khuyến khích hoạt động diễn thuyết trong nữ giới. Trong bài viết “Đàn bà con gái có nên ra giữa đám đô hội mà diễn thuyết chăng ?” [ĐPTB, s735, 23/6/1928], ông đã thể hiện quan điểm về việc này:
Hiện mấy năm nay con gái nước ta mà nhứt là ở Nam Kỳ, đã có nhiều người có học thức chẳng kém gì trai. Nếu đã có học thức mà lại có ý kiến gì hay, thì tức cũng có quyền đến giữa công chúng mà phô bày ý kiến của mình như trai vậy.
Phan Khôi nhấn mạnh: “nếu đã có quyền thì tất cũng phải có phận sự như đàn ông con trai”, phụ nữ nên tự viết bài diễn thuyết và bộc lộ quan điểm cá nhân, chứ không phải “cậy người đàn ông viết giùm”, và tốt hơn hết là diến thuyết về chính vấn đề của nữ giới… Hay trong bài Nữ diễn giả trong Nam [PNTĐ, s7, 29/10/1933], ông nhắn nhủ những chị em chưa tự tin vào mình thì nên tích cực đến dự thính các cuộc diễn thuyết của người khác, “để trong đám nữ lưu, ngày càng có những tay diễn giả xuất sắc”.
Phụ nữ với thể thao
Trong bài Phụ nữ thể thao [PNTĐ, s15, 24/12/1933], qua việc phản đối ý kiến của bạn đọc cho rằng «việc ham mê thể thao là một phong thượng kỳ quặc của Tây, Tây quá, không thích hợp với phụ nữ Việt Nam ta; phụ nữ ta dù cho đến bao lâu nữa cũng không có thể có được cái tập tục mê thể thao đến như thế », Phan Khôi đã ủng hộ hoạt động thể thao cho giới nữ:
Người ta, bất kỳ nam nữ, phải nhờ có vận động thì con người mới nở nang, chặt chịa, và mới vui vẻ mà sống…Phụ nữ ta hiện giờ còn lãnh đạm với thể